1/14/2016
Trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc và sự phát triển hải quân rất nhanh với số tàu chiến các loại bao gồm cả hàng không mẫu hạm được sản xuất, người ta thường lo ngại rằng sự gia tăng hoạt động của lực lượng này sẽ không tránh khỏi đưa tới xung đột vũ trang trên vùng biển có tranh chấp với những quốc gia trong khu vực.
Nhưng điều này không đúng hẳn vì chiến lược của Trung Quốc cho đến bây giờ là tìm cách tránh công khai điều động lực lượng hải quân mà thay vào đó gia tăng sử dụng tới các phương tiện ngụy trang dưới hình thức dân sự hay bán quân sự. Mặc dầu trang bị nhiều chiến hạm mới, hải quân Trung Quốc thật ra chưa chứng tỏ được khả năng kỹ thuật và trình độ hoạt động, cũng như chưa bao giờ có kinh nghiệm tác chiến trên biển. Do đó chiến hạm hải quân sẽ không được vội vã sử dụng trong những tranh chấp trên Biển Đông mà để cho những tàu thuộc Hải lực Duyên phòng Trung Quốc thi hành nhiệm vụ lấn chiếm có hiệu quả hơn và tránh không là thủ phạm gây ra chiến tranh.
Tàu hải giám lớn nhất của Trung Quốc, chiếc 3901, vừa được triển khai vào hoạt động trên Biển Đông. (Hình: China Defense Forum via Wikimedia Commons)
Hiện nay trên thế giới, mỗi quốc gia có quan niệm và chủ trương khác nhau về lực lượng duyên phòng của mình.
Hải quân Duyên phòng Hoa Kỳ (USCG = United States Coast Guard) là một ngành trong 7 binh chủng của quân lực, có nhiệm vụ bảo đảm sự chấp hành pháp luật, trên vùng lãnh hải quốc gia cũng như hải phận quốc tế. Trong thời bình Bộ Nội An quản lý hoạt động của USCG, có thể được chuyển qua bộ Hải Quân bất cứ lúc nào theo quyết định của Tổng Thống, hoặc bởi Quốc Hội trong thời chiến.
Ở Malaysia, nhiệm vụ duyên phòng thuộc Cơ Quan Công Lực Biển thuộc chính phủ và không liên hệ gì với lực lượng quốc phòng (quân đội).
Tại Việt Nam hiện nay tuần duyên là nhiệm vụ của Quân Chủng Cảnh Sát Biển. Theo nghị định chính phủ năm 2013, Cảnh Sát Biển là một lực lượng vũ trang nhân dân trực thuộc bộ quốc phòng, với sứ mạng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý an ninh, trật tự, an toàn, bảo đảm chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên đã ký kết, trên vùng biển và thềm lục địa.
Còn tại Trung Quốc, theo quy định mới từ 2013, Hải lực Duyên phòng là một cơ quan độc lập thuộc Cục Hải Dương, có nhiệm vụ tuần tra, thi hành công tác tìm kiếm cứu hộ, chống hoạt động buôn lậu. kiểm tra an ninh hàng hải, bến cảng và bờ biển, bảo vệ ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương. Trong thời chiến Hải lực Duyên phòng đặt dưới quyền Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Theo Ryan D. Martinson của tạp chí The Diplomat ở Nhật Bản, người ta chưa hiểu rõ Hải lực Duyên phòng Trung Quốc là một tổ chức có quyền hạn và phạm vi hoạt động tới mức nào. Sắc luật tháng 3 năm 2013 hội nhập 4 bộ phận công lực biển trước kia ở trong 4 bộ khác nhau thành một cơ quan duy nhất thuộc Cục Hải Dương vừa được chấn chỉnh, thực tế mới chỉ đề ra quyết tâm và hứa hẹn, chưa phải là chương trình hành động cụ thể.
Hai bộ phận Hải Giám và Ngư Nghiệp là những quan hành chánh, hầu hết gồm các nhân viên dân sự. Còn Tuần Duyên là những đơn vị hải quân thuộc lực lượng biên phòng, một ngành của công an nhân dân. Còn bộ phận thứ tư, Hải Quan, là cảnh sát kinh tế chống buôn lậu.
Nhưng điểm quan trọng đáng chú ý hơn hết là trong ý đồ tổ chức Hải lực Duyên phòng mới ấy, Trung Quốc muốn hình thành một lực lượng hải quân thứ nhì không hoàn toàn là quân sự. Tuần tra và giám sát các vùng biển có tranh chấp, lực lượng này bênh vực và đề cao lập trường của Trung Quốc bằng tiếng nói dân sự chứ không phải quân đội hay cảnh sát, không mang tính cách xâm lăng quân sự. Đó là chiến lược Trung Quốc đã sử dụng từ mấy năm gần đây và rõ ràng muốn tiếp tục đẩy mạnh trong tương lai.
Một trong những thể hiện của đường lối ấy là việc Trung Quốc đang sản xuất rất nhanh nhiều tàu hải tuần và hải giám mới, có cỡ lớn hơn tàu của tất cả mọi nước trên thế giới.
Tờ Global Times, một cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, nói chiếc tàu mang danh số 3,901 trọng tải 10,000 tấn vừa được hoàn thành và sẽ đưa vào hoạt động ở Biển Đông. Trước đó một tàu khác giống như vậy, chiếc 2901, đã được triển khai cho Hải lực Duyên phòng biển Đông Hải.
Khác với chiến hạm hải quân sơn màu xám, tàu hải tuần là những “tàu trắng” với những băng vạch chéo màu xanh và đỏ bên thân tàu. Tàu không có tên như chiến hạm chỉ được ghi danh số. Với những tàu mang 4 số, chẳng hạn 3901, thì số đầu chỉ vùng biển hoạt động: “1” là Bắc Hải, “2” là Đông Hải và “3” là Biển Đông (với Trung Quốc là Nam Hải).
Bình thường những tàu này chỉ võ trang với súng đại liên, và một số ít có đại bác loại từ 20mm đến 40 mm. Nhưng những tàu mới sau này đều có mang theo một trực thăng và trang bị dụng cụ điện tử dò tìm phát hiện mục tiêu. Điểm đặc biệt là tàu duyên phòng của Trung Quốc luôn luôn có súng bắn nước để sử dụng như nhiều lần người ta đã thấy ở vùng quần đảo Điếu Ngư và trên Biển Đông khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu đến vùng biển Hoàng Sa. So với các tàu của những quốc gia Đông Nam Á, các tàu hải tuần Trung Quốc lớn hơn và mạnh hơn với đầu mũi bằng thép cứng dễ dàng áp đào khi cần va chạm.
Duyên phòng Trung Quốc như vậy là một thứ lực lượng bán quân sự trá hình dưới hình thức dân sự, thích ứng với phương cách lấn chiếm hòa bình trong vùng Biển Đông bằng sự gây hấn liên tục và trường kỳ, thay vì xâm lăng bằng vũ lực. Trường hợp những biện pháp này chưa đem đến kết quả thì Lực lượng Duyên phòng chính là đạo quân tiền phong dọn đường cho hải quân Trung Quốc thực hiện bước xâm lăng tối hậu. (HC)
Trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc và sự phát triển hải quân rất nhanh với số tàu chiến các loại bao gồm cả hàng không mẫu hạm được sản xuất, người ta thường lo ngại rằng sự gia tăng hoạt động của lực lượng này sẽ không tránh khỏi đưa tới xung đột vũ trang trên vùng biển có tranh chấp với những quốc gia trong khu vực.
Nhưng điều này không đúng hẳn vì chiến lược của Trung Quốc cho đến bây giờ là tìm cách tránh công khai điều động lực lượng hải quân mà thay vào đó gia tăng sử dụng tới các phương tiện ngụy trang dưới hình thức dân sự hay bán quân sự. Mặc dầu trang bị nhiều chiến hạm mới, hải quân Trung Quốc thật ra chưa chứng tỏ được khả năng kỹ thuật và trình độ hoạt động, cũng như chưa bao giờ có kinh nghiệm tác chiến trên biển. Do đó chiến hạm hải quân sẽ không được vội vã sử dụng trong những tranh chấp trên Biển Đông mà để cho những tàu thuộc Hải lực Duyên phòng Trung Quốc thi hành nhiệm vụ lấn chiếm có hiệu quả hơn và tránh không là thủ phạm gây ra chiến tranh.
Tàu hải giám lớn nhất của Trung Quốc, chiếc 3901, vừa được triển khai vào hoạt động trên Biển Đông. (Hình: China Defense Forum via Wikimedia Commons)
Hiện nay trên thế giới, mỗi quốc gia có quan niệm và chủ trương khác nhau về lực lượng duyên phòng của mình.
Hải quân Duyên phòng Hoa Kỳ (USCG = United States Coast Guard) là một ngành trong 7 binh chủng của quân lực, có nhiệm vụ bảo đảm sự chấp hành pháp luật, trên vùng lãnh hải quốc gia cũng như hải phận quốc tế. Trong thời bình Bộ Nội An quản lý hoạt động của USCG, có thể được chuyển qua bộ Hải Quân bất cứ lúc nào theo quyết định của Tổng Thống, hoặc bởi Quốc Hội trong thời chiến.
Ở Malaysia, nhiệm vụ duyên phòng thuộc Cơ Quan Công Lực Biển thuộc chính phủ và không liên hệ gì với lực lượng quốc phòng (quân đội).
Tại Việt Nam hiện nay tuần duyên là nhiệm vụ của Quân Chủng Cảnh Sát Biển. Theo nghị định chính phủ năm 2013, Cảnh Sát Biển là một lực lượng vũ trang nhân dân trực thuộc bộ quốc phòng, với sứ mạng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý an ninh, trật tự, an toàn, bảo đảm chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên đã ký kết, trên vùng biển và thềm lục địa.
Còn tại Trung Quốc, theo quy định mới từ 2013, Hải lực Duyên phòng là một cơ quan độc lập thuộc Cục Hải Dương, có nhiệm vụ tuần tra, thi hành công tác tìm kiếm cứu hộ, chống hoạt động buôn lậu. kiểm tra an ninh hàng hải, bến cảng và bờ biển, bảo vệ ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương. Trong thời chiến Hải lực Duyên phòng đặt dưới quyền Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Theo Ryan D. Martinson của tạp chí The Diplomat ở Nhật Bản, người ta chưa hiểu rõ Hải lực Duyên phòng Trung Quốc là một tổ chức có quyền hạn và phạm vi hoạt động tới mức nào. Sắc luật tháng 3 năm 2013 hội nhập 4 bộ phận công lực biển trước kia ở trong 4 bộ khác nhau thành một cơ quan duy nhất thuộc Cục Hải Dương vừa được chấn chỉnh, thực tế mới chỉ đề ra quyết tâm và hứa hẹn, chưa phải là chương trình hành động cụ thể.
Hai bộ phận Hải Giám và Ngư Nghiệp là những quan hành chánh, hầu hết gồm các nhân viên dân sự. Còn Tuần Duyên là những đơn vị hải quân thuộc lực lượng biên phòng, một ngành của công an nhân dân. Còn bộ phận thứ tư, Hải Quan, là cảnh sát kinh tế chống buôn lậu.
Nhưng điểm quan trọng đáng chú ý hơn hết là trong ý đồ tổ chức Hải lực Duyên phòng mới ấy, Trung Quốc muốn hình thành một lực lượng hải quân thứ nhì không hoàn toàn là quân sự. Tuần tra và giám sát các vùng biển có tranh chấp, lực lượng này bênh vực và đề cao lập trường của Trung Quốc bằng tiếng nói dân sự chứ không phải quân đội hay cảnh sát, không mang tính cách xâm lăng quân sự. Đó là chiến lược Trung Quốc đã sử dụng từ mấy năm gần đây và rõ ràng muốn tiếp tục đẩy mạnh trong tương lai.
Một trong những thể hiện của đường lối ấy là việc Trung Quốc đang sản xuất rất nhanh nhiều tàu hải tuần và hải giám mới, có cỡ lớn hơn tàu của tất cả mọi nước trên thế giới.
Tờ Global Times, một cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, nói chiếc tàu mang danh số 3,901 trọng tải 10,000 tấn vừa được hoàn thành và sẽ đưa vào hoạt động ở Biển Đông. Trước đó một tàu khác giống như vậy, chiếc 2901, đã được triển khai cho Hải lực Duyên phòng biển Đông Hải.
Khác với chiến hạm hải quân sơn màu xám, tàu hải tuần là những “tàu trắng” với những băng vạch chéo màu xanh và đỏ bên thân tàu. Tàu không có tên như chiến hạm chỉ được ghi danh số. Với những tàu mang 4 số, chẳng hạn 3901, thì số đầu chỉ vùng biển hoạt động: “1” là Bắc Hải, “2” là Đông Hải và “3” là Biển Đông (với Trung Quốc là Nam Hải).
Bình thường những tàu này chỉ võ trang với súng đại liên, và một số ít có đại bác loại từ 20mm đến 40 mm. Nhưng những tàu mới sau này đều có mang theo một trực thăng và trang bị dụng cụ điện tử dò tìm phát hiện mục tiêu. Điểm đặc biệt là tàu duyên phòng của Trung Quốc luôn luôn có súng bắn nước để sử dụng như nhiều lần người ta đã thấy ở vùng quần đảo Điếu Ngư và trên Biển Đông khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu đến vùng biển Hoàng Sa. So với các tàu của những quốc gia Đông Nam Á, các tàu hải tuần Trung Quốc lớn hơn và mạnh hơn với đầu mũi bằng thép cứng dễ dàng áp đào khi cần va chạm.
Duyên phòng Trung Quốc như vậy là một thứ lực lượng bán quân sự trá hình dưới hình thức dân sự, thích ứng với phương cách lấn chiếm hòa bình trong vùng Biển Đông bằng sự gây hấn liên tục và trường kỳ, thay vì xâm lăng bằng vũ lực. Trường hợp những biện pháp này chưa đem đến kết quả thì Lực lượng Duyên phòng chính là đạo quân tiền phong dọn đường cho hải quân Trung Quốc thực hiện bước xâm lăng tối hậu. (HC)
No comments:
Post a Comment