1/20/2016

Sổ Tay Tháng 1, 2016 - Dân chúng trong nước đã có sự im lặng hầu như tuyệt đối trong thời gian CSVN chia chác nhau quyền hành

Bùi Hồng Lĩnh
1/20/2016

Trước nhất, mỗi tháng chỉ có một hay hai bài thì không thể gọi là "sổ tay" được, cho nên từ nay, thay vì Sổ Tay, tác giả xin gọi là "Câu Chuyện", bắt đầu bằng "Câu Chuyện Tháng Giêng, 2016".

Chắc bạn đọc cũng đang lưu tâm đến việc bầu bán của đảng CSVN trong thời gian gần đây, và nhất là trong mấy ngày này, khi danh sách của những đảng viên nắm những chức vụ quan trọng của đảng CSVN, hay nói đúng hơn, là nắm những chức vụ lãnh đạo đất nước sắp sửa được đưa ra để trên 200 đảng viên Trung ương, để Bộ Chính Trị, và để Quốc hội bù nhìn lần lượt cúi đầu chấp thuận.

Rất nhiều bài báo và các vị thức giả đã đưa ra thật nhiều tin tức và dự đoán vể những cuộc tranh chấp ngấm ngầm hay công khai giữa những kẻ tranh dành quyền bính này và bạn đọc cũng chắc không muốn nghe thêm một dự đoán nữa của người viết này, hay của nmvn. Có nhiều lý do, nhưng lý do chính mà nmvn không đưa ra những dự đoán vì dù có ai là những người lãnh đạo đất nước trong 5 năm tới, thì đất nước vẫn không tránh khỏi sự độc đảng độc tài và sự đàn áp dân oan.

Sự độc đảng độc tài này nguy hiểm ở chỗ là nhóm lãnh đạo khi phải đối diện với những khó khăn về tình hình đất nước khi chống lại sự "xâm lăng" của Trung cộng, đã không có được sự hậu thuẫn của toàn dân. Những kẻ lãnh đạo đất nước coi Việt Nam như là tài sản của riêng họ, họ có quyền sang nhương, biếu xén, bán đứt, thế chấp không cần đến ý kiến của người dân. Họ thay nhau qua lại Trung cộng và Mỹ quốc như đi chợ để cầu xin ý kiến, hỗ trợ. Tại sao nhóm lãnh đạo này lại có được những quyền hành to lớn bao trùm như vậy. Không những họ không màng đến ý kiến người dân trong lãnh vực đối ngoại liên quan đến sự sinh tồn độc lập của dân tộc, mà còn trong tất cả mọi lãnh vực xã hội, y tê, kinh, tế, giáo dục của người dân nữa. Một lần nữa câu hỏi được đặt ra, dưới hình thức khác, chính xác hơn, đó là tại sao người dân lại để cho họ có cái quyền to lớn như vậy.

CSVN, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã tư cho mình cái quyền lãnh đạo toàn dân sau cuộc cướp chính quyền năm 1945; nhưng từ ngày đó đến nay, đã 70 năm trôi qua và trong tình trạng đất nước yếu kém nặng nề so với các quốc gia lân cận, CSVN vẫn còn độc quyền lãnh đạo đất nước, thì cái quyền này của họ cần phải bị toàn dân xét lại và tước bỏ. Hơn nữa, dân số Việt Nam đã từ 25 triệu người lúc đó (Nước bốn ngàn năm hồn chưa tỉnh, dân hăm lăm triệu giấc còn say - Tản Đà) lên đến trên 100 triệu lúc này, và thực dân Pháp (hay Mỹ - cứ cho CSVN gọi như thế) không còn trong đất nước nữa, thì cái quyền "tự cho" của CSVN cần phải bị tước bỏ, để dân Việt Nam tham dự vào dòng sống tự do dân chủ với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại sao trong 70 năm, chưa một lần CSVN trưng cầu ý kiến người dân? và tại sao cái Hiến Pháp đầu tiên của CSVN có nói đến trưng cầu dân ý đã bị biến mất?

Trong những tuần lễ vừa qua, dân Việt Nam đã làm gì trong khi đảng CSVN họp và chia quyền cho nhau thêm 5 năm nữa (12 lần 5 năm rồi)? Đã có mấy cuộc biểu tình của dân chúng đòi hỏi CSVN phải thực thi dân chủ trong tiến trình bầu bán những nhân sự lãnh đạo đất nước?

Dân chúng trong nước đã có sự im lặng hầu như tuyệt đối trong thời gian CSVN chia chác nhau quyền hành,


No comments:

Post a Comment