12/3/2015
Khác với Thánh kinh của người Do Thái và Phúc âm của người Kitô giáo, được coi là do người viết lại theo sự gợi ý của Chúa, kinh Coran được mọi người Hồi giáo coi là Lời nói độc nhất về Luật của Chúa ban cho mọi người, được thiên thần Gabriel đọc lại bằng tiếng Ả Rập cho đấng tiên chi Mahomet để tất cả loài người trên trái đất phải tuân theo cho đến khi tận thế. Vì kinh Corran là lời nói độc nhất của Chúa bằng tiếng Ả Rập, nên kinh chỉ được đọc bằng tiếng Ả Rập và những bản dịch ra những tiếng khác đều không bao giờ được đọc một cách chính thức.
Sự coi kinh Coran là sáng tác độc nhất bằng tiếng Ả Rập của đức Chúa Trời, đã có đời đời ở trên trời trước khi được truyền xuống trái đất, đưa tới ba hệ quả về thần học đối với người Hồi giáo:
1° Hệ quả thứ nhất : Người Hồi giáo không được giải nghĩa kinh Coran theo nghĩa bóng hay tùy theo trường hợp, mà chỉ được bình chú theo nghĩa đen để hiểu ý Chúa muốn nói gì cho đời đời.
2° Hệ quả thứ hai : Người Hồi giáo cố ý nhắm mắt không nhìn thấy là tiếng Ả Rập trong kinh Coran chịu ảnh hưởng văn chương của rất nhiều từ ngữ tiếng những dân tộc khác như Ba tư, Do thái, , Syria, Êtiopi, Latinh, Hi Lạp. Vì một khi đã cho tiếng Ả Rập trong kinh Coran là tiếng thuần túy của Chúa đã có từ đời đời, thì khó có thể chấp nhận được một sự thật hiển nhiên là kinh Coran ra đời sau những kinh khác, sau những áng văn chương của những dân tộc khác, tất nhiên là phải chịu ảnh hưởng văn hóa của những dân tộc này.
3° Hệ quả thứ ba : Hồi giáo không thể giảng nghĩa được , nếu đã coi kinh Coran là lời nói của Chúa, thì vì sao cũng cùng trong kinh Coran lại có những lỗi lầm, những lời nói trái ngược nhau, ngay trong những câu sát cạnh nhau : chẳng hạn như Câu (Sourate 4, 78) “Tất cả đều đến từ Chúa”, thì ngay sau câu đó có Câu ” Điều tốt đến với mi từ Chúa, điều xấu đến với mi từ ở chính mi “. Hệ quả này rất trầm trọng vì không thể giải thích được tại sao những lời nói của Trời, không do người đặt ra, mà lại tiền hậu bất nhất như vậy.
Sau vụ thảm sát ngày 13-11-2015 tại Paris, phóng viên nhật báo Le Figaro (1), bà Marie-Laetitia Bonavita có hỏi ông Rémi Brague, một viện sĩ hàn lâm viện Pháp, chuyên về triết học Hi Lạp và triết học Trung cổ Ả Rập và Do thái, giải thích làm sao sự những người thánh chiến Hồi giáo (les djihadistes) lại nhân danh Chúa gây ra nhũng cuôc khủng bố đẫm máu tại Paris tháng Giêng và tháng 11 vừa rồi. Tôi xin trích dịch dưới đây những phần chính của cuộc phỏng vấn này:
Le Figaro: Những người Djihađit, nhân danh Allah, làm những cuộc khủng bố tháng Giêng và ngày 13-11 vừa rồi, có liên quan gì đến Hồi giáo không?
Rémi Brague. – Tôi không có quyền nghi ngờ sự thành thật của những người này về Hồi giáo của họ tuy họ chỉ là một thiểu số. Và tôi cũng không có những thống kê chính xác để biết thiểu số đó là bao nhiêu. Những người Djihađit này đều nhắc lại là đấng tiên chi Mahomet đã cho họ một ‘ thí dụ rất đẹp ” (Coran XXXIII, 21) khi ra lệnh ám sát tất cả những thù địch của mình, khi tra tấn người thủ quỹ của một bộ lạc đã bị thua để người này phải phun ra nơi đã giấu tiền v.v… Những người này cũng kể lại là trong tiểu sử của đấng Tiên chi có đoạn đề cao trường hợp Umayr Ben al-Humam, một dũng sĩ trẻ tuổi đã tự lao mình chết trong đám quân địch đông hơn để được lên thẳng thiên đàng . Những djihadit ngày nay mang vòng đai thuốc nổ cũng chỉ bắt chước vị liệt sĩ này.
Le Figaro: Làm sao giảng nghĩa được là đạo Hồi có vẻ chỉ chú trọng về hình thức (trang phục, đồ ăn…) và rất khó chịu khi phải tuân theo luật của chế độ cộng hòa ?
Rémi Brague. – Trong đạo Hồi, những điều lệ của cuộc sống hàng ngày đều có tính cách bắt buộc đối với tất cả mọi người. Những điều lệ, luật lệ này đều đã được tự Chúa đọc cho mọi người phải theo và phải hiểu theo nghĩa đen của từng chữ. Thử hỏi có một chế độ cộng hòa nào có thể được coi là có đủ kilô để chống lại luật của Chúa?
Le Figaro: Giáo hoàng nói là kinh Coran chống sự dùng võ lực. Ông có cùng một quan điểm đó không?
Rémi Brague.- Giáo hoàng đã đọc kinh Coran chưa? Đúng là trong Coran có những đoạn nói rất hòa hảo, kêu gọi mọi người bàn luận trong lễ độ v.v.. tuy những đoạn này rất giới hạn. Chẳng hạn như Tiết (Verset) nhắc lại đoạn trong kinh Talmud của người Do thái (bSanhedrin 37a) là giết một người bằng giết cả nhân loại (V, 32). Nhưng cũng ngay sau đó có chua thêm một câu là Tiết đó không áp dụng với “những kẻ gieo rắt sự tồi bại (fasàd) trên trái đất”. Vậy cái tồi bại này được hiểu theo nghĩa nào ? Và ai là người quyết định người nào sẽ bị kết cái tội tồi bại này ? Thật ra những đoạn hòa hảo chỉ có ở trong Coran thời khởi đầu, khi Mahomet giảng đạo ở La Mecque trước một cử tọa lãnh đạm hay thù địch, để lôi kéo những nhóm theo những đạo giáo khác. Trong thời kỳ thứ hai ở Médine thì Mahomet đã trở thành một thủ lãnh chính trị và quân sự. Khi đó Mahomet chỉ lo dùng võ lực để chiến thắng, hạ những kẻ thù địch, bắt họ phải đóng thuế cho mình. Vấn đề là bắt đầu từ thời kỳ đó, những đoạn hòa hảo vẫn được tụng niệm nhưng chỉ lấy lệ chứ đã bị thay bằng những đoạn khá hung bạo sau này khi ở Médine.
Le Figaro: Kinh Coran coi thế nào vai trò của đàn ông và đàn bà? Sự đó có thể thích hợp vói ý tưởng bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong xã hội Tây phương không?
Rémi Brague.- Sự bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong xã hội của chúng ta vẫn chưa được hoàn hảo trong thực tế. Nhưng nó đã bắt đầu từ trong Tân ước rồi để được tiếp tục sau này trong luật lệ của chúng ta. Kinh Coran ban cho đàn bà giá trị của một nửa người đàn ông : phải 2 người đàn bà làm nhân chứng mới bằng một người đàn ông (II, 282), và một người con gái chỉ được hưởng gia tài bằng một phần nửa gia tài của một người con trai (IV, II).
Le Figaro: Sự bắt buộc phải trùm khăn có nằm trong những giáo điều của kinh Coran không ?
Rémi Brague.- Sự bắt buộc đó nằm trong 2 Tiết Chúa đọc cho Mahomet : ” Nói với những tín nữ là phải lấy khăn che mặt che luôn cả ngực” (XXIV, 31) và “… Nói với những người vợ của mi, với những người con gái của mi và những vợ của những thiện nam là phải trùm khăn (gilbàb). Thánh Paul của Kitô giáo cũng có nói như vậy trong thư gửi cho những người thành Corinthe (1 Corinthiens, II, 5). Nhưng thánh Paul chỉ là một con người, sống ở một thời kỳ mà phụ nữ đi ra ngoài không trùm khăn là một sự đáng hổ thẹn. Đối với kinh Coran, không thể suy luận như vậy được vì một lẽ dễ hiểu, đó là luật của Trời. Trời là vĩnh hằng, quán thế, biết hết mọi chuyện, nên cũng biết tiên liệu tất cả mọi trường hợp. Nếu Trời đã phán “Mọi ngừoi đàn bà đều phải trùm khăn” , thì phải trùm khăn và phải được hiểu theo nghĩa đen chứ Chúa không nói bóng gió gì cả : khăn là một cái khăn thật, bằng vải. Người trùm khăn chỉ được quyền thắc mắc là cái khăn Trời muốn đó dài hay ngắn? Trong vắt hay dày đặc ? Phần nhiều những giải nghĩa về những câu trong kinh Coran chỉ đại loại để trả lời những câu hỏi kiểu đó.
Kết luận
Theo kinh Coran, cả ba đạo Thiên chúa : Do thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, đều cùng một ông tổ là Abraham, đều thờ cùng một Thượng đế, đều cùng một Thánh kinh, nên Coran gọi những đạo này là những đạo cùng Kinh sách (Les religions du Livre). Chỉ có cái khác là, nếu Hồi giáo coi Do thái giáo là đạo nguyên thủy, Kitô giáo là đạo tiếp tục sự mặc khải của Chúa, thì Hồi giáo tự coi mình là sự mặc khải cuối cùng, toàn vẹn của Chúa. Sau Hồi giáo không có đạo nào khác và kinh Coran là luật lệ của Chúa ban cho tất cả loài người, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo.
Tôi có thể nói, cho tới những ngày gần đây, những người tự cho là mácxít- Lêninít, chính cống cũng suy luận hệt như vậy khi nói về biện chứng lịch sử và đấu tranh giai cấp. Theo những người này, sự diễn tiến đi từ những chế độ phong kiến đến những chế độ tư sản, tư bản, trước khi đi đến thế giơi đại đồng của chế độ cộng sản, là sự tất yếu của lịch sử. Tất cà mọi học thuyết khác không chấp nhận biện chứng lịch sử đều là phản động, y hệt như những người bị coi là bất trung (infideles) hay vô tín ngưỡng (mécréants), cần phải bị tiêu diệt nếu không chịu tin kinh Coran là sự mặc khải cuối cùng và cũng là những điều luật của Chúa, được Chúa đọc cho mọi người và mọi người phải tuân theo.
© Phong Uyên (bản Việt ngữ)
© Đàn Chim Việt
—————————————-
(1) Le Figaro số ngày Thứ Bẩy 28-Chủ nhật 29-11-2015
Khác với Thánh kinh của người Do Thái và Phúc âm của người Kitô giáo, được coi là do người viết lại theo sự gợi ý của Chúa, kinh Coran được mọi người Hồi giáo coi là Lời nói độc nhất về Luật của Chúa ban cho mọi người, được thiên thần Gabriel đọc lại bằng tiếng Ả Rập cho đấng tiên chi Mahomet để tất cả loài người trên trái đất phải tuân theo cho đến khi tận thế. Vì kinh Corran là lời nói độc nhất của Chúa bằng tiếng Ả Rập, nên kinh chỉ được đọc bằng tiếng Ả Rập và những bản dịch ra những tiếng khác đều không bao giờ được đọc một cách chính thức.
Sự coi kinh Coran là sáng tác độc nhất bằng tiếng Ả Rập của đức Chúa Trời, đã có đời đời ở trên trời trước khi được truyền xuống trái đất, đưa tới ba hệ quả về thần học đối với người Hồi giáo:
1° Hệ quả thứ nhất : Người Hồi giáo không được giải nghĩa kinh Coran theo nghĩa bóng hay tùy theo trường hợp, mà chỉ được bình chú theo nghĩa đen để hiểu ý Chúa muốn nói gì cho đời đời.
2° Hệ quả thứ hai : Người Hồi giáo cố ý nhắm mắt không nhìn thấy là tiếng Ả Rập trong kinh Coran chịu ảnh hưởng văn chương của rất nhiều từ ngữ tiếng những dân tộc khác như Ba tư, Do thái, , Syria, Êtiopi, Latinh, Hi Lạp. Vì một khi đã cho tiếng Ả Rập trong kinh Coran là tiếng thuần túy của Chúa đã có từ đời đời, thì khó có thể chấp nhận được một sự thật hiển nhiên là kinh Coran ra đời sau những kinh khác, sau những áng văn chương của những dân tộc khác, tất nhiên là phải chịu ảnh hưởng văn hóa của những dân tộc này.
3° Hệ quả thứ ba : Hồi giáo không thể giảng nghĩa được , nếu đã coi kinh Coran là lời nói của Chúa, thì vì sao cũng cùng trong kinh Coran lại có những lỗi lầm, những lời nói trái ngược nhau, ngay trong những câu sát cạnh nhau : chẳng hạn như Câu (Sourate 4, 78) “Tất cả đều đến từ Chúa”, thì ngay sau câu đó có Câu ” Điều tốt đến với mi từ Chúa, điều xấu đến với mi từ ở chính mi “. Hệ quả này rất trầm trọng vì không thể giải thích được tại sao những lời nói của Trời, không do người đặt ra, mà lại tiền hậu bất nhất như vậy.
Sau vụ thảm sát ngày 13-11-2015 tại Paris, phóng viên nhật báo Le Figaro (1), bà Marie-Laetitia Bonavita có hỏi ông Rémi Brague, một viện sĩ hàn lâm viện Pháp, chuyên về triết học Hi Lạp và triết học Trung cổ Ả Rập và Do thái, giải thích làm sao sự những người thánh chiến Hồi giáo (les djihadistes) lại nhân danh Chúa gây ra nhũng cuôc khủng bố đẫm máu tại Paris tháng Giêng và tháng 11 vừa rồi. Tôi xin trích dịch dưới đây những phần chính của cuộc phỏng vấn này:
Le Figaro: Những người Djihađit, nhân danh Allah, làm những cuộc khủng bố tháng Giêng và ngày 13-11 vừa rồi, có liên quan gì đến Hồi giáo không?
Rémi Brague. – Tôi không có quyền nghi ngờ sự thành thật của những người này về Hồi giáo của họ tuy họ chỉ là một thiểu số. Và tôi cũng không có những thống kê chính xác để biết thiểu số đó là bao nhiêu. Những người Djihađit này đều nhắc lại là đấng tiên chi Mahomet đã cho họ một ‘ thí dụ rất đẹp ” (Coran XXXIII, 21) khi ra lệnh ám sát tất cả những thù địch của mình, khi tra tấn người thủ quỹ của một bộ lạc đã bị thua để người này phải phun ra nơi đã giấu tiền v.v… Những người này cũng kể lại là trong tiểu sử của đấng Tiên chi có đoạn đề cao trường hợp Umayr Ben al-Humam, một dũng sĩ trẻ tuổi đã tự lao mình chết trong đám quân địch đông hơn để được lên thẳng thiên đàng . Những djihadit ngày nay mang vòng đai thuốc nổ cũng chỉ bắt chước vị liệt sĩ này.
Le Figaro: Làm sao giảng nghĩa được là đạo Hồi có vẻ chỉ chú trọng về hình thức (trang phục, đồ ăn…) và rất khó chịu khi phải tuân theo luật của chế độ cộng hòa ?
Rémi Brague. – Trong đạo Hồi, những điều lệ của cuộc sống hàng ngày đều có tính cách bắt buộc đối với tất cả mọi người. Những điều lệ, luật lệ này đều đã được tự Chúa đọc cho mọi người phải theo và phải hiểu theo nghĩa đen của từng chữ. Thử hỏi có một chế độ cộng hòa nào có thể được coi là có đủ kilô để chống lại luật của Chúa?
Le Figaro: Giáo hoàng nói là kinh Coran chống sự dùng võ lực. Ông có cùng một quan điểm đó không?
Rémi Brague.- Giáo hoàng đã đọc kinh Coran chưa? Đúng là trong Coran có những đoạn nói rất hòa hảo, kêu gọi mọi người bàn luận trong lễ độ v.v.. tuy những đoạn này rất giới hạn. Chẳng hạn như Tiết (Verset) nhắc lại đoạn trong kinh Talmud của người Do thái (bSanhedrin 37a) là giết một người bằng giết cả nhân loại (V, 32). Nhưng cũng ngay sau đó có chua thêm một câu là Tiết đó không áp dụng với “những kẻ gieo rắt sự tồi bại (fasàd) trên trái đất”. Vậy cái tồi bại này được hiểu theo nghĩa nào ? Và ai là người quyết định người nào sẽ bị kết cái tội tồi bại này ? Thật ra những đoạn hòa hảo chỉ có ở trong Coran thời khởi đầu, khi Mahomet giảng đạo ở La Mecque trước một cử tọa lãnh đạm hay thù địch, để lôi kéo những nhóm theo những đạo giáo khác. Trong thời kỳ thứ hai ở Médine thì Mahomet đã trở thành một thủ lãnh chính trị và quân sự. Khi đó Mahomet chỉ lo dùng võ lực để chiến thắng, hạ những kẻ thù địch, bắt họ phải đóng thuế cho mình. Vấn đề là bắt đầu từ thời kỳ đó, những đoạn hòa hảo vẫn được tụng niệm nhưng chỉ lấy lệ chứ đã bị thay bằng những đoạn khá hung bạo sau này khi ở Médine.
Le Figaro: Kinh Coran coi thế nào vai trò của đàn ông và đàn bà? Sự đó có thể thích hợp vói ý tưởng bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong xã hội Tây phương không?
Rémi Brague.- Sự bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong xã hội của chúng ta vẫn chưa được hoàn hảo trong thực tế. Nhưng nó đã bắt đầu từ trong Tân ước rồi để được tiếp tục sau này trong luật lệ của chúng ta. Kinh Coran ban cho đàn bà giá trị của một nửa người đàn ông : phải 2 người đàn bà làm nhân chứng mới bằng một người đàn ông (II, 282), và một người con gái chỉ được hưởng gia tài bằng một phần nửa gia tài của một người con trai (IV, II).
Le Figaro: Sự bắt buộc phải trùm khăn có nằm trong những giáo điều của kinh Coran không ?
Rémi Brague.- Sự bắt buộc đó nằm trong 2 Tiết Chúa đọc cho Mahomet : ” Nói với những tín nữ là phải lấy khăn che mặt che luôn cả ngực” (XXIV, 31) và “… Nói với những người vợ của mi, với những người con gái của mi và những vợ của những thiện nam là phải trùm khăn (gilbàb). Thánh Paul của Kitô giáo cũng có nói như vậy trong thư gửi cho những người thành Corinthe (1 Corinthiens, II, 5). Nhưng thánh Paul chỉ là một con người, sống ở một thời kỳ mà phụ nữ đi ra ngoài không trùm khăn là một sự đáng hổ thẹn. Đối với kinh Coran, không thể suy luận như vậy được vì một lẽ dễ hiểu, đó là luật của Trời. Trời là vĩnh hằng, quán thế, biết hết mọi chuyện, nên cũng biết tiên liệu tất cả mọi trường hợp. Nếu Trời đã phán “Mọi ngừoi đàn bà đều phải trùm khăn” , thì phải trùm khăn và phải được hiểu theo nghĩa đen chứ Chúa không nói bóng gió gì cả : khăn là một cái khăn thật, bằng vải. Người trùm khăn chỉ được quyền thắc mắc là cái khăn Trời muốn đó dài hay ngắn? Trong vắt hay dày đặc ? Phần nhiều những giải nghĩa về những câu trong kinh Coran chỉ đại loại để trả lời những câu hỏi kiểu đó.
Kết luận
Theo kinh Coran, cả ba đạo Thiên chúa : Do thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, đều cùng một ông tổ là Abraham, đều thờ cùng một Thượng đế, đều cùng một Thánh kinh, nên Coran gọi những đạo này là những đạo cùng Kinh sách (Les religions du Livre). Chỉ có cái khác là, nếu Hồi giáo coi Do thái giáo là đạo nguyên thủy, Kitô giáo là đạo tiếp tục sự mặc khải của Chúa, thì Hồi giáo tự coi mình là sự mặc khải cuối cùng, toàn vẹn của Chúa. Sau Hồi giáo không có đạo nào khác và kinh Coran là luật lệ của Chúa ban cho tất cả loài người, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo.
Tôi có thể nói, cho tới những ngày gần đây, những người tự cho là mácxít- Lêninít, chính cống cũng suy luận hệt như vậy khi nói về biện chứng lịch sử và đấu tranh giai cấp. Theo những người này, sự diễn tiến đi từ những chế độ phong kiến đến những chế độ tư sản, tư bản, trước khi đi đến thế giơi đại đồng của chế độ cộng sản, là sự tất yếu của lịch sử. Tất cà mọi học thuyết khác không chấp nhận biện chứng lịch sử đều là phản động, y hệt như những người bị coi là bất trung (infideles) hay vô tín ngưỡng (mécréants), cần phải bị tiêu diệt nếu không chịu tin kinh Coran là sự mặc khải cuối cùng và cũng là những điều luật của Chúa, được Chúa đọc cho mọi người và mọi người phải tuân theo.
© Phong Uyên (bản Việt ngữ)
© Đàn Chim Việt
—————————————-
(1) Le Figaro số ngày Thứ Bẩy 28-Chủ nhật 29-11-2015
No comments:
Post a Comment