5/18/206
Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái bị đánh khi biểu tình ở TPHCM ngày 8/5/2016. Citizen photo
Việt Nam tăng cường biện pháp sử dụng sức mạnh
Chính quyền Việt Nam phải ngưng ngay tất cả mọi sách nhiễu, đe dọa, bách hại đối với những nhà hoạt động vì môi trường.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ngày 18 tháng 5 ra thông cáo với kêu gọi như vừa nêu; đồng thời còn yêu cầu chính quyền Hà Nội tôn trọng quyền biểu tình ôn hòa và trả tự do ngay cho bất cứ ai còn bị giam giữ một cách sai trái.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch, hôm 18/5 phát biểu với Đài Á Châu Tự do về kêu gọi trả tự do ngay cho những người đang bị giam giữ vì đi biểu tình cũng như xóa bỏ mọi cáo buộc đối với họ.
Trong thông cáo báo chí ông này nói rõ chính quyền Việt Nam quá dễ dàng quên rằng quyền biểu tình một cách ôn hòa là quyền căn bản được Hiến pháp và luật nhân quyền quốc tế bảo vệ. Chính quyền Hà Nội thay vì giải quyết thảm họa môi trường thì lại tập trung vào việc phá vỡ những cuộc biểu tình và trừng phạt những ai lên tiếng kêu gọi trách nhiệm trong vấn nạn đó.
Ông Phil Robertson còn nói tiếp chính quyền Việt Nam thay vì cho phép người biểu tình ôn hòa được tuần hành thì dường như lại tăng cường biện pháp sử dụng sức mạnh.
Human Rights Watch lên tiếng yêu cầu Hà Nội cần phải thay đổi biện pháp xấu xa đó.
Tổ chức Human Rights Watch nêu lại thực tế trong 3 chủ nhật 1, 8 và 15 tháng 5 vừa qua, hằng ngàn người dân tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Huế và Nghệ An công khai biểu tình yêu cầu chính quyền tiến hành điều tra một cách minh bạch về hiện tượng cá chết hằng loạt gần đây dọc theo bờ biển Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình trong ngày 1 tháng 5 chỉ bị sách nhiễu nhẹ thôi thì sang hai ngày chủ nhật tiếp theo đó công an, và những lực lượng an ninh khác đã sử dụng vũ lực quá mức, không cần thiết nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình.
Human Rights Watch nhận định các cuộc biểu tình nổ ra do phán ứng chậm chạp của chính quyền Việt Nam trước hiện tượng hằng trăm ngàn cá chết tại vùng bờ biển khu công nghiệp Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh.
Những người biểu tình mang theo biểu ngữ, băng rôn với các dòng chữ ‘nước sạch, chính quyền trong sạch và minh bạch’.
Nhiều nhóm người biểu tình tại một số thành phố ở Việt Nam tập trung tại những khu công cộng để bày tỏ quan ngại của họ trước thảm họa cá chết hằng loạt.
Vào ngày 8 tháng 5, cơ quan chức năng sử dụng vữ lực để chặn đứng các cuộc biểu tình; sang đến chủ nhật 15 tháng 5, họ dùng những biện pháp phòng chặn trên diện rộng không để các cuộc biểu tình diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Những nhóm nhỏ biểu tình hình thành tại chỗ đều bị lực lượng đông đảo công an giải tán. Trong ngày mạng xã hội Facebook bị chặn. Human Rights Watch dẫn nguồn báo cáo đáng tin cậy cho thấy một số người biểu tình bị đưa về Trung tâm Bảo trợ Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 18 tháng 5 khi thông cáo của Human Rights Watch được đưa ra thì vẫn còn có người vẫn chưa được thả.
Truyền thông nhà nước còn tấn công một số nhà hoạt động khác, cáo buộc họ nhận tiền và chỉ thị từ các nhóm ‘phản động’ nước ngoài.
Thông cáo của Human Rights Watch nhắc lại quyền tự do bày tỏ và tập họp ôn hòa được bảo vệ bởi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam phê chuẩn vào năm 1982.
Các qui chuẩn nhân quyền quốc tế giới hạn việc sử dụng vũ lực trong trường hợp hết sức cần thiết mà thôi. Trong khi đó Những Nguyên tắc Cơ bản của Liên hiệp quốc về Việc sử dụng Vũ lực và Vũ khí qui định nhân viên công lực chỉ có thể được sử dụng vũ lực nếu như những biện pháp khác không có hiệu quả hoặc không giúp đạt được kết quả mong muốn. Còn khi sử dụng vũ lực, nhân viên công quyền phải kiềm chế và hành xử tương ứng với mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm và mục tiêp pháp lý cần đạt tới.
No comments:
Post a Comment