8/08/2015

Nguy cơ vì thiếu nước ở đồng bằng sông Cửu Long

Sài Gon, miển Tây khổ vì nước
Vi Anh

Nước ngọt là hợp chất lớn nhứt của cơ thể, là nguồn sống của Con Người, là nền móng của văn minh Nhơn Loại. Hầu hết những nền văn minh lớn của Nhơn Loại xuất phát từ những con sông lớn.

Quí trọng nước, người Việt kết hợp nước với đất thành danh từ chung là “đất nước” là nền tảng quốc gia dân tộc.

Chữ nước cao cả, thiêng liêng nên người Việt dùng chữ “đổi nước” khi mua bán món hàng là nước ngọt. Chớ không dùng chữ “bán nước” là một đại trọng tội trời không dung, đất không tha, nhân dân nguyền rủa.

Theo Liên hiệp Quốc nước ngọt là một tài nguyên quí, nhiều nước chiến tranh vì nước ngọt. Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, thiên nhiên ưu đãi.

Hình dáng Việt Nam như Con Rồng, đuôi xoè ra ở Miền Bắc, thân uốn lượn ở Miền Trung, và đầu là Nam Việt vươn ra biển Nam Thái bình dương. Chín phụ lưu của Sông Cửu Long đổ ra của 9 cửa biển ở Miền Nam như chín con rồng nam tiến. Sông Cửu Long hay Mekong phát nguyên từ Hy mã lạp sơn nóc nhà của thế giới, là con sông dài hàng thứ 7 ở Á châu, thứ 12 trên thế giới. Lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới. Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trọn trong Nam Việt Nam, sông ngòi chằn chịt, lúa nước đầy đồng, cá trắng, cá đen, tôm tép đầy sông rạch, vườn tược xanh tươi, hoa thơm trái ngọt.

Nước ngọt chỗ nào cũng có, mùa nước lớn mỗi năm mấy tháng, lớn lên ròng xuống mỗi ngày, phù sa làm ruộng vườn sầm uất, tạo thành nền “văn minh Miệt Vườn” của người Việt. Vùng đất đầy sông nước này tiếp nhận hàng đoàn dân tộc Việt rời Thăng Long đi mở nước trong giai đoạn ba với tinh thần phiêu lưu uyển chuyển nhưng cương quyết khai hoá Miền Nam “ra đi gặp vịt cũng lùa, gặp giặc cũng đánh, gặp chùa cũng tu.”

Chẳng bao lâu sau biến Miền Tây Nam Việt, Đồng Bắng Sông Cửu Long thành trung tâm văn minh của “lúa nước“, Vựa Lúa Của Cả Nước VN, nước sản xuất gạo hạng nhứt thế giới thời Pháp thuộc, hạng nhì thời CS “trả ruộng đất lại cho nông dân”.

Nhưng hoàng kim thời đại của Đồng Bằng Sông Cửu Long của VN đang đứng trước nguy cơ suy tàn trong thời nhà cầm quyền CSVN rêu ra tương quan với “đồng chí” TC bằng 16 chữ vàng và 4 cái tốt. Thiên tai do hiện tượng Địa Cầu bị hâm nóng không tai hại bằng địch hoạ TC mua chuộc Miên và Lào “hợp đồng tác chiến” dùng chiến lược làm cạn dòng nước ngọt của sông Cửu Long biến vùng ruộng lúa nước phì nhiêu từ thời khai phá của VN ở Miền Tây thành ruộng muối ăn cũng không được vì quá nhiều phèn. Họ “thoải máí“ xây đập thuỷ điện trữ nước hàng mấy chục cái ở thượng nguồn Sông Cửu Long. Vì nhà cầm quyền CSVN khi tham gia hiệp Ước Harza Mekong bị TC áp lực không đòi hỏi ghi vào hiệp ước quyền phủ quyết của nước hạ nguồn như Việt Nam Cộng Hoà đà làm.

Nên dân Saigon, dân Miền Tây đang khốn khổ, sẽ khốn khổ dài dài vì nước ngọt. Lúa, cá, vườn tược sẽ chết dài dài vì thiếu nước ngọt và nước mặn nhiễm vào đất liền tràn vào sông rạch.

Tin mới đây ở Saigon, Trung tâm Y tế dự phòng TP SG, của nhà cầm quyền CSVN cho biết nhiều mẫu nước giếng khu vực vùng ven thành phố có chứa chất amoni, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây bệnh ung thư. Vì chất amoni sau khi chuyển hóa thành nitra, nitrit làm cho cơ thể chúng ta bị thiếu oxy, gây bệnh ung thư". Nguyên nhân do giếng đào quá cạn hoặc không có bờ làm cho chất hữu cơ từ bên ngoài thấm vào, hoặc giếng đào gần các khu vực ô nhiễm. "Nếu sử dụng nước nhiễm amoni cho việc ăn uống hàng ngày sẽ gây tác hại rất lớn.

Còn nước đá sản phẩm làm từ nước, món thông dụng nhứt trong mùa nóng ở Saigon càng độc hại. Cuộc hội thảo “An toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nước đá tại thành phố Sài Gòn”, cho biết “hơn 54% nước đá ở Sài Gòn bị nhiễm vi khuẩn độc hại” như Clor và các vi sinh E.coli, Coliforms cùng 1 số khác là nhóm vi khuẩn gây các bệnh đường ruột, tiêu chảy.

Còn đồng bằng sông Cửu Long, dân chúng còn khốn khổ hơn vì nước mặn. Dù Miền Nam đang giữa mùa mưa, nhưng dân chúng đang thiếu nước ăn uống, tắm giặt, ngoài đồng lúa chết, dưới sông lục bình cũng không sống nổi, con cá tôm thiên nhiên hay nuôi thì liên tục chết vì nước ngọt cạn dòng mặn từ biển chảy sâu sông nòi các tỉnh vên bờ biển. Báo Tuổi Trẻ ngày 19 tháng 7, 2015 đi tin, chỉ riêng tỉnh Kiên Giang (Rạch giá, gia trụ của Thủ Tướng VNCS Nguyễn tấn Dũng) đã có gần 2.000 hecta đất trồng lúa của các huyện Giang Thành, Hòn Đất, Châu Thành và thành phố Rạch Giá... bị thiệt hại nặng do nước mặn xâm nhập, nhiễm sâu vào nội đồng. Chưa kể những thiệt hại ở lĩnh vực chăn nuôi, sinh hoạt và đời sống của ít nhất 300.000 dân sinh sống tại Rạch Giá và các vùng phụ cận ở Châu Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp. Theo ông Nguyễn Văn Tâm, giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân của đợt xâm nhập mặn lịch sử năm nay do mực nước ngọt ở thượng nguồn trên sông Cửu Long xuống thấp. Như vậy là hầu như đất của mấy tỉnh sản xuất gạo, cá nhiều của VN bị ảnh hưởng tai hại của đại hoạ Cửu Long cạn dòng. Mà đại hoạ này là một địch hoạ do TC đầu tư xây và giúp vốn cho Miên, Lào xây cả mấy chụp cái đập ở thượng nguồn sông Cửu Long chảy qua nước Tàu, Lào, Miên, VN ở sau cùng lãnh đủ.

Còn ở Cantho, Sóc Trăng vì dòng nước ngọt của Sông Cửu Long yếu, nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu vô đất liền. Nước biển đã đi sâu vào sông Cái Côn chảy xuống Phụng Hiệp, Sóc Trăng. Báo Tuổi Trẻ cho biết các giề lục bình héo rũ, cá trong bè của nhiều gia đình ở xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng chết sạch.

Một cán bộ nông nghiệp của xã Hưng Phú cho biết, chuyện vừa kể là chưa từng có và chuyện chưa từng có đó đã làm 70 gia đình kiếm sống bằng các bè cá trắng tay. 700 héc ta cây ăn trái dọc hai bên dòng Quản Lộ-Phụng Hiệp úa héo, hư hại.

Ông Nguyễn Hoàng Cơ, phó Phòng Nông Nghiệp huyện Mỹ Tú, cho biết, hồi trung tuần tháng này, kết quả đo đạc nước sông Quản Lộ-Phụng Hiệp cho thấy độ mặn của sông đã ở mức từ 40-50%. Do nước sông nhiễm mặn những người trồng cây ăn trái đã phải dùng nước máy để tưới cây nhưng rồi chính họ sửng sốt khi phát giác ra rằng, ngay cả nước máy cũng bị nhiễm mặn. Chủ một nhà máy chuyên lọc nước để đóng chai ở thị trấn Trà Lồng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, nhà máy của ông đã đóng cửa cách nay khoảng mười ngày vì nước máy bị nhiễm mặn. Chủ nhà máy lọc nước để cung cấp cho khoảng 600 gia đình tại thị trấn Trà Lồng, bảo rằng, nhà máy của ông hoạt động khoảng 20 năm, nước bị dơ, nhiễm phèn thì có thể lọc được nhưng nước mặn như hiện nay thì ông bó tay.

Khác với Cali bị hạn hán, Thống đốc của chánh quyền của dân, do dân, vì dân ban hành lịnh hạn chế nước 25%, xuất ngân sách tài trợ cho vùng nông nghiệp, theo dỏi tinh hình liên tục. Còn tại VN ở Miền Tây vựa lúá của cả nước bị thiếu nước ngọt, nước mặn tràn vào dân chúng la làng, kêu trời, cán bộ địa phương báo động, báo chí lên tiếng rầm rộ nhưng chưa thấy trung ương có phản ứng gì, biện pháp nào đối phó, giúp dân./.(Vi Anh)

No comments:

Post a Comment