8/26/2015

VNCS: Hát Quốc Ca Phải Trả Tiền

Lâu nay dù CS rời bưng biền ra thành thị, lên đồ lớn, đi xe con, ở nhà mát, ăn bát vàng, mà vẫn còn nhớ luật rừng, nên biến Việt Nam thành một rừng luật và có chuyện gì thì thường “xử lý” theo tinh thần luật rừng. Thí dụ như chính Bộ trưởng Bộ Tài chính CSVN Đinh Tiến Dũng cũng kêu trời trung ương và địa phương “vô tư” đánh thuế, thu phí của nông dân, cả 1027 thứ. Chủ tịch Quốc hội CSVN là Ô. Nguyễn Sinh Hùng cũng ta thán, rên rỉ trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí, như thế người dân sống sao được.” Tại chỗ này xin phép mở dấu ngoặc (ngay như chữ vô tư bây giờ CSVN xài theo kiểu dịch từ chữ (mot à mot) Hán ra; vô là không, tư là lo, vô tư là không lo, chớ không phải theo nghĩa của người Việt Quốc gia đã dùng theo kiểu chữ Nôm cả ngàn năm rồi, vô tư là không theo, không nghiêng về phía nào. Trở lại vấn đề VNCS là một rừng luật và cán bộ, đảng viên CS thường giải quyết vấn đề theo tinh thần luật rừng vì đó là phản xạ có điều kiện do tuyên truyền của CS với lời dạy của Ô Hồ chí Minh, “Cán bộ đi trước, làng nước theo sau”. Ông Tổ CSVN dạy vậy, thì Đảng Nhà Nước, cán bộ đảng viên CS khắp xó cùng làng cả nước đã, đang, sẽ phải làm; nên các dịch vu, trung tâm, các cơ sơ “ăn theo” Đảng Nhà Nước cũng làm – là chuyện rất logic CS, rất đúng “bài bàn” của CS.

Nhơn mùa Quốc Khánh 2 tháng 9 của CSVN, một tổ chức “văn nghệ văn gừng” có “đăng ký” của Đảng Nhà Nước CSVN mượn oai hùm, hơi hạm của Đảng Nhà Nước đòi hỏi ai hát bài quốc ca của chế độ Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa VN, tức là CSVN phải trả tiền “bản quyền”, trừ một chuyện thôi khi học sinh hát chào cờ, mà chào cờ đầu tuần thôi nhé.

Đòi phải trả tiền bản quyền khi hát quốc ca đó VNCS là “Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam”. Bài quốc ca hát phải trả tiền như hát một bài Karaoké là bài Tiến Quân ca' đầy máu lửa của nhạc sĩ Văn Cao mà CSVN lấy làm quốc ca từ năm 1946. Từ ấy nhẫn nay chưa ai nghĩ, chưa ai bị đòi trả tiền khi hát nó như xì can đan đang xảy ra trong chế độ Công Hoà Xã hội Chủ Nghĩa VN vào năm thứ 69 của CS Bắc Việt và năm thứ 40 của CSVN.

Đưa tin đầu tiên về xì can đang loại quốc gia đại sự trong chế độ CSVN lên công luận là tờ báo Thanh Niên, và Tuổi Trẻ là hai tở báo phát hành toàn quốc, nhiều độc giả nhứt trong chế độ CSVN vào ngày 20/8/2015, còn non 2 tuần lễ là ngày Quốc Khánh, là ngày lễ lộc, hội hè của Đảng Nhà Nước tổ chức theo nghi thức mà CS gọi là “lễ tân”, là có chào cờ và hát quốc ca.

Không biết Đảng Nhà Nước VNCS hết thời, mạc vận rồi sao, hay báo của Đảng Nhà Nước dư giấy hết chỗ vẽ voi vẽ chuột rồi sao mà lại ồn lên trong thời gian bên thềm của lễ Quốc Khánh của CSVN với hai vụ tai tiếng: một là hát quốc ca phải trả tiền bản quyền, hai là lễ Quốc khánh VNCS lai chưn hoa của Tàu Cộng..

Báo chí ngoại quốc, của Mỹ như VOA, RFA, và Pháp như RFI thấy có tin lạ cũng làm tin này nhơn ngày Quốc Khánh của CSVN.

Báo Thanh Niên trong nước nói “Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam yêu cầu thu phí tiền tác quyền bài hát này tại các chương trình nghệ thuật (ngay cả các chương trình nghệ thuật mang tính chính trị, không bán vé), chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa, các chương trình hội nghị, kỷ niệm (có thể xem xét tùy theo tính chất của chương trình), xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu)...

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc chỉ không thu phí tác quyền trong một số trường hợp, chẳng hạn như học sinh hát quốc ca khi chào cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần”.

Còn báo Tuổi Trẻ, “cùng ngày dẫn lời ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao cho biết, “bà Nghiêm Thúy Băng, vợ nhạc sĩ Văn Cao, đã từng có thư gửi Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du Lịch, ngỏ lời được hiến tặng ca khúc “Tiến quân ca”.

“Nhưng ông Văn Thao khẳng định, đó chỉ là ý kiến cá nhân của mẹ ông. Còn việc có hiến tặng Tiến quân ca hay không, cần phải có sự thống nhất của các thành viên trong gia đình”.

Đọc đến đây, người Việt trong nước không thể không liên tưởng đến chế độ CSVN là chế độ thường áp dụng luật rừng. Và người Việt ở hải ngoại nhớ lại các học giả Tây Phương cho VNCS là một chế độ tư bản hoang dã khi “chuyển hệ tư duy, sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì là chế độ tư bản hoang dã nên mới có những đòi hỏi, những vận dụng như thời sống trong rừng hoang vậy. Chớ từ khi Con Người chấp nhận “khế ước xã hội” (contract social), lập xã thôn tự trị tiến lên quốc gia đô thị, rồi quốc gia dân tộc, không nước nào có một tổ chức đi đòi hỏi cá nhân, pháp nhân sử dụng quốc ca mà phải trả tiền bản quyền cho tác giả cả.

Trung tâm mang tên Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc lại đặt vấn đề đòi tiền khi hát quốc ca là làm một hành động trái ý tác giả, trái phong tục tập quán VN, trái pháp luật VN và trái công pháp quốc tế nữa. Là vì. Lúc sinh thời nhạc sĩ Văn Cao tác giả không hề đòi hỏi nhuận bút, coi đó là tim óc của minh hiến cho Tổ Quốc. Tuỳ bút, bút tích của nhạc sĩ Văn Cao còn sờ sờ ra đó. Ông viết “Qua một đường phố nhỏ, tôi chợt nghe thấy tiếng đàn măngđôlin từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập hát Tiến quân ca. Tôi dừng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả những tác phẩm của tôi đã được trình diễn ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra được vài chỗ nhịp điệu còn chưa được hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đã in ra rồi. Bài hát đã được phổ biến và không còn là của riêng tôi”. Đó là một công hiến thành văn sáng tác của tác giả cho Tổ Quốc, nó thành tài sản công, không có vợ, con nào còn có thể có tố quyền hay quyển gì để đỏi hỏi nhà nước hay công dân sữ dụng nữa trả tiền bản quyền nữa.

Phương chi bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của nhạc sĩ Văn Cao, đã có văn bản hiến tặng tác phẩm này cho Nhà Nước, qua Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch rồi. Thì người thừa kế không có tư cách gì để đòi hỏi nữa. Vã lại bài ca này đã được sử dựng như một công sản công dụng, hoàn toàn thuộc tài sản quốc gia rồi, đâu còn là sơ hữu của tư nhân, của người sáng tác hay thừa kế nữa. Vã lại đâu có một bản quyền nào quá lâu như vậy. Thời hiệu bản quyền của tác phẩm đã thời tiêu rồi. Trên thế giới này hiện có 193 nước thành viên, không có nước nào thu phí bản quyền khi quốc ca được sử dụng cả.

Trung tâm mang tên Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc này suy nghĩ, hành như một tổ chức đòi nợ mướn, nhưng là một vụ đòi nợ vô quyền. Nếu trung tâm thấy thân chủ của mình bị thiệt hại quyền lợi, nơi gõ cửa là khiếu kiện tại toà án, chớ không tự tiện trở thành xì căn đan. Trung Tâm có nhiệm vụ dẩn chứng là tác giả mà trung tâm đại diện bị thiết hại. Chớ trung tâm không thể “vô tư” giải thích khơi khơi luật tác quyền rồi a thần phù đòi những người và tổ chức sử dụng phải trả tiền bản quyền.

Cũng có dư luận, lâu nay chế độ VNCS là chế độ vi phạm luật bản quyền như cơm bữa. Trong cuộc thương thảo TPP giữa Mỹ và VNCS, vấn đề Mỹ đòi VN phải tôn trọng bản quyền là một trở ngại lớn nhứt. Nên Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc muốn lập công dâng lên Đảng Nhà Nước bằng hành động ảo thuật sân khấu, đòi thu tiền bản quyền của một bài ca nhạc xài lâu đời, thường nhứt, để chứng tỏ VNCS rất quan tâm tới bản quyền, quốc ca mà còn đặt vần đề bản quyền kia mà. Nhưng cái “nhiệt tình” thiếu hiểu biết của một cơ sở “dịch vụ” làm việc như đòi nợ mướn, đã biến quốc ca của VNCS thành món hàng buôn bán.


(Vi Anh)







dv

No comments:

Post a Comment