22.08.2015
Một học sinh Việt Nam bật khóc sau khi biết điểm trúng tuyển dự kiến của trường trong đợt xét tuyển vào đại học.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã lên tiếng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận từ chức, sau khi ông nhận trách nhiệm về các bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên mà ông gọi là “trận đánh lớn” và “sẵn sàng trả giá”.
Hàng nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.
Một “status” (dòng trạng thái) trên trang này viết: “Ông Luận là 'tư lệnh ngành' Giáo dục, ông coi cải cách giáo dục lần này là 1 trận đánh lớn và ông thừa nhận đã có sai sót và xin rút kinh nghiệm. Như thế là chưa đủ. Dây kinh nghiệm không đủ dài cho ông rút. Yêu cầu ông từ chức, nếu không ông sẽ phải bị cách chức”.
Trước đó, báo chí trong nước dẫn lời người hiện đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam tuyên bố nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân.
Bộ Giáo dục & Đào tạo từng cho biết có hơn 560.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong đợt 1.
Ngoài ra, theo thống kê, trong số hơn 400 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, và có 108 đại học và 21 cao đẳng có số thí sinh đăng ký xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Truyền thông trong nước những ngày qua đã tốn nhiều giấy mực để viết về đợt “cải tổ giáo dục” này.
Có thể đọc được những hàng tít như: “Kiệt sức với xét tuyển đại học”, “Vỡ trận xét tuyển đại học”, “Thuê xe cấp cứu đi rút hồ sơ đại học” hay “Phụ huynh bật khóc ngày cuối xét tuyển đại học”.
‘Trách nhiệm lớn’
Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo được trích lời nói trong cuộc họp báo hôm 21/8: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ Giáo dục là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp. Thay mặt Bộ, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này”.
Theo báo chí Việt Nam, ông Luận đồng thời công bố những chỉ đạo khắc phục trong đợt xét tuyển thứ 2.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Xuân Nhĩ, cựu Thứ trưởng Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, nói rằng việc tổ chức xét tuyển như vừa qua “đỡ tốn kém hơn trước”.
“Tuy nhiên việc tuyển sinh đợt một khá lộn xộn, và Bộ trưởng Giáo dục đã nhận trách nhiệm về mình rồi đấy,” ông Nhĩ nói.
Về lời kêu gọi ông Luận từ chức của cư dân mạng, cựu quan chức giáo dục nói: “Bây giờ mới một việc như vậy mà đã yêu cầu từ chức thì chưa nên, chưa hay lắm. Nên để xem Bộ trưởng có sự sửa đổi như thế nào đã”.
Trong khi đó, nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam đã thay hình đại diện bằng tấm ảnh cầm bảng với nội dung “yêu cầu cách chức ông Luận”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Việt Nam để phỏng vấn.
Trước đây, nhiều cư dân mạng ở Việt Nam cũng đã từng mở chiến dịch kêu gọi Bộ trưởng Y tế từ chức sau khi nhiều trẻ em tử vong vì tiêm vaccine.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã lên tiếng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận từ chức, sau khi ông nhận trách nhiệm về các bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên mà ông gọi là “trận đánh lớn” và “sẵn sàng trả giá”.
Hàng nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.
Một “status” (dòng trạng thái) trên trang này viết: “Ông Luận là 'tư lệnh ngành' Giáo dục, ông coi cải cách giáo dục lần này là 1 trận đánh lớn và ông thừa nhận đã có sai sót và xin rút kinh nghiệm. Như thế là chưa đủ. Dây kinh nghiệm không đủ dài cho ông rút. Yêu cầu ông từ chức, nếu không ông sẽ phải bị cách chức”.
Trước đó, báo chí trong nước dẫn lời người hiện đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam tuyên bố nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân.
Bộ Giáo dục & Đào tạo từng cho biết có hơn 560.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong đợt 1.
Ngoài ra, theo thống kê, trong số hơn 400 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, và có 108 đại học và 21 cao đẳng có số thí sinh đăng ký xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Truyền thông trong nước những ngày qua đã tốn nhiều giấy mực để viết về đợt “cải tổ giáo dục” này.
Có thể đọc được những hàng tít như: “Kiệt sức với xét tuyển đại học”, “Vỡ trận xét tuyển đại học”, “Thuê xe cấp cứu đi rút hồ sơ đại học” hay “Phụ huynh bật khóc ngày cuối xét tuyển đại học”.
‘Trách nhiệm lớn’
Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo được trích lời nói trong cuộc họp báo hôm 21/8: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ Giáo dục là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp. Thay mặt Bộ, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này”.
Theo báo chí Việt Nam, ông Luận đồng thời công bố những chỉ đạo khắc phục trong đợt xét tuyển thứ 2.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Xuân Nhĩ, cựu Thứ trưởng Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, nói rằng việc tổ chức xét tuyển như vừa qua “đỡ tốn kém hơn trước”.
“Tuy nhiên việc tuyển sinh đợt một khá lộn xộn, và Bộ trưởng Giáo dục đã nhận trách nhiệm về mình rồi đấy,” ông Nhĩ nói.
Về lời kêu gọi ông Luận từ chức của cư dân mạng, cựu quan chức giáo dục nói: “Bây giờ mới một việc như vậy mà đã yêu cầu từ chức thì chưa nên, chưa hay lắm. Nên để xem Bộ trưởng có sự sửa đổi như thế nào đã”.
Trong khi đó, nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam đã thay hình đại diện bằng tấm ảnh cầm bảng với nội dung “yêu cầu cách chức ông Luận”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Việt Nam để phỏng vấn.
Trước đây, nhiều cư dân mạng ở Việt Nam cũng đã từng mở chiến dịch kêu gọi Bộ trưởng Y tế từ chức sau khi nhiều trẻ em tử vong vì tiêm vaccine.
No comments:
Post a Comment