Tác giả: Matthew Robertson, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn
12/4/ 2015
Hoa hậu Thế giới Canada tổ chức một cuộc họp báo tại khách sạn sân bay Regal ở Hồng Kông vào ngày 27 tháng 11 (Pan Choi Shu / Epoch Times)
Anastasia Lin, nữ diễn viên 25 tuổi người Canada, đương kim Hoa hậu thế giới Canada, đã trở thành một trong những tiêu điểm của báo chí từ tuần trước sau khi cô không được gửi thư mời, rồi sau đó là bị từ chối cấp visa nhập cảnh để vào Trung Quốc tham dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới được tổ chức tại thành phố Tam Á, thuộc đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Anastasia Lin là người từng đóng vai chính trong một số bộ phim kể về các hành vi ngược đãi nhân quyền tại Trung Quốc, là người đã vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc với Quốc hội Mỹ, và chính cô cũng là một người thực hành Pháp Luân Công, một môn thực hành thiền định và dạy các nguyên lý đạo đức đã và đang bị đàn áp dã man tại Trung Quốc kể từ năm 1999.
Cuộc đối đầu giữa một bên là cô Hoa hậu muốn nói lên công lý và một bên là Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn che đậy sư thật (được một phóng viên gọi nó là “Sắc đẹp đấu với Đảng”) đã thu hút sự chú ý của dư luận thế giới. Ngoài sức hút hiển nhiên của câu chuyện vừa đáng lo ngại, vừa hài hước, và vừa lố bịch – một hoa hậu bị ngăn cản tham gia cuộc thi sắc đẹp bởi một chính quyền không thích các hoạt động của cô – còn có một thông điệp ẩn sâu hơn được che giấu trong vẻ ngoài của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) và vị trí của nó trên thế giới.
Thông điệp đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn vui lòng tham gia vào các thể chế của thế giới, miễn là những thể chế đó chịu gò mình cho phù hợp với các mong muốn chính trị của Đảng này. Đó là một yêu cầu thẳng thắn và ở phạm vi rộng nó phản ánh yêu cầu mà Đảng này ép buộc lên chính nhân dân Trung Quốc. Ví dụ, một nhà hoạt động xã hội can đảm tên là Quách Phi Hùng,người bị kết án sáu năm tù, có thể đã không bao giờ bị nhốt trong một phòng giam ẩm ướt, không có một giây phút nào được ra khỏi phòng giam để dạo bộ trong 800 ngày, nếu ông chỉ đơn giản là chịu làm theo những gì Đảng mong muốn từ ông.
Quảng cáo
Đó là sự trừng phạt với những người sinh sống tại Trung Quốc. Còn những trừng phạt lên các diễn viên quốc tế được thực hiện theo các hình thức khác, phần lớn là về mặt kinh tế, nhưng nguyên tắc là giống nhau. Trong thế giới lý tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự trừng phạt có thể thậm chí còn không cần thiết: tất cả chỉ cần thuận theo những yêu cầu của Đảng này, không thách thức hay nghi vấn, chỉ được ủng hộ trung thành; điều này hơi giống với sự tồn tại của tám đảng chính trị thứ yếu ở Trung Quốc, chúng tạo nên “Hệ thống Tư vấn Chính trị và Hợp tác Đa Đảng” của Trung Quốc (bản chất đều nằm dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Ý tưởng về thế giới lý tưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc kể trên được thể hiện một cách sâu sắc và rất chi tiết trong những cuốn sách và bài diễn văn của Christopher Ford (là một trong số nhiều người khác). Trong đó có một đoạn trích thể hiện mong muốn kiểm soát thông tin của Đảng như sau:
“Do vậy, trọng tâm chính trong chính sách của CHNDTH là tối đa hóa quyền lực tới mức đạt được sự tối đa hóa vị thế, và do vậy cũng củng cố vai trò dẫn đắt toàn cầu cho Trung Quốc ở trung tâm của tất cả các vấn đề con người. Các quan chức Trung Quốc thể hiện rất rõ quan điểm này. Có ý kiến cho rằng: “Các quốc gia sở hữu các giá trị văn hóa có sức ảnh hưởng lớn… sẽ xuất khẩu các giá trị đó tới khắp thế giới, còn các quốc gia ít có sức hút về văn hóa sẽ phải chấp nhận”.
Và khi quyền lực Trung Quốc lớn lên, Bắc Kinh được cho là sẽ nói chuyện với uy quyền lớn hơn hẳn quá khứ trên trường quốc tế, và sẽ sử dụng quyền lực đó để định hình “thế giới hòa thuận” mà họ ao ước. Các quan chức Trung Quốc đã coi nó như mục tiêu để “kiểm soát các cuộc đàm luận” trên vũ đài quốc tế bằng việc thúc ép “thiết lập chương trình nghị sự và thông điệp” của riêng họ trong các vấn đề toàn cầu. Việc giành được “sự kiểm soát trong các cuộc đàm luận, chương trình nghị sự” trước toàn bộ cộng đồng loài người được CHNDTH xem là một phần của sự “trở lại” vị thế vĩ đại mà họ mong chờ từ lâu.”
Trong một bài viết khác, Ford nhắc lại trải nghiệm khi tham gia một diễn đàn với những nhà tư tưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA):
“Thay vì giải quyết hoặc quản lý các tranh luận trong một thế giới đa nguyên, các thành viên PLA dường như coi việc ngăn chặn các xung đột quốc tế và đảm bảo “lòng tin cậy” trong tương lai bằng như trước tiên ngăn chặn không cho các tranh luận như vậy được hình thành hoặc được lên tiếng, cụ thể là PLA sẽ giành lấy sự công nhận và tán thành của những nước khác trước các tuyên bố và những lời tự thuật của Trung Quốc với thế giới. Với quan niệm trật tự có bản chất nhất nguyên như trên – tức chỉ chấp nhận quan điểm một phía, việc xác định và quản lý những điểm khác nhau giữa các nhóm tranh luận đã hạ thấp tầm quan trọng của việc xây dựng một trật tự có tính đạo đức giữa các quốc gia chiến lược, kết quả của điều này là cuối cùng sẽ không có bất kỳ một tranh đấu, tranh luận nào giữa các bên. (Các bên tham gia diễn đàn này không phải chịu sự đồng nhất về tư tưởng, nhưng họ phải “hòa thuận” qua việc phù hợp với vị thế mỗi bên trong một hệ thống trật tự đạo đức có thứ bậc, đơn nhất; đối với Trung Quốc chấp nhận “sự hòa thuận” kiểu như vậy là điều kiện tiên quyết cho “sự tin cậy” và sự chấp nhận đó trên thực tế có thể tạo ra lối hành xử hòa bình và có thứ tự.)”
Tuy vậy có một ý kiến sau cùng cần được thêm vào cho lý lẽ trên – giải thích tại sao Trung Quốc lại cho rằng cách tiếp cận ấy là hoàn toàn cần thiết, bất chấp cái giá phải trả cho các hoạt động quan hệ công chúng.
Đơn giản, hãy đánh giá tình huống khi nó đi theo chiều hướng khác: Các nhà làm phim ởHollywood được phép tự do làm các bộ phim về bất kỳ khía cạnh nào của xã hội Trung Quốc thời hiện đại nếu họ muốn; các nhà báo nước ngoài (và các nhà báo Trung Quốc) có thể viết bài về Trung Quốc mà không gặp phải trở ngại hay kiểm duyệt; còn Anastasia Lin thì được tự do tham gia vào cuộc thi Hoa hậu thế giới ở Tam Á và nói lên những suy nghĩ của mình.
Khi mỗi trường hợp kể trên được xảy ra, những điều dối trá của Đảng Cộng sản sẽ bị bóc trần: rằng xét cho cùng Trung Quốc không phải là Thiên đường của nhân dân; rằng chính quyền Trung Quốc vốn sử dụng, định hướng, và kiểm soát quá nhiều nguồn lực xã hội, phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, chứ không chỉ chút ít như bây giờ trước những hậu quả từ những vấn đề mà họ đã gây ra; rằng Pháp Luân Công không phải là mối đe dọa xã hội như Đảng Cộng sản khẳng định, và rằng cuộc đàn áp là sai trái. Về cơ bản, tranh luận và thông tin tự do – nói đơn giản là “sự thật”– có thể phơi bày và phá hủy cơ sở của những tuyên bố về sự chính thống của Đảng này.
Những rắc rối xảy ra như trường hợp của Hoa hậu thế giới Canada có được sự chú ý bởi vì chúng chính là những trục trặc trong hệ thống “thế giới lý tưởng – thế giới kiểm duyệt” khác thường mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nghĩ ra. Nếu Anastasia Lin, người đại diện cho Canada tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm nay với động cơ là để phơi bày nạn bạo lực gia đình, chứ không phải là lên tiếng về cuộc đàn áp tại Trung Quốc, chúng ta có lẽ sẽ không được nhắc lại về loại hệ thống mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nghĩ ra và bao giờ cũng cố gắng áp dụng cho tất cả phần còn lại của thế giới. Khi những rắc rối xảy ra với chính Trung Quốc, hãy cảm ơn những trục trặc đó.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
No comments:
Post a Comment