8/15/2015

Dân Việt thắng CS: Báo chí

Vietbao.com

Đến Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng CSVN, hôm 9/8/2015 chỉ thị cho “báo đài” của Đảng Nhà Nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ. Thế là người cầm đầu của đảng CSVN đã thấm đòn của phong trào báo chí của người dân Việt trên các trang mạng xã hội do Internet xa lộ thông tin phổ biến thông tin và nghị luận sát với thời sự dân chúng VN rất thích.

Thực vậy, người dân Việt Nam trong nước, sống trong gọng kềm CS, có thể nói đã tự giành lại được quyền tự do ngôn luận cho mình. Đồng bào Việt trong nước, những người yêu nước, thương dân, tôn trọng sự thật đã vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật Tin học, vượt qua nhiều khó khổ do CS gây ra, đã thành công một cách kỳ diệu trong việc tạo ra hệ thống báo chí, truyền thông đại chúng của dân, do dân, vì dân trên mạng của Internet. Truyền thông đại chúng của người dân Việt đã biến “báo đài” tuyên truyền một chiều của Đảng Nhà nước CSVN, như tờ báo Nhân Dân của Đảng CS là một tờ báo không còn người dân nào muốn đọc nữa.

Trong nước VN bây giờ có trên 90 triệu người, mà trên 34 triệu người hơn 1/3 tham gia làm truyền thông đại chúng. Mỗi một người có thể sữ dụng 1 trong 9 trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twiter, Blog, Google+ để đưa tin, chuyển hình và ý kiến cho nhau. Số chữ, bề dài dành cho tin trên những trang mạng này thì rộng hơn cột tờ báo giấy hay báo điện rất nhiều. Đặc biệt là rất dễ làm tin, lấy hình, chuyển đi, tốc độ nhanh như ánh sáng, trong giây lát có thể có hàng ngàn, rồi hàng triệu người vào xem và đóng góp ý kiên.

Có thể những nhà báo bình dân, bất đắc dĩ, không chuyên nghiệp này nhưng tràn đầy nhiệt huyết không có toà soạn, ban biên tập phối kiểm, tin tức có thể không chuẩn, hình không rõ như của các tờ báo chuyên nghiệp, tín lực chưa bằng nhưng tờ báo quốc tế của các nước tự do báo chí như Mỹ, Pháp. Nhưng chắc 100% thông tin, nghị luận của những nhà báo dân dã nhưng đầy thiện chí này ăn đứt “báo đài” của CS vì nó nhanh, nó thời sự, nó đa chiều. Hoàn toàn khác với “báo đài” của CS có cả 700 tờ và 300 đài mà chỉ có một chủ nhiệm kiêm chủ bút là Đảng CS vốn là một tổ chức sống bằng tuyên truyền xảo quyệt và dùng khủng bố để củng cố tuyên truyền.

Những nhà báo bình dân này làm báo bằng tinh yêu nước, thương đồng bào, tôn trọng chân lý, đạo lý, làm báo không ăn tiền, mà còn dùng tiền túi trả điện thoại, Internet để suy tư, kinh nghiệm của bộ óc, lời thiết tha, chân thật của con tim mình trước cảnh khổ của quốc gia dân tộc. Đó là lương tâm chức nghiệp cao qui, tinh thần quốc gia dân tộc chân chính nhứt của nhà báo. Bất cứ nhà báo nào, kể cả những nhà báo chuyên nghiệp nhứt, những người được những phần thưởng cao quí về báo chí như Pulitzer cũng biết rằng trước khi mình là nhà báo mình là công dân của một nước nào đó.

Với tinh thần báo chí là của dân, do dân, vì dân, anh chị em blogger, sử dụng trang mạng xã hội ở nước nhà VN, biến báo chí trở thành truyền thông đại chúng của dân, do dân, vì dân do như vậy, nên những nhà báo bình dân, bất đắc dĩ nhưng đầy huyết trong nước đã làm cho Đang CS điên lên như trong xì căn đan Bộ Trưởng Quốc Phong Đại Tướng Phùng quang Thanh bi ám sát chết tung ra. Khi CS hết chịu nổi sức ép của công luận phải đính chánh là y nằm nhà thương, thì tin bùng lên lại y bị ung thư phổi coi như chết chưa chôn. Và khi Đảng đưa tin Tướng Thanh về nước, thì lại bùng lên cái hình duy nhứt của báo Tuổi Trẻ coi đó là hình của người thế thân, chớ Tướng Thanh đã chết sau khi bị ám sát và Đảng lén cho chở về chôn mồ đã xanh cỏ rồi.

Những nhà báo trên trang mạng xã hội, đông tới 34 triệu người, nhứt định đầu óc phải cả triệu lần khôn hơn, hiểu biết, kinh nghiệm sáng kiến nhiều hơn mấy chục người CS “chỉ đạo báo đài” của Đảng, ngồi trong tháp ngà ở Hà nội. Dĩ nhiên hiệu năng làm báo của khối nhà báo dân dã cao hơn, báo chí bình dân sung mãn hơn và thu hút mạnh hơn và dân chúng thích thú hơn cái thứ “báo đài” tuyên truyền 1 chiều lạt như nước ốc, chưa xem đã biết nói cái gì rồi.

Người dân VN biết CSVN bây giờ có bang giao giao thương với các nước giàu mạnh như Mỹ, Anh, Pháp, TC, v.v... Ngồi mà chờ Mỹ can thiệp nhân quyền, để có quyền lập hội, có tự do ngôn luận, tự do báo chí, thì râu mọc tới rún như những nhà tu khổ hạnh Ấn độ cũng chưa có. Mỹ bang giao với CSVN 20 năm rồi, giao thương với VN cũng một chục năm rồi, mà Mỹ đâu có liên kết vấn đề nhân quyền VN với các điều kiện giao thương kinh tế;nếu Mỹ làm thì tình trạng nhân quyền VN đâu có tồi tệ như ngày hôm nay.

Nên người Việt có cách của mình, như thời chống Pháp. Người Việt hoạt động như hội kín, như Việt Nam Quốc Dân Đảng chống Pháp, ám sát chết ngay tại Hà nội tên trùm thực dân Bazin chuyên mộ dân bán làm phu các đồn điền, qua Tàu liện bom mưu sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin bị thương, và khởi nghĩa Yên Báy.

Ai bảo là ở VNCS bây giờ anh chị em công nhân không có tinh thần nghiệp đoàn? Có thể nói không có tổ chức bên ngoài, không có nội qui thành văn. Nhưng có liên lạc bí mật, chẳng những có đấu tranh cho quyền lợi công nhân mà còn chiến đấu cho danh dự và bờ cõi đất nước nữa. Như cuộc nổi dậy đốt cả chục nhà xưởng, tấn công làm mấy công nhân Tàu Công chết và bị thương ở khu kỹ nghệ Vũng Áng khi TC ngang ngược dưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế VN năm 2013.

Cũng như khi CS Bắc Việt lúc mới cưỡng chiếm được VNCH, CS bách hại các tôn giáo nhưng đâu có diệt được đạo. Tín hữu, dân chúng thương, tội nghiệp người tu hành hơn, bí mật vào đạo, giúp các tôn giáo, tỷ lệ người vào đạo cao hơn so với thời gian bình thường.

Cũng như bây giờ trong nước nhà VN, phong trào báo mạng bằng Facebook, Youtub, Blog, v.v... đã chiến thắng “báo đài” của CS. Thắng là nhờ số đông, nhiều tâm huyết, nhiều hành động, nhiều sáng kiến dù không có ngân sách hàng tỷ Mỹ Kim nuôi truyền thông tuyên truyền như của Đảng Nhà Nước CSVN. Nghề thì thước dạy thấy, cây dạy thợ, trăm hay không bằng tay quen. Mưới mấy năm nghề dạy nghề, on job training, có thế nói làng báo dân dả, ngoải lề của báo chi CS, đã khá thuần thục rồi.

Thắng lới của các nhà báo binh dân một phần cũng do sự bưng bít tin tức của CS. Tâm lý xã hội hoc cho biết tin tức là nhu cầu hiểu biết của Con Người, chớ không phải thứ giải trí. Người dân cần tin tức còn hơn giải trí nữa. Thế mà CS bưng bít hay đưa tin một chiều, thì người dân phải tự kiếm dể giải quyết nhu cầu hiểu biết của mình. Truyền thông trên trang mạng xã hội giải quyết nhu cầu đó, nên dươc thich thú là chuyện rất người. Thành ra không có gì phải ngạc nhiên để thấy báo chí binh dân trên mạng thu hút nhiều khán thinh giả hơn.

Các đoàn thể người Việt ở hải ngoại cũng thấy và đang khai thác cái mạnh của các trang mạng xã hội. Có lể lộc, biến động, sinh hoạt gì cần phổ biến rộng thường đưa lên các trang mạng. (Vi Anh)

No comments:

Post a Comment