Trẻ em vùng cao Sơn La ‘làm bạn’ với đói, lạnh và nghèo
Chân trần trên đồi đất lép nhép sương. Ảnh do Nhóm Vầng Trăng Nhỏ ghi lại khi thực hiện chương trình “Áo ấm mùa đông 2014” tại bản suối Chèo, xã Suối Bau, Phù Yên, Sơn La. (Ảnh: triviet24h.vn)
Sơn La là một trong những nơi nghèo nhất cả nước, thế nhưng từ tháng 6 đến nay, người dân nơi đây đã phải 2 lần gánh chịu mưa lũ, nhiều vật dụng gia đình đã trôi theo dòng nước, khiến người dân càng thấm thía hơn thân phận chạm đáy của mình trong xã hội.
Sơn La là một trong những nơi nghèo nhất cả nước, thế nhưng từ tháng 6 đến nay, người dân nơi đây đã phải 2 lần gánh chịu mưa lũ, nhiều vật dụng gia đình đã trôi theo dòng nước, khiến người dân càng thấm thía hơn thân phận chạm đáy của mình trong xã hội.
Những đứa trẻ vùng cao xa lạ với quần ấm, tất hay giày, dù cái rét ở nơi này khắc nghiệt hơn vùng đồng bằng rất nhiều. (Ảnh: triviet24h.vn)
Ngây ngô sưởi nắng dưới ánh mặt trời. (Ảnh: triviet24h.vn)
Các mái nhà vách liếp lợp rạ tại bản suối Chèo, xã Suối Bau, Phù Yên, Sơn La. (Ảnh: triviet24h.vn)
Những đứa trẻ mặc quần rách, áo không có cúc và đi chân trần quanh năm. Hình ảnh tại xã Chiềng Nơi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) – một trong năm xã nghèo nhất Việt Nam, vào tháng 9/2013. (Ảnh: baodatviet.vn)
Cuộc sống của những đứa trẻ này dựa vào những vạt lúa trồng một vụ trên những mảnh đất cằn trên sườn núi. Vào mùa giáp hạt, 38 hộ dân ở bản Hua Pư phải sống dựa vào trợ cấp cứu đói của nhà nước. Trong ảnh: Những đứa trẻ bản Hua Pư đang háo hức chơi và nhận quà khai giảng và trung thu
sớm từ một nhóm phượt. (Ảnh: baodatviet.vn)
Con đường đến Trường Tiểu học Nậm Ty B, thuộc xã Nậm Ty, huyện Sông Mã (Sơn La). Trường gồm 1 điểm chính và 3 điểm trường lẻ. Mỗi điểm trường lẻ cách trung tâm 4 km, riêng điểm chính
cách 12 km. (Ảnh: vnexpress.net)
Cầu tre dựng ọp ẹp qua suối. Nhiều nữ giáo viên trường Tiểu học Nậm Ty B cho biết, ngày đầu vào bản dạy học, cả xe và người rơi xuống suối, may có đồng nghiệp đi sau phát hiện kịp cứu. (Ảnh: vnexpress.net)
Con đường vào bản Hua Pư (xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Trận mưa khiến con đường đất biến thành bãi lầy khổng lồ, mất gần 5 tiếng mới tới nơi (bình thường mất 1,5 tiếng)
Ngôi trường nằm dưới chân dốc. Với người mới đến lần đầu tiên, khó có thể nghĩ được đó là một ngôi trường (Ảnh: vnexpress.net)
Quang cảnh trong lớp học, với nền láng xi măng sơ sài, vách thậm chí không đủ gỗ để che kín cho ngày mùa đông. “Học sinh nơi đây đi học không có quần áo ấm, nhiều em không có dép đến trường, chỉ mang theo chiếc túi vải bố. Đầu năm học, các thầy cô bỏ tiền riêng ra mua đồ dùng cho các em…”, thầy Vũ Đình Thanh làm việc ở Sơn La 10 năm, gắn bó với Nậm Ty hơn 4 năm, cho hay. (Ảnh: vnexpress.net)
Trước đó, năm 2011, hình ảnh 110 em học sinh trường Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La phải chống chọi với cái lạnh 2-3 độ C, run lẩy bẩy vì mưa và sương suốt đêm trong các căn “nhà” được dựng tạm ngoài bìa rừng, sườn núi khiến nhiều người phải xót xa. (Ảnh chụp màn hình/VTV)
Vì trường không có khu nội trú nên các em học sinh phải cắm chòi để ở giữa rừng. Hơn 100 học sinh, nhỏ nhất là lớp 1 hàng tuần về nhà lấy gạo, tự nấu, tự tìm thức ăn. Trong hình là nổi cơm nửa sống nửa chín, ăn không vì cả tuần không bẫy được con chuột nào làm thức ăn.
Không có đường giao thông dành cho ô tô, chi phí vận chuyển nguyên liệu quá cao, xã chưa có điện… là những lý do mà chính quyền địa phương giải thích cho việc không triển khai xây dựng nhà bán trú, cũng như trường học kiên cố cho học sinh nơi đây, theo VTV đưa tin. (Ảnh chụp màn hình/VTV)
Phan A tổng hợp
Phan A tổng hợp
No comments:
Post a Comment