27/11/2015
Chùa Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, nơi nhà sư Thích Thanh Mão trụ trì từ năm 1999-2000 đến nay
Với lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính cửa chùa trang nghiêm, thanh tịnh, chúng tôi đi nhẹ, nói khẽ, dạo qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, tiếp xúc với các vị tu hành thời mới. Bất ngờ thay, không ít chuyện buồn ngoài sức tưởng tượng đã hiện ra. Có khi tận mắt chứng kiến, có khi nghe chính sư trụ trì tiết lộ, có khi nghe bà con kêu cầu bức xúc, có khi chính quyền cơ sở thẳng thắn kiến nghị buồn rầu.
Với lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính cửa chùa trang nghiêm, thanh tịnh, chúng tôi đi nhẹ, nói khẽ, dạo qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, tiếp xúc với các vị tu hành thời mới. Bất ngờ thay, không ít chuyện buồn ngoài sức tưởng tượng đã hiện ra. Có khi tận mắt chứng kiến, có khi nghe chính sư trụ trì tiết lộ, có khi nghe bà con kêu cầu bức xúc, có khi chính quyền cơ sở thẳng thắn kiến nghị buồn rầu.
Với tất cả sự thận trọng, khách quan, trên tinh thần xây dựng, chúng tôi xin phép được ghi lại vài câu chuyện khó có thể thuyết phục hơn kia, ngõ hầu để độc giả cùng suy ngẫm. Đó có thể chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh thôi, đó có thể chỉ là sự thật nào đó nằm ngoài mong muốn tốt đẹp của tất cả chúng ta thôi. Song, không vì thế mà “sự thật nào đó kia” nó không làm chúng ta mất ngủ vì xót xa.
Chuyện bắt đầu bằng việc chúng tôi đi mua cây cảnh ở xã Thượng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cuộc gặp gỡ với nhóm nông dân cày sâu cuốc bẫm làm chúng tôi hơi giật mình. Họ bảo, họ tục tằn thô lỗ một tí, nhưng bao năm đi đây đó bán cây cảnh cho cả nước, họ chưa gặp ở đâu có vị sư ăn thịt chó, uống rượu, rồi làm tất cả mọi việc như họ (những việc đó chúng tôi không tiện kể cụ thể ra đây).
Sư ra quán ăn thịt, uống rượu
Đám thanh niên thề thốt kể, tất nhiên là chúng tôi không tin. Họ bảo, không tin cứ lên chùa Phú Thị (di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, được công nhận từ ngày 4 tháng 4 năm 1984) mà xem, nơi ấy, nhà sư Thích Thanh Mão đang trụ trì - nơi ngài đã “nương nhờ cửa Phật” suốt 15 năm qua.
Trước khi đến chùa Phú Thị, chúng tôi bị lạc vào chùa Nhạn Tháp, vì hai chùa ở cùng một xã, cùng nằm ven đê, rất gần nhau. Choáng đầu tiên là mở mâm cơm nhà chùa ra, toàn thịt cá. Hỏi thăm bà cụ nấu bếp cho sư trụ trì, bà bảo, "ngày nào họ cũng ăn thịt uống rượu, hôm nay sư tiếp khách Trung Quốc, đã uống rượu nhiều và cả hai lăn ra ngủ rồi". Chúng tôi vô tình đảo mắt vào phòng ngủ khép hờ, máy lạnh bật ro ro, hai người đàn ông, người nằm trên bàn, người nằm dưới nền, ngáy pho pho.
Một góc để rượu của sư Mão
Sư ăn thịt, ăn tiết canh, uống rượu và… các thứ ăn chơi như người trần tục, đó là chuyện còn gây tranh cãi, có người coi là chuyện dĩ nhiên và bình thường, vì sư, thì họ chung quy cũng là con người. Có người thì bảo là, thời này mạt pháp mất rồi...
Chúng tôi gặp một số cán bộ cơ sở, anh em tỏ ra rất bức xúc, buồn bã. Sau khi xem thẻ nhà báo của chúng tôi, cán bộ thôn vẫn chấp nhận trả lời mọi câu hỏi và xác nhận sư trụ trì của chùa Phú Thị từng nhiều năm để râu dài đen nhánh, ăn thịt uống rượu ngoài quán cùng bù khú với thanh niên và với cả sư nữ. Họ còn xác nhận chuyện nghe đồn, cả làng đồn, nhiều người chứng kiến chuyện sư trụ trì chùa này sai “đệ tử” rút kiếm choảng sư trụ trì chùa kia.
Những điều chướng tai, gai mắt
Họ kể, sư xây nhà tổ hai tầng trong chùa, tầng 1 để ô tô của sư. Sư mua nhà sàn “dân tộc” về dựng giữa khuôn viên di tích quốc gia như quán cà phê, đúng như những gì chúng tôi đã chứng kiến và chụp ảnh. Sư ở địa phương mải kiếm tiền, cúng cho bà con lấy giá dịch vụ rất đắt đỏ.
“Các bô lão kêu ca: Sư gì mà suốt ngày uống rượu, đi lại ngạo mạn. Việc sư để râu dài các cụ cũng phản đối rất mạnh, nhưng chẳng có kết quả gì, mãi đến lúc sư phải “ứng cử” vài chức danh trong hệ thống của mình, sư mới tự đi cắt râu. Việc sư nam ở với sư nữ tại chùa, “dư luận” nhiều lắm, chúng tôi cũng đã phản đối chuyện này trong một cuộc họp rồi. Nhà báo cứ hỏi các bô lão và nghe họ kể cho khách quan!”, vị cán bộ kể. Ông này, sau khi đồng ý cho chúng tôi phỏng vấn, thì cũng tỏ ra e ngại, sợ đụng chạm. Ông dẫn chúng tôi đến nhà cụ Miễn, một người có uy tín ở địa phương, tuổi đã 85 và rất minh mẫn, rất tâm huyết với các vấn đề ở chùa làng.
Mặc quần cộc, cởi trần quét dọn chùa, không ai nghĩ đây lại là một vị sư trụ trì
Cụ Chu Trọng Miễn (thôn Phú Thụy, xã Mễ Sở) mở đầu câu chuyện với nhà báo bằng xác nhận: Ông sẵn sàng cho nhà báo phỏng vấn, sẵn sàng lên báo chí nói về những điều ông sắp nói ra đây (có kèm ghi âm, clip kèm theo bài viết). Bởi đó là sự thật, cán bộ, người già người trẻ ở địa phương biết cả.
“Xưa tôi lên chùa theo mẹ, đi vào chùa qua cái cổng gỗ, mẹ tôi A di đà Phật, lạy Phật tổ, lạy sư ông ạ. Sư cũng A di đà Phật, chào cụ, mời cụ vào lễ Phật ạ. Vậy mà bây giờ vào chùa “nó” (sư) cứ giương mắt lên, mình chào nó, cơ chứ, nó lại không chào mình. Mất lễ chưa!”.
Rồi ông Miễn kể một loạt những chuyện mà ông cho là tày đình ở chùa Phú Thị làng ông như các lối ăn chơi của sư trong cuộc sống hàng ngày, trong trưng bày phòng ốc không đúng với nơi tôn nghiêm cũng bị ông Miễn cực lực công kích. “Có lần tôi góp ý chuyện ăn nhậu quán xá, thịt thà chả ra người xả thân cầu đạo gì cả, sư bảo tôi: Các cụ cũng ăn, cháu không ăn thì cháu chết à”, ông Miễn nhấn mạnh.
Chưa kể, không biết lấy tiền ở đâu, ông sư về phá tan cái nhà mẫu, nhà cổ mà bà con thiết kế rồi góp sức xây dựng bao nhiêu năm, bao nhiêu bận mới thành; sư phá để xây nhà giả cổ. Chùa bên thì sư xây cả nhà tổ hai tầng trong khuôn viên di tích quốc gia, tầng một để ô tô, tầng 2 xếp tượng Phật chung… với đồ thờ của người lên đồng.
No comments:
Post a Comment