12/5/2015
(NLĐO)- Sáng 5-12, tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam với sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giám đốc quốc gia WB đặt câu hỏi: Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra cho chương trình phát triển 5 năm tới khi các nguồn vốn ưu đãi thu hẹp dần.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự diễn đàn.
Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2015 với chủ đề "Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững" khai mạc sáng nay 5-12 tại Hà Nội, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới(WB) tại Việt Nam đã nêu câu hỏi: Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới.
Giám đốc WB Việt Nam phân tích hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỉ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
(NLĐO)- Sáng 5-12, tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam với sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giám đốc quốc gia WB đặt câu hỏi: Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra cho chương trình phát triển 5 năm tới khi các nguồn vốn ưu đãi thu hẹp dần.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự diễn đàn.
Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2015 với chủ đề "Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững" khai mạc sáng nay 5-12 tại Hà Nội, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới(WB) tại Việt Nam đã nêu câu hỏi: Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới.
Giám đốc WB Việt Nam phân tích hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỉ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
Bà Victoria Kwakwa tai cuộc họp báo công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của WB trước thềm VDPF ngày 2-12
Theo bà Kwakwa, tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Ngoài ra, nguồn vốn ODA cũng phải được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn tư nhân.
No comments:
Post a Comment