8/31/2015

Vũng Lầy Giáo Dục


Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam


Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Thôi thì bắt chước cổ nhân thắp vài cây nến nhỏ, châm một bình trà, rồi ngồi nhẩn nha đọc lại vài bức thư xưa. Lá thư cũ nhất mà tôi còn giữ được, đề ngày 3 tháng 9 năm 1945, là “Thư Gửi Các Cháu Học Sinh” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
 Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các cháu hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng trời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các cháu lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi các cháu bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Viễn ảnh về một ngày tựu trường “nhộn nhịp tưng bừng … ở khắp các nơi” và một “nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” dễ khiến cho nhiều người phấn trấn:
“Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại.” (Vương Trí Nhàn. “Mấy Cảm Nhận Về Sự Khác Biệt Giữa Giáo Dục Miền Nam Và Giáo Dục Miền Bắc”).
Niềm tự hào này, tiếc thay, không kéo dài lâu. Khi có cơ hội so chiếu, tác giả bài viết thượng dẫn đã nhìn ra ngay sự bất toàn:
“Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh… Giáo dục chiến tranh, do đó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng…
Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng. Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm —  rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng…”
Hệ quả, tất nhiên, là thảm hoạ – vẫn theo như nhận định của  Vương Trí Nhàn:
“Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học.
Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.”
Đối với những thế hệ đến sau (những kẻ sinh trưởng ngay giữa “bãi lầy”) thì vấn đề không còn gì để mà bàn cãi nữa. Vũ Thạch Tường Minh một học sinh lớp 8, đã khẳng định như vậy:
“Bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả.”
giaoduc 1
Cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội –
Amsterdam phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm.

Ảnh và chú thích: RFA
Khoảng cách giữa nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn và cháu Vũ Thạch Tường Minh là ba thế hệ người. Tuy vậy, cả hai đều “nhất trí” là nền giáo dục hiện nay của nước CHXHCNVN (đã) hết thuốc chữa rồi!
Để minh chứng, xin xem qua một “trường hợp thú vị” – ở một vùng quê, thuộc tỉnh Rạch Giá –  theo như nguyên văn lời của giáo sưNguyễn Văn Tuấn:
“Một em gốc Khmer học giỏi, thi đậu vào 3 trường đại học (2 đại học ở Sài Gòn và 1 ở ĐH Cần Thơ), nhưng cuối cùng thì giấc mơ đại học cũng đành phải bỏ. Ba má em ấy lí giải rằng: học để làm gì, nhìn quanh số sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp tùm lum cả, mà ngay cả xin được việc thì cũng cần đến 500 triệu đồng đút lót thì làm sao nhà có khả năng lo nổi. Tôi kinh ngạc về con số 500 triệu đồng (tức là 25000 đôla), nên phải hỏi lại cho chắc ăn, thì bà con đều khẳng định đó là con số tiêu biểu, có trường hợp thấp hơn nhưng cũng có trường hợp cao hơn. Tình trạng mua chức đâu phải chỉ ở ngoài Bắc, mà đang lan về nông thôn miền Tây rồi đấy.”
Mọi tệ trạng vừa nêu đang được Đảng và Nhà Nước “đối phó” hay “giải quyết” bằng … chỉ thị! Báo Nhân Dân loan tin: Ngày 24-3-2015, Ban Bí Thư T.Ư Ðảng ra Chỉ thị số 42-CT/TW (Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Ðảng Đối Với Công Tác Giáo Dục Lý Tưởng Cách Mạng, Đạo Đức, Lối Sống Văn Hóa Cho Thế Hệ Trẻ Giai Đoạn 2015 – 2030) với những nhận định và “đề xuất rất cụ thể” như:
 “Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.
Chỉ thị của Ban Bí thư đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó xác định việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cần đầu tư thích đáng. Đảng  kêu gọi việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận đảng viên để làm gương cho giới trẻ…”
Sự thực thì thiên hạ không còn ai kỳ vọng hoặc quan tâm gì ráo vào bất cứ lời “kêu gọi” (hay “chỉ thị ”) nào của Đảng tự lâu rồi. Người dân tìm cách tự cứu qua nhiều nỗ lực rất đáng trân trọng, dù gặp không ít khó khăn, ngăn trở và sách nhiễu.
Từ Bangkok, biên tập viên Gia Minh có bài tường thuật (“Nhóm Cánh Buồm Ra Mắt Sách Giáo Khoa Mới”) khá bất ngờ và thú vị. Xin trích dẫn một vài đoạn ngắn:
Nhóm soạn sách giáo khoa Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn chủ xướng vào ngày 12 tháng 8 vừa qua giới thiệu bộ sách Văn và Tiếng Việt lớp sáu tại Trung tâm Văn Hóa Pháp ở Hà Nội.
Việc ra mắt sách mới của Nhóm Cánh Buồm không thuộc Bộ Giáo Dục như thế được cho là một dấu chỉ tích cực trong tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay.
giaoduc 2
Một buổi tọa đàm về sách giáo khoa tại Trung tâm Văn hoá Pháp (Hà Nội). Từ trái sang: nhà giáo Phạm Toàn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, nhà giáo Vũ Thế Khôi, điều khiển phần thảo luận và TS Chu Hảo, GĐ NXB Tri thức, nơi xuất bản SGK Cánh BuồmẢnh và chú thích: RFA
Một nhà giáo công khai đấu tranh chống những tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam lâu nay, thầy Đỗ Việt Khoa cũng tỏ rõ sự ủng hộ đối với sách giáo khoa do Nhóm Cánh Buồn soạn thảo:
“Đây là nhóm khá tâm huyết đang soạn bộ sách giáo khoa cho liên cấp từ tiểu học trở lên. Theo quan điểm của tôi làm được một bộ sách giáo khoa như vậy là công sức cực kỳ lớn, rất tốt. Sẽ có những chỗ chưa được, có người sẽ đánh giá khiếm khuyết… nhưng sửa dần không sao cả…”
Ngoài việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới để giảng dạy, Nhóm Cánh Buồm còn có chủ trương về một hình thái nhà trường mới như trình bày của nhà giáo Phạm Toàn:
“Tôi muốn sau này mình sẽ phục vụ cho một hệ thống trường của trẻ em Việt Nam mà chúng tôi gọi là ‘trường ba không’: không hộ khẩu- muốn học đâu thì học; không học phí- tức không phải nộp một xu nào ( không như các trường tư phải nộp nhiều tiền lắm, mình phải chịu); thứ ba là không ‘bắt nạt’- tức không thi cử, không kiểm tra, không đánh số, làm các thứ bắt chẹt các em, bởi vì hệ thống của chúng tôi là tìm ra cơ chế tự học cho các em, mà đã là tự học thì tự đánh giá thì suốt tiểu học là tự học và tự đánh giá, lên đến lớp 6 chúng tôi đề xuất hoàn toàn tự học.
Cùng vào thời điểm này, một công dân Việt Nam khác (ông Hoàng Thành, 25 tuổi) đã đến trước cổng trụ sở Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cầm ảnh của chính mình – với poster in hình con chuột bạch đang bị tiêm thuốc – cùng dòng chữ: “Học sinh, sinh viên không phải là CHUỘT BẠCH.”
Khi được hỏi về “ý nghĩa” của việc làm này, ông cho biết như sau:.
“Bức ảnh của tôi đơn thuần là một hình thức thực hiện quyền biểu đạt ý kiến của mình. Tôi chỉ muốn nhắn tới các bậc cha mẹ và các em học sinh … rằng: Hãy thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề xã hội, thay vì chỉ biết kêu than, vì đó không những là quyền của chúng ta, mà còn là cách chúng ta giúp chính quyền hiểu được nhu cầu của dân chúng và hoàn thiện chính sách sao cho hợp lý nhất…”
giaoduc 3
Ảnh: Dân Luận
Ở bình diện cá nhân, cũng như tập thể – rõ ràng – đang có những nỗ lực đáng kể của rất nhiều người để vượt ra khỏi cái “vũng lầy giáo dục” hiện nay. Với ý thức và quyết tâm, chắc chắn, chúng ta sẽ “thoát” bất chấp sự ngăn trở (cùng sức ì) của chế độ hiện hành – một chế độ mà mọi người đều biết là sinh mệnh của nó đang được đo đếm từng ngày.
Tưởng Năng Tiến



dv

8/30/2015

Những “thiên thần” mất cuộc sống



Em Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8. (Ảnh chụp từ clip trên youTube).

“Con thấy giáo dục ở Việt Nam quá thối nát rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả?”, (em Vũ thạch tường Minh, lớp 8). Phải, nó không thay đổi được gì cả. Bởi vì, nhà nước chủ trương tất cả mọi trẻ thơ, học sinh Việt Nam đều phải bước đi theo cái thòng lọng dối trá. Tất cả, dù đã vào khuôn hay không, đều sợ hãi, phải khoanh tay, ngoan ngoãn làm nô lệ theo lệnh đảng từ nhỏ cho đến khi chết…

Xây dựng một nền giáo dục nhân bản, thực dụng, đạo lý.

“Người đi trong nước mắt, sẽ về trong tiếng reo…!”

Chuyện người đi trong nước mắt, về trong tiếng reo cũng đã có nhiều, rất nhiều. Những cuộc đổi mớì ấy đã làm thay đổi, không phải chỉ cho vài ba cá nhân, nhưng cho cả một dân tộc. Gần là cuộc đi trong nước mắt của người dân Nhật Bản sau Đệ nhị thế Chiến. Xa là cuộc cách mạng giải phóng và thống nhất đất nước của Hoa Kỳ vào năm 1783. Gần nữa là cuộc xóa sổ CS ở Đông Âu. Nay, sau 70 năm ngày  CS áp đặt một nền giáo dục và chính trị bá đạo ở nước ta, nó đã tàn phá xã hội và văn hóa Việt Nam, làm người người đi trong nước mắt, nhà nhà gọi nhau trong thống khổ điêu linh, phần xã hội oằn mình gánh lấy số lượng tội ác ngày một tăng nhanh. Người ta tự hỏi: Liệu những chất chứa đau thương này có là một mốc điểm để chúng ta đứng dậy, cùng đi tìm nguồn sống và niềm vui vươn lên trong ngày mai hay không?

Câu trả lời của bạn ra sao? Phần tôi, tôi khẳng định là có. Chắc chắn sẽ có cuộc chuyển mình khi chúng ta đứng dậy, đạp đổ chế độ CS và triệt tiêu tận căn nền văn hóa tam vô của chúng. Tuy nhiên, cũng không cần phải chờ cho đến lúc chúng sụp đổ. Ngay từ bây giờ, chúng ta vẫn có thể bước từng bước vào con đường canh tân ấy với một niềm tin vững mạnh:  Xây dựng một nền giáo dục nhân bản, thực dụng, đạo lý.

Trước tiên, muốn xây dựng nền giáo dục chân chính này, đòi buộc chúng ta phải nắm vững những nguyên tắc sau:

. Thứ nhất: Phi chính trị trong học đường. Trả tuổi thơ về với gia đình. Miễn học phí cho bậc tiểu học. Miễn hoặc giảm qúa bán học phí cho học sinh trung học.

. Thứ hai: Bãi bỏ độc quyền giáo dục. Trả các cơ sở giáo dục mà CS đã lấy của tôn giáo lại cho tôn giáo.Yêu cầu các tôn giáo tích cực tham gia vào việc xây dựng một hệ thống giáo dục nhân bản cho xã hội.

. Thứ ba: Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc công bằng trong đào tạo, thực dụng trong tuyển dụng. Đặc biệt, xác lập và tôn trọng công quyền chính trị và xã hội là của nhân dân, thuộc về nhân dân để mở ra một tương lai cho đất nước.

1.    Phi chính trị trong học đường / Trả tuổi thơ về gia đình / Miễn giảm học phí.

A.   Phi chính trị trong học đường. Tại sao phải phi chính trị trong học đường?

Hơn 70 năm qua, CS đã không ngừng tìm đủ mọi phương cách, lẫn những chiêu, trò lừa, nhằm đưa tuổi trẻ ra khỏi vòng tay yêu thương, đạo nghiã của gia đình. Sau khi trẻ ra khỏi gia đình, CS đã từng bước đẩy những bước chân non vào trong guồng máy chính trị đảng phái, với các tổ chức,”Thiếu nhi quàng khăn đỏ”, “thanh niên cộng sản HCM”, “học sinh yêu nước”. Thoáng nhìn, có người cho rằng đây là những tổ chức mang tính xã hội hữu ích và hỗ trợ cho học đường, hỗ trợ công cuộc phát triển nhân cách và trí đức cho học sinh. Trong thực tế, đây là những tổ chức chính trị đảng phái trá hình, chủ trương biến trẻ thơ thành những công cụ tuyên truyền và trung thành với cộng sản. Biến trẻ thơ thành một bệ đứng an toàn, và bảo đảm cho cuộc sống của đảng cộng sản tồn tại. Bởi vì, khi cần hành động cho một mưu đồ, chúng sẽ dùng tập thể này như một chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề.

Bình thường, CS khuyến dụ, tìm đến và tập hợp tuổi thơ vào tổ chức đảng bằng những hoa dạng của đủ mọi loại chiêu, trò. Sau khi tuổi trẻ bị ràng buộc vào tổ chức, CS xây dựng, tạo ra những hình ảnh phản biện tiêu cực từ gia đình đến xã hội để gây hoang mang cho trẻ. Sau đó, tẩy rửa mọi hình ảnh mang tính luân lý, đạo nghĩa của gia đình, của tôn giáo của xã hội ra khỏi tâm hồn trẻ thơ. Kế tiếp, từng bước đề cao và tôn thờ sự dối trá qua những hình ảnh tự tạo, tự vẽ của đảng như Lê văn Tám, Hồ chí Minh. Cuối cùng, thúc dục trẻ tự đả phá đời sống xã hội nhân bản của xã hội, của tôn giáo, của gia đình bằng lòng thù hận. Từ đó, hạ thấp tầm nhìn, không coi nhân bản con người là nguồn cội, là gốc sinh trong trời đất. Không cho con người là cứu cánh để mỗi cá nhân cần phải được phát triển toàn diện về trí, đức để phục vụ con người. Trái lại, nhìn con người như một loại động vật thực tiễn cần được giáo dục, đào tạo, để biến nó thành một công cụ phục vụ cho Xã Hội Chủ Nghĩa, hay thành phương tiện thỏa mãn cho một mưu đồ của đảng.

Kết quả, tuổi thơ rơi xuống vực thẳm, không lối thoát, và đi vào con đường: “đi nói dối cha về nhà nói dối mẹ”, ra đường nói dối người quen. Lớn lên, sống gian trá trong tổ chức đoàn đảng, không còn khả năng nhận ra sự thật. Khi giao tiếp với xã hội, từ cấp lớn đến nhỏ đều làm những chuyện phi nhân, bất nghĩa, bao biện là theo lệnh đảng. Sau cùng, dìm xã hội vào trong cuộc sống của gian dối. Phần mỗi các cá nhân, bị kìm chế, sống trong cái rọ, đấu tố nhau để sống và tồn tại.

Sở dĩ tôi nói toạc ra điều này, không cần úp mở, không cần bóng gió và cũng chẳng sợ hãi gì là vì tương lai của Việt Nam. Một tương lai buộc chúng ta phải có sự lựa chọn dứt khoát. Một là phải giải thể chế độ, triệt căn nền văn hóa phi nhân bản do CS đang áp đặt để cứu lấy xã hội. Hai là cúi đầu làm nô lệ, thuần phục nó, bất kể tương lai ra sao. Điều thứ  hai chắc chắn là không ai muốn. Theo đó, chúng ta phải có thái độ dứt khoát. Bởi vì, học đường là nơi tạo ra sức sống, là nơi mở ra tương lai của đất nước, là nơi phát huy và bảo tồn tinh hoa của dân tộc. Học đường là nơi để phát triển về trí đức cho mỗi cá nhân, là nơi khai phóng và phát triển tinh thần dân chủ, thúc đẩy hoàn chỉnh việc xây dựng và phát triển xã hội, ngõ hầu đem lại sự ổn định và nhiều nguồn lợi nhuận cho cuộc sống con người. Học đường không phải là nơi để tuyên truyền về chính tri đảng phái.

Thật vậy, tương lai của một dân tộc hoàn toàn tuỳ thuộc vào nền giáo dục mà đất nước đó theo đuổi. Ở đó, con người sẽ cùng thăng tiến với xã hội như trường hợp của bà Dương Nguyệt Ánh, một Khoa Học Gia được thế giới ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ không phải chỉ vì khả năng nhận thức khoa học, nhưng còn là nhân cách, đức độ và tinh thần nhân bản trong người phụ nữ này. Bà đã xác định gía trị của một nền văn hóa nhân bản mà bà được hấp thụ từ nhỏ và tiếp tục tại Hoa Kỳ từ lúc 15 tuổi là: “Nếu ở lại Việt Nam thì sẽ không bao giờ có Dương Nguyệt Ánh như hôm nay”. Không riêng gì bà, lớp  trí thức trẻ của Việt Nam tại Hảì ngoại, ngoài việc đồng cảm với lời công khai của bà, nhiều người còn biểu lộ thái độ thất vọng khi thấy tập đoàn cộng sản cứ mãi như cái giẻ rách. Hoặc như bò nhai lại, tiếp tục áp đặt nền văn hóa vô nhân bản tại Việt Nam. Đã thế còn truyên truyền cho những thế hệ trẻ ở đó học tập theo gương Hồ chí Minh. Một hình ảnh làm ô nhục cho Việt Nam trên trường quốc tế. (HCM đứng hàng thứ bảy trong số những đồ tể sát nhân trên thế giới). Nhiều người không muốn quay về Việt Nam vì cảm thấy nhục nhã và nhiều khi không dám nhận mình là ngưòi Việt Nam nữa. Bởi ở đó, có nhiều thế hệ thanh niên không còn lý tưởng sống. Họ được mô tả là vô cảm, ích kỷ trước thời cuộc. Họ tranh đoạt và tàn độc với chính đồng bào mình”! Điều đó đúng hay sai? Như thế, trường hợp của Ngô bảo Châu (hàng ba rọi) là một ngoại lệ? Không, tôi cho rằng: Châu đã gặp may nhờ vào nền giáo dục nhân bản ở các nước Tự Do, Dân Chủ tây phương mà có được thành tựu như hôm nay. Và may vì Châu không phải là đảng viên cộng sản? Nếu Châu là một đảng viên cộng sản thì có lẽ cũng “không hơn một cục… phân bón gốc cây” (Mao trạch Đông). Bởi lẽ, sau khi nhận nhà tiền tỷ từ nhà nước, Y chỉ phục vụ theo lệnh đảng như bao nhiêu người có bằng cấp khác tại Việt Nam, mà quên đi con người và xã hội, quên đi gia đình và tổ quốc của mình.

Tai sao lại có sự khác biệt này. Nhìn chung, trong nền giáo dục nhân bản, ngưòi ta đưa ra những bài học, chương trình thực dụng cho trẻ phát triển về nhân sinh quan, về nhân cách, về môi trường sống về nhận thức và phát triển khả năng hoạt động cho tương lai trong mục đích phục vụ cho quyền lợi của con người, của đất nước và của dân tộc. Ở đó không nhằm đạo tạo những thành tích vẽ vời trống rỗng, gian trá vì quyền lợi và phục vụ cho cá nhân hay đảng phái. Ở đó, ngoài môn sử học, môn công dân mang tính lịch sử dân tộc trui rèn tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền đất nước và dân tộc cho các công dân không có những bài học ca tung gian trá, bạo tàn. Ở đó, học đường là nơi tôn trọng, bảo vệ và phát huy những truyền thống và tinh hoa trong nền văn hóa của dân tộc. Ở đó, học đường tuyệt đối không phải là nơi trói buộc trẻ tiếp nhận lý thuyết hay tham gia vào các sinh hoạt mang tính chính trị nhằm phục vụ cho mưu đồ của cá nhân, cho đảng phái.
Để độc giả có một cái nhìn chuẩn xác hơn về một nền giáo dục nhân bản ra sao và nó khác biệt với nền giáo dục bá đạo của cộng sản thế nào, tôi tóm lược, ghi lại nơi đây một vài nét chính về chủ trương, cũng như đường lối tổ chức của nền văn hóa nhân bản mà Việt Nam Cộng Hòa đã áp dụng từ 1954-1975.

Theo những bản thống kê còn lưu lại, ngày nay người ta chỉ ra rằng: Dù là một quốc gia tân lập, được Độc Lập sau đệ nhị thế chiến (1949), vẫn còn phải chịu cảnh chia đồi đất nước, và chìm trong chiến tranh do CS miền bắc tạo ra. Nhưng chính quyền miền nam đã Khai Phá một chương trình giáo dục có thể nói là hoàn mỹ để đưa Việt Nam vào một vị thế lớn trên trường quốc tế. Sở dĩ miền nam Việt Nam có được một nền giáo dục phong phú, đạt hiệu qủa cao là vì: Chính phủ đã hòa đồng với cuộc sống khốn cùng của ngưòi dân. Chính phủ và người dân đã thực sự cùng đi trong khát vọng tiến lên với dân tộc, nên đã mở ra và ứng dụng nền giáo dục nhân bản nhằm đạt đến mục đích khai phóng con ngưòi và xã hội. Khai phóng bằng một triết lý cơ bản và một mục tiêu thực tế của gíao dục:

1.    Triết lý giáo dục:

a.    Nhân bản. Lấy nhân bản con người làm gốc sinh. Lấy cuộc sống của con người làm căn bản. Nhìn con người như một cứu cánh. Con người không phải là một phương tiện hay là công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

b.    Dân tộc. Giáo dục tôn trọng những giá trị cơ bản về văn hóa dân tộc, đồng thời bảo tồn, phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, tôn gíao, nghề nghiệp, và quốc gia trong mọi hoàn cảnh.

c.     Khai phá. Tinh thần dân tộc không lệ thuộc sự bảo thủ, đóng cửa. Trái lại, phải là lựa chọn tới sự tiến bộ, tiếp nhận, tôn trọng tinh thần khoa học, tinh thần tôn giáo hay đời sống tự nhiên.

2.    Mục tiêu của gíao dục.

a.    Phát triển cá nhân. Giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên và theo những quy tắc tự nhiên, thực dụng về thể chất, năng lực và tâm lý.

b.    Khai phóng tinh thần quốc gia. Những bài học lịch sữ, sử ký, công dân giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân. Biết qúy mến yêu thương xứ sở và dân tộc mình. Sẵn sàng chung vai tranh đấu bảo vệ tổ quốc và sự tồn vong của dân tộc.

c.     Phát triển tinh thần dân chủ. giúp học sinh học hỏi, làm việc theo từng nhóm để phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức về trách nhiệm của tập thể ( Wikepedia)

Về chương trình học,  Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể thuộc hệ thống công hay tư, kể cả do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam. Chương trình học chính trong các trường tư vẫn phải theo chương trình do bộ Giáo Dục đề ra. Nhờ nền giáo dục nhân bản này, mọi người đều nhận ra rằng: sự thể hiện trong đời sống từ cách ăn, cách ở, cách mặc, cách suy nghĩ và sự hiểu biết của người dân, cán bộ công chức ở mìền bắc và ở miền nam hoàn toàn khác và cách biệt nhau. Tuy nhiên, tất cả những công sức của một nền giáo dục nhân bản và đạo lý của miền nam Việt Nam đã bị cộng sản đào lỗ và chôn sống vào ngày 30-4-1975.

Cộng sản đào lỗ chôn sống hệ thống giáo dục tinh hoa của Việt Nam để sau đó, đánh đồng với nền văn hóa vô nhân bản của cộng sản vì những lý do sau:

Thứ nhất. Vì biện chứng duy vật coi con người là những dụng cụ sản xuất ra vật chất, và phải phục vụ cho nhu cầu của đảng, cộng sản không nhắm đến việc phát triển nhân cách con người để phục vụ con người.  Trái lại, khai thác con người vào những mưu đồ của đảng bằng một một triết lý gian trá và bạo hành. Đây là thứ triết lý mà chính Marx đã nhìn thấy từ trước là, đi vào thực tế xã hội chủ nghĩa không thể nào tránh khỏi những cuộc người đấu tố người. Bởi vì, một khi áp dụng bạo lực chính trị để cướp và giữ công quyền của nhân dân thì không thể tránh được việc dùng bạo lực. Dùng bạo lực là chống lại quy tắc tự nhiên, nên Marx đã viết: “chỉ có loài thú mới quay lưng lại trước nỗi thống khổ của đồng loại”. Marx đã quay lưng và những kẻ theo Marx không thể khá hơn Y.

Thứ hai là ngu dốt, không hiểu biết cơ nguyên của giáo dục là gì. Không nhìn biết sự tiến bộ, nhưng lại muốn chiếm độc quyền trong giáo dục, rồi khai tử những ảnh hưởng luân lý, văn hóa, đạo lý của gia đình, tôn giáo và của xã hội vào học đường bằng phản biện dối trá.

Thứ ba là do những hệ thần kinh bao cấp, bị tâm thần phân liệt nên chế độ này đã áp dụng hệ thống chính trị cửa quyền vào học đường. Theo đuổi mục đích đánh bóng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Từ đó, triệt tiêu tinh thần dân chủ, tinh thần khai phóng cộng đồng, và làm phát sinh tinh thần nô lệ. (chỉ nghe theo hiệu lệnh, không cần phân biệt phải trái)

Kết qủa là XHCN, mà ngôn từ Việt Nam thật bén nhậy đã diễn đạt trọn ý nghĩa của nhóm chữ viết tắt XHCN, gọi là Xuống Hàng Chó Ngựa, hay là Xuống Hố Cả Nút. Quả thật không còn từ ngữ nào chuẩn hơn để diễn đạt về cái chủ nghĩa này. Nhưng còn tồi tệ hơn cả chuyện họ không thể tiến tới được xã hội chủ nghĩa là tất cả những thành viên đã kinh qua các đội ngũ từ “thiếu nhi quàng khăn đỏ”, lên “hội học sinh yêu nước”,vào  “đoàn thanh niên HCM”, sau cùng là đảng viên đảng CSVN đều không có đường quay trở lại với cuộc sống nhân bản của người. Nghĩa là, không có lối ra bình thường cho người không muốn ở lại. Trái lại, họ được dọn sẵn cho một lối duy nhất. Chấp nhận một cuộc đấu tố, một cuộc thanh trừng. Hoặc gỉa, chấp nhận từ bỏ tất cả những danh lợi đã có, đang có, kể cả công ăn việc làm chuyên môn và tương lai chính trị của bản thân và gia đình bằng một cuộc khai trừ, bỏ đảng!  Thật là kinh hoảng cho một lối ra.

Tóm lại, nền giáo dục của CS, không có mục đích phục vụ cho nhân quần xã hội. Trái lại, đây là nơi, là phương cách để cộng sản rèn luyện và tuyển chọn những đao phủ hành nghề trong tất cả mọi lãnh vực, trong mọi ngõ ngách để bảo vệ đảng. Với chủ trương này, CS đặt xã hội dưới sự kiểm soát của đảng nên đã không ngần ngại chi phối trọn vẹn từ hơi thở, lời nói, ánh mắt của người dân ngay từ lúc còn trẻ thơ. Từ đó, CS đem chính trị đảng phái vào học đường như việc dùng một cái búa. Nó vừa đe dọa, vừa khuyến dụ, lừa trẻ tham gia vào các tổ chức, đoàn thể như “đội thiếu nhi quang khăn đỏ”, “học sinh yêu nước”, “đoàn thanh niên HCM” là để tập cho chúng trung thành với đảng, theo lệnh đảng thay vì phát triển nhân sinh quan của con người vì tổ quổc và đồng bào của mình.

Hãy nghe một em học sinh lớp 8 (13 tuổi?) Vũ thạch tường Minh, em có thể từng bị buộc phải hát “ai yêu bác HCM hơn các thiếu nhi, nhi đồng”, hoặc, “em âu yếm hôn đôi má bác” đã kinh tởm và nhận xét về cái lối giáo dục vô giáo dục ấy như  sau: “con thấy giáo dục ở Việt Nam quá thối nát rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả?”

Phải, nó không thay đổi được gì cả, bởi vì, lối giáo dục bá đạo này đã cho ra một cái kết quả vô cùng tồi tệ là. Tất cả mọi trẻ thơ, học sinh đều phải bước đi theo cái thòng lọng dối trá. Tất cả, dù đã vào khuôn hay không, đều sợ hãi, khoanh tay ngoan ngoãn làm nô lệ theo lệnh đảng từ nhỏ đến khi chết. Chính cái lối gíao dục này đã phá hủy nhân bản tính của từng cá nhân. Chính cái nền giáo dục này đã tiêu hủy trí năng và sự phát triển của xã hội. Theo đó, muốn xây dựng một nền giáo dục nhân bản, thực dụng, đạo lý, ngoài việc có một triết lý nhân bản và mục tiêu đứng đắn, điều tiên quyết là phải loại trừ chính trị đảng phái ra khỏi học đường. Tuyệt đối cấm chỉ mọi hình thức sinh hoạt chính trị của đảng phái len lỏi vào nhà trường.

(Còn tiếp)

8/2015
Bảo Giang





dv

Malaysia: Biểu tình là “Dân Chủ” hợp pháp



Thứ Bảy 29/8 – Bất chấp lời đe dọa: "biểu tình là bất hợp pháp” từ nhà cầm quyền và lượng cảnh sát, hơn 100.000 người dân Malaysia do Bersih (tổ chức xã hội dân sự hàng đầu ở Malaysia) đề xuất, rầm rộ xuống đường trưng khẩu hiệu tuần hành giữa thủ đô Kuala Lumpur và không ngại ngần hô vang lời kêu gọi Thủ tướng Najib Razak từ chức vì những cáo giác lừa đảo nghiêm trọng. (VOA-29.08.2015).


Thủ tướng Najib Razak: 700 triệu USD là tiền biếu tặng tôi từ Trung Đông


Người biểu tình ở thủ đô Kuala Lumpur đòi Thủ tướng Najib Razak từ chức, Ngày 29/8/2015.


Cùng ngủ qua đêm giữa đường phố để tiếp tục tuần hành vào hôm sau 

Dân chúng Malaysia giận dữ trước thông tin tài khoản của cá nhân ông thủ tướng Najib Razak nhận hơn 700 triệu USD từ các nhà tài trợ nước ngoài ẩn danh thông qua quỹ đầu tư 1MDB nhưng quỹ này lại đang nợ nần chồng chất. Đây là quỹ do chính ông Najib Razak lập ra từ năm 2009 và ông làm Chủ Tịch nhằm vận động biến thủ đô Kuala Lumpur thành trung tâm tài chính. Tin tức được hé lộ hồi tháng trước trong vụ điều tra cáo buộc Quỹ 1MDB, đối mặt với cáo giác tham ô và quản lý sai trái, nợ hơn 11 tỉ đô la. Quỹ này đang bị điều tra bởi nhiều cơ quan trong chính phủ.

Phản ứng từ nội các chính phủ nói khoản tiền là “quyên góp cho chính trị” từ các nguồn ẩn danh ở Trung Đông.

Ông Najib phủ nhận mọi cáo buộc và nói rằng khoản tiền đó trong các tài khoản ngân hàng của ông là một khoản tiền biếu tặng từ Trung Đông và nói những người biểu tình không nên làm hoen ố hình ảnh Malaysia(!?)

Nhưng trong số những người chỉ trích ông Najib, cựu lãnh đạo (một tượng đài Malaysia) Mahathir Mohammad nói với báo chí hồi tuần này rằng ông không tin số tiền là tiền quyên góp hợp pháp và đề nghị hãy để cho các cơ quan điều tra độc lập vào cuộc, một lần nữa ông kêu gọi Thủ tướng Najib từ nhiệm.

Để ngăn chặn vụ việc bùng phát ngoài tầm kiểm soát hồi đầu tháng chính quyền Thủ tướng Najib Razak đã phong tỏa website của Bersih và tuyên bố cuộc biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở Kuala Lumpur là bất hợp pháp vì các nhân vật tranh đấu không được cấp phép để tổ chức biểu tình và giới hữu trách cũng cấm dân chúng mặc trang phục màu vàng của Bersih và phù hiệu của tổ chức này… Chính đó là chất xúc tác làm dấy lên cuộc biểu tình rầm rộ quyết liệt đòi Thủ tướng Najib Razak từ chức lần này.



“Chào nghen, đồng nghiệp! Là “y tá vườn” nhưng tui ngon lành hơn ông- Việt Nam dưới sự lãnh đạo của tui: Vinashin bốc hơi 4 tỷ USD - Vinalines 1.686 tỷ đồng - Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) 524 tỉ đồng - Tổng nợ xấu ngân hàng khó đòi 159.313 tỷ đồng….Nhưng tui lên chức dài dài... kỳ này dự trù… lên nữa! Đại Biểu Quốc Hội/VN kêu tui từ chức còn chưa được nữa là… Còn người dân đòi biểu tình từ chức hả? Đứa thì tui cho đi nghỉ mát trong các “Resort CA quản lý”, đứa thì tui cho nó đi du lịch Mỹ dài hạn… Bên tui “Dân Chủ” là phải cho dân nó đi “nghĩ mát, du lịch”để mình rảnh tay làm chủ chớ… Nếu không nó cứ đòi Dân Chủ thì mình đâu làm Chủ Dân được… Coi chừng ông sắp tiêu rồi… Chúc may mắn nghen…

30/8/2015
Hoàng Thanh Trúc




dv

Cảnh sát và an ninh



Cảnh sát canh gác trước toà án nhân dân TPHCM.


Bộ máy công an Việt Nam bao gồm 2 lực lượng: cảnh sát và an ninh. Cảnh sát là lực lượng được giao nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; còn an ninh là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này, ai cũng phân biệt được cảnh sát với an ninh. Bản thân tôi trước kia cũng vậy, không để ý đến chuyện này, lý do chủ yếu có lẽ là vì mình chẳng liên quan mắc mớ gì với họ cả.

Câu chuyện trong tù

Tôi chỉ bắt đầu để ý phân biệt giữa cảnh sát và an ninh sau khi bị Công an Quảng Trị bắt lần đầu tiên vào ngày 25.12.2009.

Thời gian đầu ở trại tạm giam Công an Quảng Trị, tôi bị giam cùng phòng với một “sếp” nhỏ trong hệ thống công quyền. Anh ta tên là Nguyễn Thanh Trọng, sinh năm 1960, nguyên trạm phó Trạm Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo, bị bắt vì hành vi mua ô tô từ Lào về rồi phù phép giấy tờ để bán lại cho người khác.

Bình thường thì với những hành vi phạm tội “nhỏ nhặt” như thế, người ta “chạy” khoẻ re. Kể cả khi bị bắt rồi thì người ta cũng dễ dàng lo lót để được tại ngoại hầu tra, rồi chịu một mức án treo nhẹ nhàng khi ra toà. Chính người bạn tù của tôi cũng nói với tôi vậy. Tuy nhiên, do vị trí công tác của mình, anh ta từng một lần “can tội” làm mếch lòng ngài Viện trưởng Viện KSND tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ, và đó là lý do chủ yếu khiến anh ta bị “hành” đến nơi đến chốn.

Làm việc với anh ta là những sỹ quan thuộc khối cảnh sát; còn tôi, với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” khi bị bắt, lại là đối tượng của các sỹ quan an ninh.

Là một công chức lâu năm, lại làm việc trong một môi trường tiếp xúc với đủ loại công an, nên người bạn tù của tôi chẳng lạ gì họ.

Một hôm, sẵn bức xúc với mấy tay cảnh sát điều tra làm việc với mình, anh ta tâm sự với tôi: “Bọn cảnh sát bây giờ đúng là quá bẩn. Với cây gậy pháp luật trong tay, lại được phụ trách những lĩnh vực ‘màu mỡ’ như buôn lậu, ma tuý, mại dâm, giao thông, kinh tế… nên thằng nào thằng nấy đều mập ú, ăn chơi, nhậu nhẹt, bù khú tá lả. Có quyền, có tiền, bị quyền lực tha hoá từng ngày nên chúng rất tham lam, tàn bạo, trắng trợn, lỗ mãng. Nhìn chúng rất khó cảm tình.”

Ngưng một lát, anh ta tiếp tục: “Còn đám an ninh thì nghèo hơn vì ít được tiếp xúc với kim tiền, ngoại trừ mấy tay an ninh kinh tế, phụ trách những vụ án kinh tế liên quan đến an ninh quốc gia, như lưu hành tiền giả chẳng hạn. Vì thế, trông họ lịch sự, đứng đắn và tử tế hơn đám cảnh sát kia.”

Thay ngôi đổi thứ

Kể từ đấy, tôi mới bắt đầu để ý quan sát và phân biệt giữa cảnh sát và an ninh. Rõ ràng là trong dân chúng, danh xưng “sỹ quan an ninh” nghe vẫn oai hơn “sỹ quan cảnh sát”; trường Đại học An ninh Nhân dân luôn “danh giá” hơn, với điểm thi tuyển đầu vào cao hơn trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Quân phục sỹ quan an ninh trông đẹp, trang nhã hơn quân phục sỹ quan cảnh sát. Bộ trưởng Công an và giám đốc công an các tỉnh, thành đa phần đều xuất thân từ lực lượng an ninh.

Lực lượng cảnh sát thì quả đúng như lời người bạn tù của tôi từng nhận xét. Điều khác biệt duy nhất hiện nay so với thời điểm tôi ngồi tù có lẽ là họ ngày càng mập mạp hơn, tham lam hơn, tàn bạo hơn, trắng trợn hơn, lỗ mãng hơn mà thôi.

Tuy nhiên, sự chênh lệch về “phẩm giá” giữa cảnh sát và an ninh trong mắt tôi lại chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Càng ngày tôi lại càng thấy đám cảnh sát võ biền thực ra còn dễ chấp nhận hơn đám an ninh trông có vẻ trí thức kia, không phải vì các sỹ quan an ninh ở Quảng Trị đã không bảo vệ tôi trong vụ án của mình. (Dù họ có muốn như vậy đi chăng nữa thì điều đó cũng nằm ngoài khả năng của họ.)

‘Thượng bất chính…’

Hình ảnh những tên cướp ngày mang phù hiệu “Cảnh sát Giao thông” giờ đây đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Dù vẫn là một hình ảnh phản cảm nhưng ở mức độ nào đó người ta cũng “chia sẻ” với những tên cướp mang quân phục khi họ không úp mở rằng để được cầm chiếc gậy ấy ra đứng đường, họ phải chạy chọt hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ bạc.

Số tiền mà họ ăn cướp được chỉ nằm lại túi họ một phần nào thôi: họ phải trích ra để rải từ đội trưởng đến trưởng phòng CSGT, đến ban giám đốc công an tỉnh, đến lãnh đạo Bộ Công an. Để được ngồi vào chiếc ghế của mình, đội trưởng CSGT phải lo chạy chọt trưởng phòng CSGT; trưởng phòng CSGT phải lo “cống nộp” ban giám đốc công an tỉnh, ban tổ chức tỉnh uỷ; ban giám đốc công an tỉnh phải lo “quà cáp” cho lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo Bộ Công an phải lo lót Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội… tất thảy đều từ những đồng tiền ăn cướp của nhân dân mà ra cả.

“Nhà dột từ nóc”, tham nhũng bắt đầu từ chính những lãnh đạo chóp bu của hệ thống, bất kể đó là người vẫn ví von “tham nhũng như ngứa ghẻ” hay đó là kẻ từng trịnh trọng tuyên bố “nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay”. Tình cảnh “ngậm miệng ăn tiền” trong các vụ tham nhũng không đơn thuần là điều mà đám cảnh sát chống tham nhũng vốn đã bị tha hoá ưa thích: họ không thể hành xử trái với “chỉ đạo” của những thực thể nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật là “huyện uỷ”, “tỉnh uỷ” và “Bộ Chính trị”.

Nhìn chung, những viên CSGT kia, cũng như những cảnh sát điều tra trong các vụ án hình sự, thường lợi dụng cây gậy pháp luật mà “đảng và nhà nước” giao cho để dụ các khổ chủ, những “con mồi” của họ, tuân theo “đạo lý”: “của đồng chia ba, của nhà chia đôi”.

‘Anh là ai?’

Trong khi đó, đối tượng của lực lượng an ninh Việt Nam hiện nay xem ra chủ yếu là giới đấu tranh, những người sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mình có để đổi lấy tương lai tươi sáng cho đất nước, và… bà con dân oan, những nạn nhân bị cướp đoạt tài sản và bị đẩy vào đường cùng.

Trong khi người Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, nghênh ngang khắp Việt Nam như đi vào chốn không người mà vẫn không khiến bộ máy an ninh Việt Nam phải bận tâm thì hầu như bất cứ động tĩnh nào của những người lên tiếng đấu tranh chống bành trướng Trung Quốc ở Việt Nam cũng đều không thoát khỏi con mắt cú vọ của họ.

Lực lượng an ninh không chỉ sách nhiễu, bắt giam, bỏ tù… những người dấn thân đấu tranh đòi tự do - dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam, mà còn sẵn sàng hành xử như những tên côn đồ khát máu với họ. Chưa hết, an ninh cộng sản còn bày ra đủ trò cài cắm, mua chuộc, gây chia rẽ… vô cùng thâm độc, xảo quyệt hòng phá hoại phong trào đấu tranh.


Những “chiến tích” của hung thần mang tên “an ninh cộng sản”


Bà con dân oan, những người phải rời bỏ quê hương bản quán ra thủ đô “ngàn năm văn hiến” lay lắt vật vạ để đòi quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền được sống, cũng là đối tượng được bộ máy an ninh “chăm sóc” kỹ. Những vụ đàn áp nhằm vào dân oan do bộ máy an ninh chỉ đạo vẫn thường xuyên xẩy ra, thậm chí ngay cả khi bà con đang ngủ trong lều bạt giữa thời tiết giá rét.

Trong bài “Đôi mắt người dân oan”, blogger Người Buôn Gió đã tả cảnh một người dân oan bị mấy tay an ninh mặc thường phục hành hung và ngã xuống ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nơi chỉ cách “Lăng Bác” mấy bước chân. Ông nằm bất động, với đôi mắt vô hồn, trống rỗng, ai oán, tuyệt vọng, không còn tha thiết gì với sự đời… Lảng vảng xung quanh ông là những sỹ quan “an ninh nhân dân” mặc thường phục, mang bộ mặt lạnh lùng, vô cảm.


Blogger Người Buôn Gió: “Hãy nhìn bước chân của người đàn ông quần âu đen này, chúng ta hình dung ai có thể bước qua một người già đang nằm như vậy?”


‘Thanh kiếm của Đảng’

Nhân kỷ niệm 70 năm hung thần “Công an Nhân dân” ra đời, ban lãnh đạo Đảng CSVN vừa mới trao tặng Huân chương Sao Vàng, phần thưởng “cao quý” nhất của chế độ, lần thứ 4 cho lực lượng mà họ luôn ví von là “thanh kiếm của Đảng”.

Để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN “dân chủ gấp triệu lần tư bản” và bảo đảm cho cỗ máy tham tàn, buôn dân bán nước ở Việt Nam vận hành trơn tru, những “thanh kiếm của Đảng” mang tên an ninh và cảnh sát kia đều nhằm vào đầu nhân dân theo cách này hay cách khác.

Điều khác biệt đáng kể nhất ở đây là, trong khi lực lượng cảnh sát góp phần đưa đến ngày tàn của hệ thống, bởi nó khiến cho bộ máy ngày càng ruỗng mục, người dân ngày càng căm ghét chế độ, thì lực lượng an ninh lại không chỉ ra sức vùi dập bất cứ mầm mống nào đem đến hy vọng cho tương lai của giống nòi, mà còn sẵn sàng dẫm đạp lên những nỗi đau thê lương nhất của đồng loại.


Lê Anh Hùng
27.08.2015




dv

8/29/2015

MÙ, CÂM, ĐIẾC!



Người ta nói lãnh đạo Việt Nam hiện nay chỉ có ba người, đó là: Mù, Câm, Điếc. Mù vì họ không nhìn thấy dân tình đói khổ, xã hội bất công. Câm vì họ không bao giờ trả lời những câu hỏi sự thật của dân. Điếc vì họ không nghe dân nói. Ba ông này cùng nhau dẫn dắt đất nước, thành ra 90 triệu đồng bào cũng bị thiểu năng trí tuệ cả. Những ai mà sáng mắt, thính tai, hoặc nói rõ ràng hơn họ một chút thì lập tức bị đàn áp và bỏ tù ngay. Vì đèn kia nào sáng hơn trăng bao giờ?

Xã hội bình thường vốn cơ quan nào chức năng nấy, ai giữ chức vụ gì thì thực thi nhiệm vụ đó. Như vậy mọi thứ mới có khuôn khổ, người dân cũng dựa vào đó mà kiểm tra và giám sát được. Nhưng ở đây, ba ông này đảm nhiệm chức năng lẫn lộn, vì thế mà không ai biết đường nào mà lần. Tình thế đó rất có lợi cho họ, vì chẳng ông nào phải chịu trách nhiệm trước dân, nhưng lại hưởng chung một niềm vinh quang thắng lợi. Cái thiệt thòi, khổ sở thì đều đổ hết lên đầu nhân dân cả.

Tuy là mù, câm, điếc như vậy, nhưng việc cai trị và lừa dối nhân dân thì ba ông lại phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, như là người ta làm xiếc vậy. Dân chúng mãi xem xiếc mà cứ ngớ người ra, đến khi nhìn lại mới biết là mình bị lừa và bóc lột.

Số là thế này, mỗi khi cần nghe người dân chất vấn thì họ lại cử ông “Điếc” đi. Ông này ù ù cạc cạc, ai nói gì cũng mặc kệ, vì có nghe được gì đâu mà hiểu, mà giải quyết vấn đề? Khi cần xem xét thực trạng quản lý đất nước, người ta lại cử ông “Mù” đi. Khổ nổi! Ông này có nhìn thấy gì đâu mà khảo với chả sát? Kết quả là mọi chuyện lại đâu vào đấy, vẫn tốt đẹp cả. Chỉ có dân là dậm chân kêu trời. Những lúc cần trả lời cho dân thì họ lại cử ông “Câm” đi. Chờ mãi chẳng nghe ông nói gì, dân tức muốn chết nhưng đành chịu. Thế nhưng người dân không làm cách nào để mà chống lại chiến thuật “luân phiên” và “xa luân chiến” của ba ông này cả.

Cứ mãi như thế thì dân thiệt thòi và khổ sở quá. Nhiều người đành liều mạng lên tiếng phản đối, kết quả là bị quy kết trở thành “phản động”, với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” hoặc “Tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Cho nên dân chỉ biết âm thầm gạt nước mắt nhịn nhục, cắn răng chịu đựng bất công.

Chuyện là thế, thật mà như bịa, mấy chục triệu dân mà phải chịu thua ba ông mù, câm, điếc này. Vì chẳng ai có thể trách người mù không nhìn thấy đường, người điếc không biết nghe và người câm không biết nói cả. Kết quả là người ta bị thằng điếc đánh đòn mỗi khi lên tiếng, vì cứ tưởng là chửi nó. Đánh dân xong rồi họ lại cho thằng câm ra giải thích và thằng mù đi kiểm tra, giám sát.

Quý vị có biết ba anh Mù, Câm, Điếc này là ai không? Xin thưa, đó là ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp ở nước ta hiện nay. Tương đương với Quốc Hội (Lập pháp), Chính Phủ (Hành Pháp), Tòa án (Tư pháp).

Ở một nước dân chủ, thì ba cơ quan này tồn tại và hoạt động độc lập, có nhiệm vụ giám sát và chế tài lẫn nhau. Đằng này ở Việt Nam, ba cơ quan này mang tiếng là riêng nhưng lại gộp làm một, dưới sự lãnh đạo của một ông chột mắt là đảng Cộng Sản. Con mắt duy nhất thị lực cũng rất yếu, đã thế ông lại nhìn cuộc đời qua lăng kính “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin”, cho nên mọi thứ đã mờ càng thêm ảo. Ông chột sử dụng ba lá bài “Mù, Câm, Điếc” trong tay thành thạo như một tay cờ bạc bịp vậy. Cần dùng anh nào, với mục đích gì đều do đảng tùy nghi sử dụng. Thành ra nó như một ma trận hãi hùng, vùi dập người dân trong vô vọng. Khi cần đàn áp nhân dân thì ba ông đoàn kết làm một. Ông Lập pháp ra luật, ông Hành pháp bắt, ông Tư pháp xét xử. Nhưng khi nhận trách nhiệm thì ông này lại đùn đẩy và đổ lỗi cho ông kia. Quý vị thấy họ có tài không?

Một anh chột lãnh đạo toàn diện ba anh Mù, Câm, Điếc là thực trạng chính trị hiện nay ở nước ta. Đó là nguyên nhân dẫn đến nổi khổ của dân, cũng như biến họ trở thành những kẻ thiểu năng trí tuệ.

Minh Văn




dv

Giáo dục Việt Nam: Chính sách ngu dân?






dv

Hội chứng Cộng sản

Sau gần hai mươi năm không gặp nhau, tôi gặp lại người bạn cũ, khác với cái thuở hai thằng rủ nhau đi phụ hồ, tối đến, buồn quá, lại rủ nhau thức đến 11h đêm, đợi lò mổ bò làm thịt xong, mua một ít lòng về luộc chấm mắm gừng, uống một xị rượu để sáng mai tiếp tục đi phụ hồ… Anh ta bây giờ giàu có, xe cộ, nhà cửa, tiền bạc rủng rỉnh… Nhưng nói chuyện một lúc, tôi thật sự giật mình và tự hỏi “không hiểu con người như thế này sao lại giàu được hay vậy ta?!”.

Sở dĩ tôi phải hỏi thầm như vậy vì tôi nhận ra giữa sự giàu có và tri thức của anh ta tỉ lệ nghịch đến độ khó tin. Nhưng không sao, tri thức không phải ai cũng có đủ để tỉ lệ thuận với sự giàu có, thậm chí có nhiều người giàu có tri thức nhưng lại nghèo tiền bạc. Chuyện ấy bình thường thôi. Vấn đề đáng bàn ở đây là quan điểm sống cũng như suy nghĩ, nhận định về xã hội của anh ta làm tôi bất ngờ.

Tôi vẫn luôn tin rằng với những người xuất thân từ gia đình nghèo khổ và bị ép chế bởi có lý lịch cha làm việc cho “ngụy quyền” như tôi và anh, chắc chắn khi vượt qua số phận, trở nên giàu có, kinh nghiệm sống cũng như những vết thương về lý lịch sẽ giúp tâm hồn chúng tôi trở nên đẹp hơn. Điều này tôi mường tượng giống như cây dó bầu sau khi bị mưa bão đánh tơi tả sẽ cho ra lõi trầm, chính cái lõi trầm khẳng định giá trị cũng như khả năng vượt thoát cái chết và thương tật của cây dó bầu. Điều đó cũng như chính sự giàu có, kinh nghiệm sống và sự tiến bộ sẽ khẳng định giá trị của con người sau một quá trình nghèo khổ, bị ép chế.

Nhưng không, tôi đã lầm, đó chỉ là sự tưởng tượng vô nghĩa của tôi. Anh bạn nghèo ngày xưa của tôi không những giàu có mà công tâm để nói là anh ta rất khốn nạn. Đương nhiên là anh ta chưa hề khốn nạn gì với cá nhân tôi nhưng anh lại khốn nạn với nhiều người khác nghèo khổ, khốn nạn với cộng đồng và xã hội.

Sau một thời gian dài làm phụ hồ, anh phất lên một cách bí ẩn, trở thành giàu có và nhận công trình xây dựng với một đội ngũ kĩ sư xây dựng và thợ thầy khá vững vàng. Không dừng ở đó, có đủ tiền bạc và đàn em, anh cho vay nặng lãi và nhanh chóng trở thành “đại gia” trong xã hội. Đã có nhiều người nghèo mất trắng mọi thứ bởi nợ anh ta, và anh ta không ngần ngại cho đàn em đến xiết nợ của người khác giữa ban ngày, mức lãi có khi lên đến 30% mỗi tháng khiến cho con nợ nhanh chóng kiệt quệ dưới tay anh ta. Nhưng không ai làm gì được anh ta vì anh chơi với các quan chức đứng đầu ngành an ninh tỉnh và huyện, chuyện nhậu nhẹt, chè chén và quà cáp đối với giới quan chức là chuyện thường ngày.

Có thể nói rằng nhờ vào các quan hệ, toa rập, chằng níu giữa anh ta và giới quan lại mà anh ta trở thành một loại Năm Cam mới, tinh vi và yên ổn hơn. Đặc biệt, khi nói chuyện, một hai anh bảo vệ đảng Cộng sản, anh bảo vệ đến độ tôi không dám nhắc đến hai từ này với anh. Bởi nếu nhắc đến mà không kèm với thái độ tôn kính thì không chừng anh ta đập bàn, cho đàn em xử mình như chơi. Vì thấy mức độ mê tín vào đảng của anh ta thì dễ dàng nhận ra kết cục như vậy.

Anh luôn đưa ra quan điểm nhân dân phải sống dưới sự che chở của đảng, phải tin vào đảng, thậm chí thần tượng đảng, thần tượng bác Hồ mới là người trưởng thành. Bằng chứng của sự trưởng thành này là anh đã rất giàu, chơi với giới quan chức và đẳng cấp của anh cũng ở trên cao, thuộc giới thượng lưu… Nghe anh nói một lúc, tôi chỉ thấy miệng đắng ngắt, không thể nhấp thêm ngụm bia nào nữa, vờ có việc gấp mà cáo lỗi, về trước.

Trên đường về, tôi sực nhớ đến câu nói của một anh bạn: “Đất nước này không phải chỉ có hơn ba triệu đảng viên Cộng sản đâu! Nó có đến hơn chín chục triệu đảng viên Cộng sản đó. Chúng ta đang sống trong một thứ hội chứng Cộng sản!”.

Anh này đưa ra quan điểm như vậy và cho rằng không chỉ có những đảng viên đã được kết nạp vào đảng Cộng sản mới là đảng viên, mà những thứ tư duy Cộng sản, hội chứng Cộng sản đã nhiễm dần vào máu huyết của người dân theo từng ngày, từng ngày, để đến một lúc, họ trở thành một đảng viên thụ động và còn yêu đảng, yêu Hồ Chí Minh ghê gớm hơn cả những đảng viên chính thức.

Sự mê tín vào đảng Cộng sản này được tích tụ một cách tiệm tiến trong quá trình tồn tại, nó chuyển hóa từ sợ hãi sang thỏa hiệp và cuối cùng là cơ hội. Nghĩa là với cách quản lý đầy sắc máu, nhà nước Cộng sản đã đẩy đại bộ phận nhân dân đến chỗ sợ hãi, đánh mất chính mình để tồn tại. Và đến một lúc nào đó, người ta cảm thấy những bất công, vô lý là chuyện bình thường, không có gì đáng bàn, người ta chấp nhận, thỏa hiệp với bất cộng, xem bất công và đàn áp như một lẽ đương nhiên. Và một khi đã xem điều đó là đương nhiên, người ta dễ dàng thích nghi để tìm ra cơ hội có lợi cho bản thân. Những kẻ cơ hội trong chế động Cộng sản đều là những kẻ có khuynh hướng phát triển như trên.

Và một khi đã nắm được cơ hội trên tay, người ta bắt đầu phát triển, mở rộng cơ hội. Đương nhiên cơ hội ở đây sẽ có đội trên đạp dưới, có toa rập, có đạp lên nỗi đau của đồng loại mà đi, có thủ đoạn và có cả sự bỉ ổi, vô luân. Bởi lẽ, đây là cơ hội dưới triều đại độc tài Cộng sản.

Và một khi thứ cơ hội này lan tỏa ra trên toàn xã hội, một thứ không khí khác bao trùm lện xã hội, một ông xe ôm hay một bà bán trứng vịt lộn cũng có thể là đảng viên không chính thức, bà ta có thể đấu tố hàng xóm, có thể tìm cách nịnh bợ ông chủ tịch phường, chủ tịch xã để lấn sang phía bà bán bánh mì một chút đất vỉa hè để đặt thêm bộ bàn. Và đương nhiên bà ta lấy làm hãnh diện vì mình có thế lực đảng trong tay! Ông xe ôm cũng thế, ông có thể trở thành một cộng sự viên đắc lực của ngành an ninh để đấu tố những kẻ nào dám nói xấu đảng, nói xấu bác Hồ, với ông, đây là một chiến công, mặc dù cho đến giờ ông không có nghề ngỗng gì, phải chạy xe ôm bởi cơ hội làm người của ông đã bị mất vì lý lịch “ngụy quân” của ông ta!

Đứng trên góc độ tạo ra hiệu ứng mê tín đảng và bao trùm không khí xã hội một thứ “hội chứng Cộng sản” thì rõ ràng là nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam đã rất thành công, không phải tốn xu nào vẫn tạo ra được hơn chín chục triệu đảng viên, trong đó có nhiều đảng viên không có thẻ nhưng lại có quyền lực đảng và yêu đảng hơn rất nhiều so với các đảng viên chính thức. Bởi với họ, sự giàu có, tài phiệt của họ hình thành là nhờ vào ơn đảng, ai đụng đến đảng là khó sống với họ!

Nhưng nhà cầm quyền Cộng sản, đảng Cộng sản quên mất một điều: Khi mà tấm thẻ đảng trở nên rẻ rúng, khi mà quyền lực đảng đã rơi vào tay tài phiệt và mafia, khi mà tính đảng không còn thiêng liêng như những ngày người ta chấp nhận đói khổ, rúc rừng, chịu sốt rét và bom đạn, cái chết để đi theo đảng… Thì lúc đó, cả một tập hợp đảng lại lúc nhúc những con vi trùng tội ác có thể làm cho cơ thể đảng nổ tung sau khi trương phình và tự hoại lẫn nhau. Đó là điều khó tránh khỏi trong lúc này!

VietTuSaiGon




dv

Sâu và Người



Ảnh minh họa.  File photo

Nếu có điều gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này thì tôi cho đó là tình thương giữa con người với con người. Đặc biệt trong bối cảnh của xã hội Việt Nam hiện nay. Tình thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Tiếc thay, lãnh đạo CS đa số không nhìn ra điều này. Một đoạn băng hình (video clip) ghi lời cám ơn của một phụ nữ dân oan Dương Nội, chị Cấn Thị Thêu, đã được đánh giá là một bài diễn văn xúc động và hay nhất mà không có một lãnh đạo CSVN nào có khả năng vượt qua. Lý do thật đơn giản: lời nói của chị chân thành và tràn đầy tình thương.

Nghe chị, người ta nghe cả tiếng kẻng, tiếng trống, mùi khói, mùi rơm mà người dân đốt lên để giữ đất. Rồi người ta nghe luôn cả tiếng máy xúc, máy ủi trên những cánh đồng lúa xanh tốt của nông dân Dương Nội; người ta nhìn thấy những mảnh hài cốt của thân nhân họ nằm chơ vơ trên cánh đồng! Ai đó ví von người nông dân như con cò, con cò ốm o, hiền lành, cam chịu. Ngày nào cò bỏ ruộng, bỏ cày lên đường theo tiếng gọi của đảng; ngày nay hòa bình cò gánh trên lưng hàng trăm thứ phí, đất ruộng lại bị bọn cường hào mới tước đoạt trắng trợn. Cướp có lịnh lạc, có văn bản đàng hoàng. Thương thân cò như câu ca dao: cái cò đi đón cơn mưa / tối tăm mù mịt ai đưa cò về!

Là một nông dân bị cướp trắng, bị tù tội, nhưng trong lời cám ơn, có đến hai lần chị Cấn Thị Thêu nhắc đến tình thương. Ngược lại, không hiểu sao những phát biểu của các quan chức thượng tầng, giàu sụ, thường vô cảm, xa rời nhân dân, xa rời thực tế; đôi lúc nó lại na ná như những câu dân ta gọi là "tự điển tra ngược".

Người ta còn nhớ ông Bộ Trưởng chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử đã nhận định về tầng lớp nghèo khó nhất nước như sau: "Bán vé số ở Việt Nam… có thu nhập cao". Hay phát biểu của ông Nguyễn Văn Chỉnh Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An khi kiểm tra về tình trạng cây cầu của tỉnh vừa mới khánh thành đã bị sập ngay một nửa, ông Chỉnh nói: "nửa cây cầu còn lại hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tiếp tục ‘sứ mệnh’… đưa người dân qua kênh”.

Có lẽ trong hàng lãnh đạo CS, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam là người có những chia sẻ "tình cảm" và lý tưởng nhất. Là một người trẻ, lại có thời gian du học tại Bỉ; ông Đam đúng ra phải là niềm hy vọng của đất nước. Ông đã từng được đánh giá là một người nhiệt huyết, giàu niềm tin, gần gũi và thân thiện với dân. Tuy nhiên, ông có thật lòng với dân, với nước, hay chỉ qua lời nói? Tôi thích câu định nghĩa về tình thương của nhà giáo dục lỗi lạc William Arthur Ward. William cho rằng: "Tình thương không chỉ là một danh từ - nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc - nó là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, và hy sinh".

Cách đây không lâu, một phát biểu mang tính "cảm xúc" của ông Vũ Đức Đam đã làm cư dân mạng bàn ra tán vào không ít. Ông Đam cho rằng nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh được. Tại cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân vào chiều 12/8 vừa qua, ông Đam một lần nữa lại chia sẻ về nỗi ưu tư giàu nghèo của ông. Ông bảo: “Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta Tốt mà vẫn cứ Nghèo. Bây giờ phải làm gì?" sau đó ông đã nhấn mạnh: "Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn".

Lời nói phải đi đôi với việc làm, rõ ràng ông Đam thiếu sự chân thành. Nếu ông thật ưu tư về sự giàu nghèo của dân của nước, ông phải biết dân Sơn La không có đến cây cầu cho trẻ em đi học. Hàng ngày các cháu phải đu người bằng dây qua sông. Nhưng cũng chính ông lại là người ký nghị định cho phép cái tỉnh nghèo đói nhất Việt Nam này dùng 1400 tỉ để xây tượng ông Hồ.

Nếu chân thành, câu hỏi của ông phải là: làm cách nào chúng ta Tốt hơn để dân bớt khổ và đất nước thoát Nghèo?

Ai ai cũng biết chúng ta NGHÈO chính vì lãnh đạo không tốt; quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ. Người ta vừa phát hiện ra hai quan huyện, xã: Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Huỳnh Minh Nhơn, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú, Mạc Như Siêng; hai ông đã ký quyết định tự ý cấp đất cho chính vợ mình làm khu du lịch, rồi gian dối để người khác đứng tên. Những kế hoạch lập ra để hỗ trợ dân nghèo, hỗ trợ nông thôn cũng bằng vô ích. Đến như con gà giống của dân nghèo Quế An còn đi lạc vào nhà quan xã; một chế độ tham ô từ Thủ Tướng đến anh xã trưởng thì hỏi sao đất nước không Nghèo !

Còn cái TỐT mà ông Đam nói ở trên là nói theo ý đồ của đảng - một nhóm người đặc quyền đặc lợi chủ trương đi ngược dòng lịch sử. Tư tưởng Mác Lê đã chết, XHCN đã tan mà lãnh đạo đảng cứ bắt dân học theo Mác Lê và kiên quyết tiến lên XHCN. Một chủ nghĩa đã bị nhân loại ném vào thùng rác hơn hai thập niên trước thì tốt ở chỗ nào? Đất nước 90 triệu dân mà chỉ có một thiểu số 16 người trong Bộ Chính trị thay phiên nhau quyết hết mọi thứ thì tốt cái gì? Ba mươi năm qua đã đổi mới, đất nước vẫn nghèo, dân vẫn khổ, nay ông tiếp tục đòi đổi mới nữa thì cũng chỉ là hô khẩu hiệu suông mà thôi.


Tuần qua, các trang mạng xã hội đã nóng lên vì hai sự kiện. Một là phát biểu của một cậu bé 14 tuổi về giáo dục, kế đến là hình ảnh của sinh viên Lê Nam phản đối việc xây dựng tượng đài nghìn tỉ. Tốc độ lan tỏa của nó nhanh đến chóng mặt, ông Đam có nghe được tiếng nói của họ không? Vũ Thạch Minh Tường và Lê Nam chỉ là hai công dân nhỏ nhoi, nhưng lời nói của các em chân thật và có giá trị tích cực; chính vì thế nó lan tỏa và tác động đến rất nhiều người. Điều lớn lao ở đây không nằm ở công việc các em thực hiện mà nó nằm ở chính ý thức của các em. Tôi tin là sau họ, sẽ có nhiều người khác nữa nối tiếp; bởi thực trạng xã hội ngày nay cần được báo động. Và cũng bởi vì khi lên tiếng cho lẽ phải; nó đem lại ý nghĩa cho cuộc sống và sự thanh thản cho tâm hồn của mỗi chúng ta.

Thông thường giá trị của một lời phát biểu thường dựa vào một số yếu tố. Đầu tiên nó dựa vào vị trí của người phát biểu, kế đến là sự chân thành, sau cùng chính là tính xây dựng và hành động thực tiễn của người nói câu nói ấy. Đa số lãnh đạo CS đều theo chân của Lenin, họ tin rằng một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật. Đất nước này cần thay đổi, người dân VN cần một chính quyền biết lắng nghe. Họ không cần thêm một lãnh đạo rập khuôn của sự ích kỷ, gian dối, giáo điều và vô cảm.

Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành khi cho rằng soạn bộ Bách Khoa Toàn Thư là "một công việc rất linh thiêng, trách nhiệm lớn với dân tộc" thì thay vì chỉ đạo "phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh" tôi nghĩ ông nên dùng đoạn nói chuyện của dân oan Cấn Thị Thêu làm lời dẫn. Bởi các thế hệ mai sau cần được biết những gì đang xảy ra, cần được nghe tiếng khóc lạc giọng của người nông dân sau 80 năm theo đảng giành lại chính quyền:

“Tôi thấy việc chúng nó bắt giam tôi và nhiều bà con Dương Nội nhằm mục đích cướp đất, đó thực sự là một tội ác. Chỉ vì những món lợi nhuận khổng lồ từ việc thu hồi đất mà chúng nó đã bất chấp luật pháp bất chấp tình yêu thương đồng loại để thực hiện những việc làm mà trời không dung, đất không tha. Biết bao cánh đồng lúa đang xanh tốt của nông dân Dương Nội đã bị chìm dưới bánh xích của máy xúc, máy ủi. Biết bao nhiêu ngôi mộ bị ủi phá, xương cốt trắng đồng. Biết bao nhiêu người dân Dương Nội đã bị công an đàn áp đánh đập dã man. Biết bao người nông dân không chuyển đổi được nghề nghiệp, bị đẩy vào cảnh cùng quân, thất nghiệp, đói nghèo, sống không có đất mà làm, chết không có đất mà chôn. Biết bao nhiêu người dân vô tội bị đẩy vào vòng lao lý. Đó là tội ác tày trời của bọn quan tham đã gây ra cho dân oan Dương Nội trong suốt gần 10 năm qua”.

Tình thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành ông phải hiểu và nói lên được điều dân muốn nói. Muốn hết nghèo nên trả lại cho dân quyền làm chủ đất nước. Nếu tất cả quyền hành cứ nằm trọn trong tay 16 ủy viên bộ chính trị như hiện nay, thì chúng ta sẽ tiếp tục Nghèo mãi vì có bao nhiêu đều trôi tuột vào túi cán bộ. Nhà cách mạng vĩ đại của dân nghèo, Mathama Gandhi đã từng nói: "luôn luôn có đủ cho người nghèo, nhưng không bao giờ có đủ cho người tham lam".

Và nếu thật chân thành, ông Đam sẽ phải khác các lãnh đạo CS khác. Khác những ông quan lớn đang ngồi trên chót vót đỉnh trời, xa rời nhân dân, xa rời thực tế. Nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: nếu không nghe được tiếng than oán của người dân, các ông có còn là Người hay đã thành Sâu?

Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu?…

Nguyệt Quỳnh
2015-08-27



dv

Một bài quốc ca giá bao nhiêu?




Câu chuyện đề nghị thu tiền tác quyền của bài Tiến quốc ca ở Việt Nam hiện nay, gợi lên không ít điều phải bàn, liên quan đến danh dự một quốc gia, cũng như của chính tác giả bài hát đó. Tuy chuyện ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nêu ra có vẻ rất lạ thường, như lại là cơ hội để công chúng được một dịp nhìn thấy mọi góc cạnh của ứng xử, của hiện trạng về bài quốc ca tại Việt Nam.

Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam cho đến nay, chưa có bài hát nào được sử dụng nhiều bằng bài Tiến Quân Ca, bởi tính khách quan, đó là bài hát được Quốc hội của miền Bắc Việt Nam, năm 1946, lúc đó còn mang tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chọn là bài hát chủ đề giới thiệu một chính thể – một national anthem, mà cho tới nay chưa có sự thay đổi chính thức nào. Mặc dù sau khi Việt Nam không còn chiến tranh và chính thức đổi tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bài hát này vẫn được vang lên với tư cách là một bài quốc ca.

Nếu tính thành tiền tác quyền, bằng giá của một ca khúc bình thường mà VCPMC vẫn thu hiện nay, tiền tác quyền của của riêng bài hát này (kể cả truy thu) của nhạc sĩ Văn Cao có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng Việt Nam. Và nếu được như vậy, nhạc sĩ Văn Cao có thể đi vào lịch sử âm nhạc thế giới qua sự kiện 20 năm sau khi mất, vẫn làm ra những số tiền khổng lồ. Hãy thử tưởng tượng, nếu còn sống đến lúc này, có lẽ nhạc sĩ Văn Cao sẽ là một trong những nghệ sĩ – đại gia hàng đầu của Việt Nam.

Tiếc thay lúc sinh thời, đời của ông không được một phần nho nhỏ nào như vậy. Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) ra đi trong sự thanh bạch và nghèo khó. Tháng 2.1993, trong chuyến đi của tổng thống Pháp François Mitterrand đến Hà Nội, Việt Nam, ngôi nhà của nhạc sĩ Văn Cao bất ngờ được chọn là một trong những điểm ghé qua, bên cạnh danh sách các điểm đến là chiến trường Điện Biên Phủ xưa, Văn Miếu... Khi ấy, chỉ được biết trước một vài tiếng đồng hồ, nhà nhạc sĩ Văn Cao đã được vội vã tổ chức lại cho tươm tất hơn, cũng như phía chính phủ Việt Nam cũng bất ngờ cho biết sẽ lập khoản trợ cấp vài trăm đồng trong một thời gian, vì nhận ra ông đang có cuộc sống quá chật vật.

Nhưng ngay lúc sinh thời, khi tác phẩm của mình được chọn làm quốc ca, nhạc sĩ Văn Cao lúc đó ắt hẳn cũng mang nhiều tâm trạng khó tả, không thể nào lên tiếng bất cứ điều gì được. Khó mà biết được ông lặng lẽ hay ông im lặng.

Năm 1956, khi tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm của các trí thức hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ, nhạc sĩ Văn Cao đã phải đối đầu với nhiều đợt phủ nhận tác phẩm của ông. Năm 1958, chính phủ miền Bắc Việt Nam đã dự định dùng bài Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay cho Tiến Quân Ca, thế nhưng không hiểu sao, bài hát Tiến Quân Ca cứ in vào tâm trí người dân, không đổi được. Dù vẫn phải sử dụng, nhưng ít ai để ý là nhiều năm liền sau đó, đến tận năm 1980, chính sách dùng quốc thiều để thay cho các buổi hát quốc ca đã được áp dụng khắp nơi.

Có lẽ vì hiến pháp mới, được công bố năm 1980 lại không thấy ghi chính thức chọn Tiến Quân Ca là quốc ca (chỉ ghi là thông qua), nên đến ngày 28/4 năm 1981, đã có hẳn một chương trình thi viết quốc ca mới do báo Nhân Dân đột ngột thông báo, kéo dài trong hai năm, với sự chấp thuận của ông cố tổng bí thư Lê Duẫn và hội đồng xét duyệt như các ông Trường Chinh, Xuân Thủy. Ngoài ra có có nhà thơ Cù Huy Cận, thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin và nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, chủ tịch Uỷ ban Văn hoá và Giáo dục của Quốc hội là chủ tịch và phó chủ tịch Ban Giám khảo. Theo thống kê, đã có gần 30.000 bài hát từ khắp nơi gửi về nhưng không có bài hát nào được chọn làm quốc ca mới. Đó cũng là một giai đoạn mệt mỏi nhạc sĩ Văn Cao, vì cái giá của một bài quốc ca mà ông đang đối diện, cũng lơ lững không khác nào lưỡi gươm của Damocles.

Trãi qua những gập ghềnh ấy, thật lạ, không hiểu sao người dân vẫn chọn Tiến Quân Ca làm bài hát của mình. Mặc dù lời bài hát này, trong thời điểm hiện tại nghe đầy xương máu, nhưng trong lần nói chuyện lịch sử với ông Văn Cao, tổng thống Pháp François Mitterrand đã so sánh bài Tiến Quân Ca với La Marseillaise – những bài hát được chọn làm quốc ca, đã ghi lại hình ảnh đau thương lịch sử trong chiến tranh thế giới thứ hai và lòng ái quốc có thể đánh đổi bằng cái chết.

Trong lịch sử của những người nghệ sĩ, Văn Cao cũng là một nghệ sĩ yêu nước đến mức sẳn sàng đánh đổi bằng cái chết của mình. Vì từ năm 1944, khi mới 21 tuổi, Văn Cao đã sẳn sàng dùng bàn tay nghệ thuật của mình để đặt vào cò súng, trở thành những ám sát viên lừng danh của Việt Minh của Hà Nội. Ông ám sát thành công Đỗ Đức Phin, một người làm việc cho Pháp tại Hải Phòng, và một lần khác (1945) là ám sát Cung Đình Vận ở Huế, nhưng lần này không thành công. Bài hát Tiến Quân ca cũng ông cũng nói rõ tâm tình của một thanh niên chứng kiến nạn đói và những khí thế cách mạng thời đó. Ông cũng là người hăng hái lên tiếng kêu gọi cải cách và xây dựng lại xã hội trong nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Năm 2009, khi thời Việt Nam mở cửa đến, ông được phát hành tập thơ Lá, lạ thay trong đó là những dòng đọc mà nghe sao nghẹn ngào “Có lúc một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ, có lúc ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt, có lúc nước mắt không thể chảy ra ngoài được...” (bài viết năm 1963).

Trả bao nhiêu cho đủ với những gì mà một nghệ sĩ lớn, một tác giả đã viết ra bằng tâm huyết của mình, được nhân dân chọn làm quốc ca từ mấy mươi năm nay? Mà trên thế giới, cũng ít có tác giả nào viết quốc ca lại đòi tiền, vì đó là danh dự và sứ mạng của một người được cuộc sống ban tặng. Nhưng cách nói của nhạc sĩ Phó Đức Phương thì lại nhắc cho mọi người nhớ rằng có rất nhiều cái chúng ta đã quên, thậm chí quên một cuộc đời đáng nhớ và kính trọng đã viết nên bài hát đó, mà mỗi ngày trên nước Việt Nam này luôn vang lên ồn ào trong sự vô tâm, vô tình, giả tạo. Chúng ta có nợ nhạc sĩ Văn Cao không?

Cái nợ không nhỏ đó cũng thuộc về nhà nước hiện hành. Năm 2010, khi bà Nghiêm Thúy Băng gửi thư cho Quốc hội, hiến tặng ca khúc này cho chính phủ. Đã không ai trả lời. Thậm chí không ai hỏi han. Thật vô phúc cho người dân Việt Nam khi hôm nay có những người đại diện hời hợt và sợ trách nhiệm như vậy. Mãi đến khi có sự cố ồn ào xảy ra, thì mới có đại diện Bộ Văn Hóa mới cất tiếng trả lời suông là đã thấy thư hiến tặng. Cho đến nay, không hề có một thư trả lời hay quyết định tiếp nhận tử tế nào với Tiến Quân Ca. Mọi thứ vẫn đang treo lơ lững như định mệnh của chính người nghệ sĩ tài hoa này, suốt 30 năm, sau thời kỳ Nhân Văn – Giai Phẩm.

Một năm sau khi nhạc sĩ Văn Cao mất, nhà nước Việt Nam trong khuynh hướng đổi mới, đã truy tặng cho ông huân chương Hồ Chí Minh về đóng góp của ông. Kể cả bài Tiến Quân Ca và huân chương ấy, giá tác quyền tưởng thưởng nên được ghi xuống, nên là bao nhiêu?

Thật buồn cười khi rất nhiều quan chức, tỉnh thành lên các dự án xây văn miều, đền thờ, tượng đài ngoại quốc, vô danh... lên đến hàng ngàn tỉ, nhưng với con người thật – việc thật, thậm chí với bài hát mà họ vẫn mấp máy môi mỗi đẩu tuần theo bổn phận – thì có thể họ đã quên. Cho đến giờ phút này, Văn Cao vẫn là một nghệ sĩ lưu danh hậu thế của Việt Nam và là tác giả của quốc ca, mà chưa hề có một nhà tưởng niệm nào xứng đáng, ở nơi chốn sinh ra mình.

Lòng biết ơn và thái độ trân trọng của một chính phủ đối với ông còn chưa đủ, thì nói gì thu được đủ tiền bàn quyền với bài quốc ca có số phận long đong ấy.

Tuấn Khanh



dv

Khiêu khích ngang ngược toàn dân và toàn thế giới dân chủ



Tù nhân ngồi chờ được phóng thích khỏi trại giam Hoàng Tiến, khoảng 100 km từ Hà Nội, (ảnh chụp ngày 30/8/2013).

Thời gian qua, đã có nhiều hy vọng và phán đoán rằng trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay sẽ có nhiều tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm được trả tự do.

Trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ còn dấy lên niềm tin tưởng lạc quan rằng lần này có thể đón mừng "toàn thể tù nhân chính trị ở trong nước được trở về cuộc sống tự do" dựa trên cơ sở thực tế là chưa bao giờ cộng đồng người Việt lại tham gia ranh đấu sôi nổi, rộng khắp như vừa qua, vận độn sát sao các dân biểu, thượng nghị sỹ, các hội đoàn nhân quyền, dân chủ từ các tiểu bang cho đến ở Thủ đô Washington DC, với kết quả là chưa bao giờ các chính khách Hoa Kỳ nhận đỡ đầu nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam như hiện nay. Nhiều nhà bình luận thời sự quốc tế cũng lạc quan không kém, khi ghi nhận lời cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch ốc rằng "vấn đề nhân quyền cũng là mối quan tâm lớn của chúng tôi, để nhân dân ngày càng có nhiều quyền tự do".

Ai cũng có thể nhận ra rằng một khi người lãnh đạo CS nhận ra rằng trả tự do cho một số đáng kể tù nhân chính trị, dù chưa trả hết toàn bộ, sửa đổi vài điều khoản phi lý trong bộ Luật Hình sự về vi phạm an ninh quốc gia, công nhận quyền lập công đoàn độc lập của người lao động, thì Việt Nam có thể dễ dàng được đón nhận vào Khối TTP với rất nhiều điều lợi, và từ đó Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có thể nâng cao, rất cao, uy tín của mình ở trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Thế nhưng sự thật cho đến nay là không phải như thế.

Sự thật oái oăm và phủ phàng là vào dịp Quốc khánh 2/9 sắp tới sẽ có đến 17.000 tù nhân được đặc xá, nhưng...trong đó có thể không có một tù nhân chính trị nào, hoặc nếu có cũng chỉ là không đáng kể, theo nguồn tin chính thức từ Hà Nội, qua lời của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là như vậy. (theo mạng Thời báo VN của Hội nhà báo VN độc lập, 22/8).

Thế là toàn dân ta lại bị lừa. Tổng thống Obama đã bị bịp. Công luận thế giới đã bị ăn một quả lừa to đùng. Hằng trăm gia đình, vợ chồng, con cái, bạn bè người thân các tù nhân chính trị ăn phải quả đắng không sao chịu nổi của chính quyền CS, nói một đằng làm một nẻo, đến độ trơ trẽn, lạnh lùng và gian ác đến mức vô cùng tận.

Tại sao ở Miến Điện và ở Cuba chính quyền quân phiệt và cộng sản có thể trả tự do cho 43 đến hàng ngàn tù chính trị một lúc mà lãnh đạo CSVN lúc này lại không thể làm như thế ? Sao mà họ keo kiệt, ngang ngược về chính trị đến vậy?

Đó là câu chất vấn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chất vấn 16 uỷ viên Bộ Chính trị - Vua tập thể đang nắm quyền toàn trị. Đó cũng là câu hỏi xoáy sâu trong tim gan mỗi công dân Việt Nam yêu nước, thương dân, làm sao lại để xảy ra một tình hình trái khoáy, trớ trêu, cực kỳ nguy hiểm đến vậy? Và nay phải làm gì để cứu nước trong cơn hoạn nạn, trong cảnh trầm luân không lối thoát này?

Đây có thể là cuộc thách thức và cuộc khiêu khích cuối cùng của một chế độ toàn trị Cộng sản trơ trọi lạc lõng giữa thế giới dân chủ hùng mạnh và phát triển, một thái độ thách thức và khiêu khích láo xược đối với dân tộc, với lịch sử kiên cường của dân tộc Việt Nam, với tổ tiên và các thế hệ con cháu chúng ta, không một ai là người Việt Nam chân chính có thể bỏ qua được.

Bùi Tín
28.08.2015






dv

8/28/2015

Luận về ông Luận

Trương Duy Nhất
22/8/2015


Hừng hực trên mạng những ý kiến chửi rủa nhắm vào Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận. Nhiều ý kiến hùng hổ như căm giận, như chĩa súng vào mang tai đòi ông phải từ chức.

Thấy… khốn nạn cho cái sự nghiệp giáo dục này quá!

Nhưng mấy cũng chăm chăm chĩa súng vào ông Luận kể cũng… tội!

Chỉ còn mấy ngày nữa ông tròn 60 tuổi. Mấy chục năm theo cách mạng, ông cũng không bao giờ chạy chọt xin xỏ đảng với tổ chức cho làm việc này chức nọ. Cái ghế Bộ trưởng là do đảng và nhà nước phân công, giao nhiệm vụ chứ ông có đút lót chạy chọt xin xỏ ai đâu. Ông cũng chưa bao giờ từ chối hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào đảng và nhà nước giao phó. Vì vậy, hà cớ gì ông phải rút lui, phải từ chức?

Ông thế đã sao. Có những “đồng chí X” dốt nát, ăn tàn phá hoại, dân tình chửi rủa ê mặt thối mồ hơn còn không chịu từ chức nữa là.

Ít gì ông cũng là tiến sĩ kinh tế học chuyên ngành “phân phối xã hội chủ nghĩa”, chứ đâu phải như mấy thằng… y tá miệt vườn học hành lôm côm không đầu không đũa.

Giáo dục ê chề, thối nát (nói theo cậu học trò lớp 8 nọ) thì mai kia nhân cái hội nghị nào đấy, ông phưỡn bụng ưỡn ngực ngửa cổ xin lỗi học trò, dân chúng một tiếng là xong.

Ông cứ nhận “trách nhiệm chính trị” đi, chứ về mặt pháp lý ông cũng chả ký cái gì sai.

Đâu phải cứ nghe học trò, dân chúng than vãn tí, đâu phải cứ… thối nát tí là phê bình kiểm điểm, là đòi phải từ chức, phải ra đi.

Giáo dục đào tạo cũng như việc… nhóm lò vậy. Phải nhen lên tạo hơi ấm, khi đó củi khô củi ướt sẽ… cháy hết!

Củi than còn vậy, huống chi… con người!

Ấy mới là quan điểm – phương pháp giáo dục nhân văn, mới là nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa!

Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Không dám đổi mới, không cải cách, không thử nghiệm thì mãi mãi vẫn chỉ cho ra lò những “sản phẩm X”, những “con người X” bất tài dốt nát.

Không đổi mới, không cải cách, không thử nghiệm thì những con người X đó, những “đồng chí X” đó với mớ kiến thức lôm côm hụt hẫng đến mức viết chưa sạch lỗi chính tả cũng chen chân vào bộ máy lãnh đạo, chễm trệ điều hành cả chính sách kinh tài quốc gia, chỉ huy, giáo dục cả sự nghiệp giáo dục há chẳng mãi khốn khổ cho cái dân tộc này sao?

Ông Luận nói rồi: Giáo dục phen này là trận chiến cuối cùng.

Hi sinh chút ít học trò (thậm chí vứt thí cả một thế hệ) để chặn ngăn nguy cơ một thế hệ X há chẳng phải là điều đáng… thử nghiệm chăng?

Về phía Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương đảng, cũng nên tính toán cân nhắc kỹ lưỡng có tình có lý. Chứ không tính kỹ, cựa tí đã kỷ luật với từ chức thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ!

Vả lại, bắt ông nghỉ, đường đường một thầy Bộ trưởng lại bỗng dưng… mất dạy sao?

Vài dòng viết vội vậy. Chút ít luận về ông Luận và cái sự nghiệp giáo dục đang vỡ trận đến mức một đứa học trò lớp 8 cũng phải buột miệng mắng đó là sự nghiệp “khốn nạn”!

“Con xin hứa thứ hai sẽ nộp tiền ủng hộ”

Bạch Cúc - Triethocduongpho
8/2015




Tôi không biết diễn tả cảm xúc của mình ra sao khi vừa xem được tấm hình này, Bộ giáo dục, nhà trường và nhất là người Giáo viên này nghĩ sao khi bắt học sinh phải chép phạt "CON XIN HỨA THỨ 2 SẼ NỘP TIỀN ỦNG HỘ." Tôi thật không thể hiểu sao họ có thể làm được điều này và tôi tự hỏi liệu họ thật sự có tư cách của một nhà giáo hay đạo đức của một nhà Sư phạm không?

Tôi nhớ mãi những ngày tháng tuổi thơ ấu, khi tôi học cấp 1 và cấp 2, nhà trường và cô giáo bắt tôi phải nộp đủ thứ linh tinh từ giấy báo, tập cũ, vỏ lon bia, nước ngọt... gọi chung là "kế hoạch nhỏ". Lúc ấy, tôi sợ giáo viên lắm, cô nói nộp ngày nào là phải nộp ngay, không dám chậm trễ vì RẤT SỢ. Rồi tôi về nhà nằn nỉ mẹ, bắt mẹ phải cho tôi giấy vụn, những xấp báo cũ, vỏ lon bia mà mẹ đi mua ve chai có được. Nhiều khi không đủ số lượng tôi bắt mẹ phải đi mua thêm cho đủ. Tôi còn nhỏ quá, tôi nào thấy mắt mẹ ngân ngấn nước, tôi chỉ còn nhớ tiếng thở dài của mẹ và dĩ nhiên mẹ không bao giờ dám từ chối tôi, bởi mẹ là một người mẹ, mẹ thương con và cũng sợ con bị giáo viên phạt...

Tới lượt con tôi, hôm nào bé về và nói Mẹ ơi cô bảo nộp này nộp kia là bé bắt tôi phải làm ngay lập tức, nếu chậm trễ bé sẽ năn nỉ và có cả khóc lóc, nỉ non hờn giận, tôi thật sự thấy bé hoảng hốt và lo sợ, bé không hề có chút nào mừng vui với tinh thần tự nguyện vì được đóng góp...

Tôi không hiểu môi trường giáo dục ở xã hội này đã dạy trẻ thơ những gì? Có không lòng can đảm hay ý thức tự nguyện, chủ động... mà thật sự tôi chỉ thấy đời mình, đời con mình và thực tế đã chứng minh, hầu như tất cả trẻ thơ đều rất sợ hãi và luôn răm rắp tuân lời mọi thứ giáo viên đề nghị. Kể cả cha mẹ của trẻ, ai cũng thế, chẳng ai dám phản đối, chẳng ai dám lên tiếng nói không và nói thẳng bởi tâm lý người làm cha làm mẹ không bao giờ muốn nhìn thấy thảm cảnh con mình bị "hắt hủi" hay bị "chèn ép"...

Nhà trường đưa ra những khẩu hiệu "kêu gọi đóng góp" nhưng thực chất là gì? Có không sự tự nguyện hay 100% là sự ép buộc? Ai có thể kiểm soát được mục đích của sự đóng góp? VIệc đóng góp dùng vào mục đích thiện nguyện hay chỉ nhân danh thiện nguyện để trục lợi?

Đã từ rất lâu ai cũng mặc nhiên thừa nhận sự đóng góp giống như là một loại phí giáo dục. Nó không còn là sự tự nguyện và người ta có thể có quyền từ chối vì không có khả năng. Hệ thống giáo dục này đã để lại một hậu quả vô cùng tệ hại cho từng lớp, từng lớp thế hệ và tôi thật sự đau lòng khi thấy họ không có ý định dừng lại. Họ chưa từng dạy trẻ biết nói "NO" với điều trẻ không muốn và đến ngay tôi bây giờ, đôi khi tôi còn không dám nói "NO", từ chối khi tôi không thích. Cũng chỉ bởi vì 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, họ đã đào tạo tôi và hàng ngàn lớp trẻ ý thức tuân phục, tuân lệnh theo kiểu nô lệ và tìm cách triệt tiêu mọi ý thức phản kháng. Điều gì, lý do gì đã khiến họ sợ ý thức phản kháng, sáng tạo và chủ động trong tư duy của các thế hệ trẻ như vậy bạn biết không?

Nếu phải nói một cách hơi nặng lời, tôi cho rằng một trong những khiếm khuyết tệ hại nhất của hệ thống giáo dục từ sau 1975 tới nay là "cưỡng bức ý thức hệ" có mục đích chính trị với tất cả các thế hệ. Người ta đã cố tình tạo ra và duy trì một guồng máy giáo dục với mục tiêu là sản xuất ra những bầy cừu, những con cừu luôn ngây ngô thỏa mãn với sự ban phát thức ăn và không hề biết đến ngày mình bị cạo lông và bị đưa lên bàn tiệc...

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ông sẽ trả lời sao với cha mẹ của đứa trẻ này? Ông sẽ trả lời với dân ra sao về sự yếu kém của hệ thống giáo dục hiện nay và sự phi đạo đức của những người đang giữ sứ mệnh giảng dạy như người giáo viên này? Đến bao giờ ông mới chịu từ chức? Tôi là một người mẹ, tôi buộc phải quan tâm đến hệ thống giáo dục, tôi không thể để cho đời con tôi chịu sự giáo dục nô lệ giống như đời tôi! Bạn cũng là cha là mẹ, bạn có quyền lên tiêng để bảo vệ con bạn và đóng góp tiến nói cải tạo hệ thống giáo dục. Bạn đừng ngại và đừng sợ, nếu bạn không thực hiện trách nhiệm này thì ai sẽ thực hiện? Và ai sẽ ngăn ngừa hậu quả cho các thế hệ tương lai?

Tác giả: Bạch Cúc

Cảm ơn những người hy sinh trong thầm lặng

Cát Bụi
Danlambao


Ngày Dân Làm Báo 5 tuổi tự nhiên trong tôi hoàn toàn mất cảm xúc, buồn vui đan xen lẫn lộn, tôi không muốn làm bất cứ điều gì mặc dù trước đó trong đầu hình dung tỉ thứ để làm, để chúc mừng Dân Làm Báo giống như thay một lời cảm ơn. Tôi muốn buông...

Tôi muốn buông tất cả để trở về với ngày xưa, ngày ngày lóc cóc đạp xe tới khu Phúc Xá Long Biên dạy học cho các em của tôi, ngày cuối tuần thì tụ tập anh em mang sách về những vùng quê nghèo... Những công việc giản đơn, nhẹ nhàng, không cạnh tranh, không tiếng xầm xì, không lời dị nghị, không ganh đua...

Tôi muốn buông để về "ôm chầm mẹ dấu yêu", để trở về với cô bé của ngày xưa, vui - cười, buồn - khóc, thích thì vác balo lên vai, đi những nơi cần đến, đến những nơi cần mình. Chẳng toan tính, chẳng sợ người khác nói thế này thế kia, cũng chẳng sợ người này người kia nói rằng lợi dụng để gầy dựng hình ảnh cho tương lai này nọ.

Nghĩ lại, tôi thật "hèn".

Tôi "hèn", bởi chỉ một số chuyện nho nhỏ, chỉ vì một số người đặt điều nói xấu anh em của mình, chỉ vì một số người "vu khống" anh em mình mà tôi cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.

Tôi "tầm thường", bởi bản thân mình chỉ dậm chân tại chỗ, không cố gắng nỗ lực, sau đó chỉ vì một số tác động nhỏ mà muốn bỏ cuộc, để lại sau lưng tất cả người anh em hết lòng yêu quý mình và lựa chọn cho bản thân một cuộc sống ích kỷ... giống như bao bạn trẻ hiện nay đang làm.

Nếu lúc đó tôi bỏ cuộc, tôi thực sự "hèn".

Tôi phải thú nhận với chính bản thân mình rằng, Dân Làm Báo tự bao giờ đã trở thành một phần lớn cuộc sống của tôi. Tôi ăn với nó, ngủ với nó, đi chơi cũng mang nó theo. Nhiều đêm giật mình tỉnh giấc, lật đật bật máy và mở trang Dân đặt chình ình trước mặt rồi lại gập máy xuống... ngủ tiếp. Tôi gọi bệnh đó là hội chứng "Ngộ Dân Làm Báo"… Có ngộ như vậy tôi mới biết đã có lúc mình thực sự hèn nhát.

Chẳng hèn sao được khi chỉ trong phút chốc, tôi quên đi những người đã cho tôi một lượng kiến thức khổng lồ, đã thay đổi cuộc đời tôi, đã cho tôi nhận ra sự dối trá đớn hèn của cộng sản. Chỉ trong phút chốc, tôi quên mất những người đang ngày đêm lấy tin, viết bài, trau chuốt, chỉnh sửa, đăng tải những bài thật gọn gàng đẹp đẽ để tôi có hứng thú đọc hơn.

Chẳng hèn sao được khi chỉ vì một số người (chẳng đáng để mình bận tâm) lại làm tôi quên mất môi trường Dân Làm Báo - nơi đã cho tôi những bài học, tình yêu... Tôi quên mất điều mà tôi đã từng đánh giá "Dân Làm Báo là một trang báo nhưng không hẳn là một trang báo, nó có hồn và thấm đượm tình Anh Em. Tôi sẽ không bao giờ buông bỏ nó trừ khi cộng sản bị sụp đổ hoàn toàn."

Chẳng hèn sao được khi chỉ trong phút chốc, tôi đã quên đi sự hi sinh thầm lặng của những con người ấy - Những còn người đã cống hiến hết mình để góp phần vào một Việt Nam tươi đẹp hơn. Để tôi sớm thực hiện ước mơ của mình...

Tôi chợt nhớ tới những dòng tâm sự của tác giả Vũ Đông Hà trong bài "Nhà Tù mang tên yêu nước":

"Mai này đất nước chắc chắn sẽ hồi sinh. Sẽ có những lãnh tụ, anh hùng được ghi tên vào sử sách. Nhưng vẫn còn đó rất nhiều người âm thầm, vô danh đang làm một giọt nước ở đáy ly cho một ngày ly nước tràn đầy, đang làm một viên gạch ở tận đáy cùng cho nhà Việt Nam vươn lên. Họ âm thầm trong cô đơn ngày hôm nay và sẽ vô danh trong cô độc ở những trang sử mai sau. Họ sẽ bước vào quên lãng của cuộc đời để nhường chỗ cho những chính trị gia bước vào sân khấu mới. Nhưng hôm nay họ vẫn tiến bước. Vì yêu nước đối với họ không còn là quyết định lý trí, không còn là một nhận thức về trách nhiệm phải cưu mang. Với họ, yêu nước là bản chất con người của họ. Không thể sống khác. Và họ mãi mãi vẫn là những kẻ cô đơn trong nhà tù mang tên yêu nước của chính họ..."

Tôi đoán không lầm tác giả Vũ Đông Hà là một người đã từng lũi đi trong cô độc, từng dấn thân hết mình thì mới có thể viết ra được những dòng chữ sâu lắng đến dường ấy... Và với tôi, những chiến sĩ đang đi trong âm thầm ấy... họ không hề vô danh, họ khắc sâu vào trái tim tôi. 

*
Tới đây, tôi chợt nhớ tới một người Anh - người mà tôi hết lòng kính yêu. Tôi hiểu được sự hy sinh của Anh cho đất nước này, tôi hiểu được những gì mà anh đã dành cho những người em thân yêu của Anh, nhưng rồi, từng người, từng người một rời anh (tôi gọi đó là sự bội bạc, còn nhiều người cho đó là sự lựa chọn), họ chỉ quan tâm tới những cảm xúc của cá nhân họ, họ cho đó là quyền và sự lựa chọn của họ, ừ thì đó là ‘quyền tự do của họ’. Nếu họ nghĩ đó là ‘quyền tự do của họ’ mà không đếm xỉa gì tới những người xung quanh, những người đã từng coi họ là anh em trong một nhà thì... Bức xúc, buồn... tôi đã chia sẻ lên Facebook cá nhân của mình.

Anh,

Cái "tội" lớn nhất của anh là "tội" giỏi hơn nhiều người khác, đàng hoàng hơn nhiều người khác, tử tế hơn nhiều người khác. Cái "tội" sẵn sàng chấp nhận để người khác phụ mình chứ không bao giờ phụ người. Những lúc như thế anh luôn chọn thái độ im lặng và tôn trọng đối phương. Em hiểu anh, em cảm nhận được nỗi niềm tận sâu trong đáy lòng anh...

Người như anh sẽ không được đám đông bát nháo đón chào. Em muốn nói với anh rằng: Em sẽ mãi là người em, người bạn đồng hành thủy chung của anh trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm này. Nhiều người hỏi em, anh là người thế nào? Làm việc với anh có căng thẳng không? Có bị áp lực không? v.v... Em có thể thẳng thắn nói rằng, em chưa bao giờ bị áp lực bởi anh, có chăng chỉ đôi lúc quá nhiều việc khiến em bị căng thẳng, nhưng rồi nó cũng tan biến hết... và còn lại là Tình Anh Em.

Ngay từ ban đầu em làm việc, em chưa bao giờ nghĩ vì anh mà em nhận nó, em cũng không làm việc cho anh, không làm việc "dưới trướng" của anh. Đó là tâm lý của người yếm thế, tự ti và mang bản ngã quá lớn, họ không đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua được...

Với em, em không làm việc cho anh hay cho bất cứ cá nhân nào khác. Em làm việc vì chính em, vì em muốn được tự do. Và không ai khác ngoài anh sẽ cho em cảm giác an toàn để bước trên con đường đầy trông gai nhưng chắc chắn sẽ chạm đến được tự do.

Có thể anh chưa thực sự hoàn hảo (trên đời này không có một ai là hoàn hảo cả) nhưng anh rất nghiêm khắc với chính bản thân và những đứa em của mình.

Bên anh luôn có em, và nhiều người em nữa. Mong rằng anh, em và tất cả chúng ta luôn can trường và nghị lực nghe anh. We are a Family.

Và đến tận bây giờ, chính cái "giỏi", cái ‘"đàng hoàng" của anh lại làm nhiều người ghét hơn nữa, họ sẵn sàng suy diễn anh đủ thứ trên đời, nói anh thế này nói anh thế kia... nhưng trên hết anh luôn lựa chọn cho mình một thái độ im lặng và tiếp tục bước đi trên con đường anh đã chọn.

Trước những lời chửi tục tĩu, những gán ghép vu khống nhau một cách vô duyên, anh nói "Mình đi làm những thay đổi tốt đẹp thì không thể nuôi dưỡng chấp nhận những rác rưởi trong nằm ngay trong nhà mình... Anh không thể nhắm đến một điều tốt đẹp, có đông người ủng hộ mình mà chân đạp cứt, trong túi quần toàn đồ phế thải, miệng dính toàn đồ dơ... Nếu đến lúc phải như vậy thì anh từ giã mọi người...". Anh đúng.

Anh luôn mong muốn Việt Nam sớm có tự do, dân chủ thực sự. Khi đó anh sẽ về quê từng người em của anh để thăm gia đình, để cùng ăn những món ăn mình thích, cùng ngồi đàn hát nhau nghe... và sống cuộc sống bình lặng với núi rừng.

Anh từng nói, một trong những con đường đi đến dân chủ nhanh nhất là giật sập hình tượng Hồ Chí Minh. Với tôi thì điều đó hơi xa vời, tôi buột miệng "em không có nhiều niềm tin vào việc xóa bỏ thần tượng Hồ Chí Minh trước khi đất nước có dân chủ". Chẳng đắn đo, anh thẳng thắn: "Nếu em không có niềm tin, anh giúp em có đây: Em vào... phòng tắm, đứng trước gương, soi mặt cái con nhỏ trong gương, và hỏi: Mấy năm trước đây đằng ấy có tin bác Hồ không? Bây giờ đằng ấy còn tin không? Tại sao đằng ấy thay đổi nhưng lại nghĩ rằng chỉ mình đằng ấy là thay đổi còn người khác thì KHÔNG ĐỜI NÀO?"

Chột dạ, ừm... Anh đúng. Và suy nghĩ của tôi sai. Tôi có thể thay đổi được, tại sao người khác lại không thay đổi được chứ. Tôi thật yếu lòng tin.

*
Nếu như chú Nguyễn Ngọc Già cảm ơn chế độ VNCH thì tôi, tôi cám ơn Dân Làm Báo đã cho tôi biết được những giá trị nhân bản của VNCH. Tôi cám ơn những người đã đang và sẽ luôn luôn hy sinh hết đời mình để để cuộc sống, xã hội Việt Nam xinh đẹp hơn.

Và tôi cám ơn anh đã biến tôi từ một cô bé nhút nhát thành một cô bé sẵn sàng nói lên tiếng nói của mình, từ con bé chẳng biết làm gì thành một đứa làm gì cũng được.

Thật sự, ở Dân Làm Báo ngoài những kiến thức tôi nhận được từ bài viết, phản hồi của độc giả, tôi còn nhận được yêu thương, nhận được cách sống đúng nghĩa là người, cách đối với nhau bằng tấm chân tình "gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", học cách không bon chen, không cần tiếng tăm... chỉ cần một tấm chân tình và một trái tim yêu. Ở bên cạnh Dân Làm Báo... tôi sống đúng nghĩa là một gia đình... tôi là người tử tế.

Tôi cảm ơn những người hy sinh trong thầm lặng.

Cát Bụi
29/8/2015