22/8/2015
Hừng hực trên mạng những ý kiến chửi rủa nhắm vào Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận. Nhiều ý kiến hùng hổ như căm giận, như chĩa súng vào mang tai đòi ông phải từ chức.
Thấy… khốn nạn cho cái sự nghiệp giáo dục này quá!
Nhưng mấy cũng chăm chăm chĩa súng vào ông Luận kể cũng… tội!
Chỉ còn mấy ngày nữa ông tròn 60 tuổi. Mấy chục năm theo cách mạng, ông cũng không bao giờ chạy chọt xin xỏ đảng với tổ chức cho làm việc này chức nọ. Cái ghế Bộ trưởng là do đảng và nhà nước phân công, giao nhiệm vụ chứ ông có đút lót chạy chọt xin xỏ ai đâu. Ông cũng chưa bao giờ từ chối hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào đảng và nhà nước giao phó. Vì vậy, hà cớ gì ông phải rút lui, phải từ chức?
Ông thế đã sao. Có những “đồng chí X” dốt nát, ăn tàn phá hoại, dân tình chửi rủa ê mặt thối mồ hơn còn không chịu từ chức nữa là.
Ít gì ông cũng là tiến sĩ kinh tế học chuyên ngành “phân phối xã hội chủ nghĩa”, chứ đâu phải như mấy thằng… y tá miệt vườn học hành lôm côm không đầu không đũa.
Giáo dục ê chề, thối nát (nói theo cậu học trò lớp 8 nọ) thì mai kia nhân cái hội nghị nào đấy, ông phưỡn bụng ưỡn ngực ngửa cổ xin lỗi học trò, dân chúng một tiếng là xong.
Ông cứ nhận “trách nhiệm chính trị” đi, chứ về mặt pháp lý ông cũng chả ký cái gì sai.
Đâu phải cứ nghe học trò, dân chúng than vãn tí, đâu phải cứ… thối nát tí là phê bình kiểm điểm, là đòi phải từ chức, phải ra đi.
Giáo dục đào tạo cũng như việc… nhóm lò vậy. Phải nhen lên tạo hơi ấm, khi đó củi khô củi ướt sẽ… cháy hết!
Củi than còn vậy, huống chi… con người!
Ấy mới là quan điểm – phương pháp giáo dục nhân văn, mới là nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa!
Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Không dám đổi mới, không cải cách, không thử nghiệm thì mãi mãi vẫn chỉ cho ra lò những “sản phẩm X”, những “con người X” bất tài dốt nát.
Không đổi mới, không cải cách, không thử nghiệm thì những con người X đó, những “đồng chí X” đó với mớ kiến thức lôm côm hụt hẫng đến mức viết chưa sạch lỗi chính tả cũng chen chân vào bộ máy lãnh đạo, chễm trệ điều hành cả chính sách kinh tài quốc gia, chỉ huy, giáo dục cả sự nghiệp giáo dục há chẳng mãi khốn khổ cho cái dân tộc này sao?
Ông Luận nói rồi: Giáo dục phen này là trận chiến cuối cùng.
Hi sinh chút ít học trò (thậm chí vứt thí cả một thế hệ) để chặn ngăn nguy cơ một thế hệ X há chẳng phải là điều đáng… thử nghiệm chăng?
Về phía Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương đảng, cũng nên tính toán cân nhắc kỹ lưỡng có tình có lý. Chứ không tính kỹ, cựa tí đã kỷ luật với từ chức thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ!
Vả lại, bắt ông nghỉ, đường đường một thầy Bộ trưởng lại bỗng dưng… mất dạy sao?
Vài dòng viết vội vậy. Chút ít luận về ông Luận và cái sự nghiệp giáo dục đang vỡ trận đến mức một đứa học trò lớp 8 cũng phải buột miệng mắng đó là sự nghiệp “khốn nạn”!
Thấy… khốn nạn cho cái sự nghiệp giáo dục này quá!
Nhưng mấy cũng chăm chăm chĩa súng vào ông Luận kể cũng… tội!
Chỉ còn mấy ngày nữa ông tròn 60 tuổi. Mấy chục năm theo cách mạng, ông cũng không bao giờ chạy chọt xin xỏ đảng với tổ chức cho làm việc này chức nọ. Cái ghế Bộ trưởng là do đảng và nhà nước phân công, giao nhiệm vụ chứ ông có đút lót chạy chọt xin xỏ ai đâu. Ông cũng chưa bao giờ từ chối hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào đảng và nhà nước giao phó. Vì vậy, hà cớ gì ông phải rút lui, phải từ chức?
Ông thế đã sao. Có những “đồng chí X” dốt nát, ăn tàn phá hoại, dân tình chửi rủa ê mặt thối mồ hơn còn không chịu từ chức nữa là.
Ít gì ông cũng là tiến sĩ kinh tế học chuyên ngành “phân phối xã hội chủ nghĩa”, chứ đâu phải như mấy thằng… y tá miệt vườn học hành lôm côm không đầu không đũa.
Giáo dục ê chề, thối nát (nói theo cậu học trò lớp 8 nọ) thì mai kia nhân cái hội nghị nào đấy, ông phưỡn bụng ưỡn ngực ngửa cổ xin lỗi học trò, dân chúng một tiếng là xong.
Ông cứ nhận “trách nhiệm chính trị” đi, chứ về mặt pháp lý ông cũng chả ký cái gì sai.
Đâu phải cứ nghe học trò, dân chúng than vãn tí, đâu phải cứ… thối nát tí là phê bình kiểm điểm, là đòi phải từ chức, phải ra đi.
Giáo dục đào tạo cũng như việc… nhóm lò vậy. Phải nhen lên tạo hơi ấm, khi đó củi khô củi ướt sẽ… cháy hết!
Củi than còn vậy, huống chi… con người!
Ấy mới là quan điểm – phương pháp giáo dục nhân văn, mới là nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa!
Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Không dám đổi mới, không cải cách, không thử nghiệm thì mãi mãi vẫn chỉ cho ra lò những “sản phẩm X”, những “con người X” bất tài dốt nát.
Không đổi mới, không cải cách, không thử nghiệm thì những con người X đó, những “đồng chí X” đó với mớ kiến thức lôm côm hụt hẫng đến mức viết chưa sạch lỗi chính tả cũng chen chân vào bộ máy lãnh đạo, chễm trệ điều hành cả chính sách kinh tài quốc gia, chỉ huy, giáo dục cả sự nghiệp giáo dục há chẳng mãi khốn khổ cho cái dân tộc này sao?
Ông Luận nói rồi: Giáo dục phen này là trận chiến cuối cùng.
Hi sinh chút ít học trò (thậm chí vứt thí cả một thế hệ) để chặn ngăn nguy cơ một thế hệ X há chẳng phải là điều đáng… thử nghiệm chăng?
Về phía Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương đảng, cũng nên tính toán cân nhắc kỹ lưỡng có tình có lý. Chứ không tính kỹ, cựa tí đã kỷ luật với từ chức thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ!
Vả lại, bắt ông nghỉ, đường đường một thầy Bộ trưởng lại bỗng dưng… mất dạy sao?
Vài dòng viết vội vậy. Chút ít luận về ông Luận và cái sự nghiệp giáo dục đang vỡ trận đến mức một đứa học trò lớp 8 cũng phải buột miệng mắng đó là sự nghiệp “khốn nạn”!
No comments:
Post a Comment