1/15/2016
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) trả lời báo giới tại Hà Nội ngày 26/1/2015.
Khi ông Ted Osius đến Việt Nam với tư cách là nhà ngoại giao hồi những năm 1990, ông bị cấm bàn về chất da cam - chất gây rụng lá mà Mỹ đã rải xuống quân địch trong Chiến tranh Việt Nam.
Hai thập niên sau, chính sách của Mỹ đã thay đổi. Ông Osius, giờ là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, giám sát các nỗ lực chung để dọn sạch dioxin trong đất đai ở Việt Nam và chăm sóc những người dân địa phương tiếp xúc với hóa chất này.
Hôm thứ Năm, tại một hội nghị kỷ niệm 20 năm quan hệ song phương, ông Osius phát biểu: “Chúng tôi đã biến một lãnh vực từng có xung đột lớn thành một lĩnh vực mà chúng tôi đang hợp tác rất nhiều với Việt Nam”. Ông nói thêm: “Và chúng tôi đang thảo luận chân tình về quá khứ chung. Tôi tin rằng cách duy nhất để vượt qua quá khứ là phải nói trung thực về nó”.
Cùng lúc Washington nhận trách nhiệm về lịch sử, bước ngoặt trong vấn đề chất da cam thể hiện sự chuyển đổi sâu sắc mà quan hệ Việt - Mỹ trải qua. Giờ đây, khi cuộc chiến đã ở lại phía sau, hai nước đã đẩy mạnh trao đổi thương mại và giáo dục, cùng nêu ra quan ngại giống nhau về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực, và liên tiếp có các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao.
Về thương mại, Hà Nội và Washington là những nước đầu tiên hoàn tất đàm phán song phương về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương có 12 nước thành viên. TPP sẽ tăng cường tình hữu nghị Mỹ - Việt, song các quan chức hai bên đều cố giảm nhẹ những suy nghĩ cho rằng tình hữu nghị ấy là để đối trọng với Trung Quốc. Tại hội nghị, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên bác bỏ điều mà ông gọi là những “tin đồn” cho rằng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Mỹ.
“Không có chuyện chúng tôi lợi dụng mối quan hệ này để đối trọng với bên kia”, ông Niên nói. “Đó không phải là chính sách của chúng tôi”.
Ông cho rằng hai nước đang xích lại gần nhau hơn vì lợi ích tổng thể của đôi bên. Năm ngoái, khi tổng thống Mỹ Obama đón tiếp vị tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc, ông Niên đã thắp hương. “Tôi xúc động tự đáy lòng”, ông bộc bạch.
Nhưng Trung Quốc cũng là nguyên nhân làm TPP hấp dẫn hơn đối với Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê ở Hà Nội, Việt Nam nhập hàng hóa trị giá 4,2 tỷ đôla hồi tháng 11 so với mức xuất khẩu 1,5 tỷ đôla. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào quốc gia vừa-bạn-vừa-thù lâu đời và thu hẹp thâm hụt thương mại với Trung Quốc, Việt Nam cần tìm những đối tác thương mại thay thế trong TPP.
Cả Washington lẫn Hà Nội đều có mối lo chung là Bắc Kinh đang hành động hung hăng ở Biển Đông có tranh chấp. Trong tháng này, Trung Quốc đã đáp thử máy bay xuống Đá Chữ Thập, là một hòn đảo nhân tạo mà họ mới xây dựng trong quần đảo Trường Sa.
Vào lúc Trung Quốc đang trỗi dậy, cựu Bộ trưởng Công Thương Trương Đình Tuyển nói về TPP như một cách thức để Mỹ thể hiện sức mạnh ở châu Á.
Ông nói: “Tôi nghĩ Mỹ cần TPP hơn Việt Nam”.
Nếu như Washington cảm thấy lo ngại về Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á khác dường như là những đối tác hiển nhiên của Mỹ hơn là cựu thù Hà Nội. Philippines có liên minh quân sự với Mỹ. Thái Lan là bạn lâu đời. Indonesia có nền kinh tế lớn nhất khu vực. Không nước nào trong số họ tham gia TPP.
Nhưng một số nhà phân tích lập luận rằng những nước láng giềng này không có đủ ý chí chính trị để dỡ bỏ các rào cản bảo hộ mậu dịch. Trong khi đó, Việt Nam đã “liên tục tăng cường các bước cải tổ nền kinh tế”, theo lời bà Wendy Cutler, Phó chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á.
Bà thúc giục Việt Nam đầu tư hơn nữa vào đào tạo kỹ năng, nghiên cứu, hạ tầng và công nghệ để tăng mạnh năng suất và tăng thứ bậc trong chuỗi giá trị.
Việt Nam cũng có một đòi hỏi với Mỹ. Việt Nam muốn được công nhận có nền kinh tế thị trường, mà nhờ đó họ sẽ tránh được các vụ kiện bán phá giá. Một số người coi các mức giá trần và tỷ giá hối đoái cố định của Việt Nam là những biện pháp kiểm soát phi thị trường. Thế nhưng chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ cũng bị ví như việc thao túng tiền tệ vì việc in tiền của chính phủ tác động đến tỷ giá hối đoái.
Trong khi đó, Việt Nam và Mỹ đang có tiến bộ trong những lĩnh vực khác. Chẳng hạn như Mỹ chi xấp xỉ 10 triệu đôla mỗi năm để rà phá bom mìn chưa nổ ở Việt Nam. Mỹ hỗ trợ cho người khuyết tật Việt Nam có thể liên quan đến chiến tranh ở 9 tỉnh, và ông Osius nói lần nào trở về Washington ông cũng đều ra sức vận động để Hoa Kỳ hỗ trợ thêm cho Việt Nam.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) trả lời báo giới tại Hà Nội ngày 26/1/2015.
Khi ông Ted Osius đến Việt Nam với tư cách là nhà ngoại giao hồi những năm 1990, ông bị cấm bàn về chất da cam - chất gây rụng lá mà Mỹ đã rải xuống quân địch trong Chiến tranh Việt Nam.
Hai thập niên sau, chính sách của Mỹ đã thay đổi. Ông Osius, giờ là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, giám sát các nỗ lực chung để dọn sạch dioxin trong đất đai ở Việt Nam và chăm sóc những người dân địa phương tiếp xúc với hóa chất này.
Hôm thứ Năm, tại một hội nghị kỷ niệm 20 năm quan hệ song phương, ông Osius phát biểu: “Chúng tôi đã biến một lãnh vực từng có xung đột lớn thành một lĩnh vực mà chúng tôi đang hợp tác rất nhiều với Việt Nam”. Ông nói thêm: “Và chúng tôi đang thảo luận chân tình về quá khứ chung. Tôi tin rằng cách duy nhất để vượt qua quá khứ là phải nói trung thực về nó”.
Cùng lúc Washington nhận trách nhiệm về lịch sử, bước ngoặt trong vấn đề chất da cam thể hiện sự chuyển đổi sâu sắc mà quan hệ Việt - Mỹ trải qua. Giờ đây, khi cuộc chiến đã ở lại phía sau, hai nước đã đẩy mạnh trao đổi thương mại và giáo dục, cùng nêu ra quan ngại giống nhau về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực, và liên tiếp có các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao.
Về thương mại, Hà Nội và Washington là những nước đầu tiên hoàn tất đàm phán song phương về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương có 12 nước thành viên. TPP sẽ tăng cường tình hữu nghị Mỹ - Việt, song các quan chức hai bên đều cố giảm nhẹ những suy nghĩ cho rằng tình hữu nghị ấy là để đối trọng với Trung Quốc. Tại hội nghị, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên bác bỏ điều mà ông gọi là những “tin đồn” cho rằng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Mỹ.
“Không có chuyện chúng tôi lợi dụng mối quan hệ này để đối trọng với bên kia”, ông Niên nói. “Đó không phải là chính sách của chúng tôi”.
Ông cho rằng hai nước đang xích lại gần nhau hơn vì lợi ích tổng thể của đôi bên. Năm ngoái, khi tổng thống Mỹ Obama đón tiếp vị tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc, ông Niên đã thắp hương. “Tôi xúc động tự đáy lòng”, ông bộc bạch.
Nhưng Trung Quốc cũng là nguyên nhân làm TPP hấp dẫn hơn đối với Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê ở Hà Nội, Việt Nam nhập hàng hóa trị giá 4,2 tỷ đôla hồi tháng 11 so với mức xuất khẩu 1,5 tỷ đôla. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào quốc gia vừa-bạn-vừa-thù lâu đời và thu hẹp thâm hụt thương mại với Trung Quốc, Việt Nam cần tìm những đối tác thương mại thay thế trong TPP.
Cả Washington lẫn Hà Nội đều có mối lo chung là Bắc Kinh đang hành động hung hăng ở Biển Đông có tranh chấp. Trong tháng này, Trung Quốc đã đáp thử máy bay xuống Đá Chữ Thập, là một hòn đảo nhân tạo mà họ mới xây dựng trong quần đảo Trường Sa.
Vào lúc Trung Quốc đang trỗi dậy, cựu Bộ trưởng Công Thương Trương Đình Tuyển nói về TPP như một cách thức để Mỹ thể hiện sức mạnh ở châu Á.
Ông nói: “Tôi nghĩ Mỹ cần TPP hơn Việt Nam”.
Nếu như Washington cảm thấy lo ngại về Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á khác dường như là những đối tác hiển nhiên của Mỹ hơn là cựu thù Hà Nội. Philippines có liên minh quân sự với Mỹ. Thái Lan là bạn lâu đời. Indonesia có nền kinh tế lớn nhất khu vực. Không nước nào trong số họ tham gia TPP.
Nhưng một số nhà phân tích lập luận rằng những nước láng giềng này không có đủ ý chí chính trị để dỡ bỏ các rào cản bảo hộ mậu dịch. Trong khi đó, Việt Nam đã “liên tục tăng cường các bước cải tổ nền kinh tế”, theo lời bà Wendy Cutler, Phó chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á.
Bà thúc giục Việt Nam đầu tư hơn nữa vào đào tạo kỹ năng, nghiên cứu, hạ tầng và công nghệ để tăng mạnh năng suất và tăng thứ bậc trong chuỗi giá trị.
Việt Nam cũng có một đòi hỏi với Mỹ. Việt Nam muốn được công nhận có nền kinh tế thị trường, mà nhờ đó họ sẽ tránh được các vụ kiện bán phá giá. Một số người coi các mức giá trần và tỷ giá hối đoái cố định của Việt Nam là những biện pháp kiểm soát phi thị trường. Thế nhưng chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ cũng bị ví như việc thao túng tiền tệ vì việc in tiền của chính phủ tác động đến tỷ giá hối đoái.
Trong khi đó, Việt Nam và Mỹ đang có tiến bộ trong những lĩnh vực khác. Chẳng hạn như Mỹ chi xấp xỉ 10 triệu đôla mỗi năm để rà phá bom mìn chưa nổ ở Việt Nam. Mỹ hỗ trợ cho người khuyết tật Việt Nam có thể liên quan đến chiến tranh ở 9 tỉnh, và ông Osius nói lần nào trở về Washington ông cũng đều ra sức vận động để Hoa Kỳ hỗ trợ thêm cho Việt Nam.
No comments:
Post a Comment