Phan_Celsius
1/9/2015
Tôi muốn mở đầu bài viết bằng những nhìn nhận của riêng mình về cách mà giáo viên dạy học sinh trên lớp. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng nghe các thầy cô giáo của mỗi chúng ta khen khóa trước giỏi hơn khóa sau. Vâng tôi nghĩ có thể họ nói đúng và tôi cũng có thể chấp nhận họ phóng đại lên một chút. Tuy nhiên, với trường hợp mà tôi gặp giáo viên luôn tự cao quá về trường cũng như bản thân minh. Trường tôi học hồi cấp 2 thực chất không phải một trường điểm ngay ở trong khu vực quận nhưng các giáo viên trong trường thì rất hay mị học sinh như trường rất có truyền thống dạy và học, có những thầy giáo ở các trường chuyên muốn gửi con về trường.....Đặc biệt, bà hiệu phó của tôi nói một câu mà tôi phải dùng từ SỦA: "Học sinh các khóa trước chăm lắm, giờ học vô cùng tập trung đến nỗi con ruồi đậu trên mặt mà không biết."
Đó là chuyện lừa học sinh vê học sinh khóa trước còn bây giờ tôi xin nói rộng ra toàn thể xã hội về cách dạy lòe bịp học sinh. Từ lâu đất nước ta đã là một đất nước trọng trường chuyên lớp chọn giải này giải kia. Các tư tưởng đó đương nhiên không xuất phát từ các em nhỏ mà xuất phát từ chính thầy cô của các em. Nước ngoài có câu: "Không có học trò hư chỉ có giáo viên tồi" câu này hoàn toàn đúng với xã hội Việt Nam bây giờ. Tôi thấy từ tiểu học các giáo viên đã mong muốn cho học sinh của mình vào những trường chuyên,lớp chọn khác nhau. Tất nhiên theo họ đó là tốt cho học sinh của mình nhưng kiến thức họ dạy trên lớp đâu đủ để các em thi. Thế là các em lại phải đến các trung tâm để học như học mãi,hiếu học và vô số lò dạy thêm khác.
Chính mắt tôi đã thấy nhiều đứa trẻ lớp 2, lớp 3 đã phải học cảm thụ văn học mấy cái bài quái gở không biết lôi từ SGK lớp mấy lên để dạy không chỉ thế giáo viên của các em còn rất ghê sẵn sàng đánh em nào không học thuộc. Thật là tội nghiệp cho các em thế hệ tương lai của Tổ quốc. Đúng là một kiểu giáo dục vô tổ chức kiến thức đưa ra ở trên lớp thì một đằng mà kiến thức để phục vụ mong muốn của các em thì một nẻo. Tương tự tôi biết các bạn ôn thi cấp 3 và Đại Học các bạn cũng liên tục phải đi học thêm mới mong có cơ đỗ.
Nhiều lúc tôi tự hỏi bộ giáo dục đang làm cái quái gì mà cải với chả cách. Nền giáo dục tôi thấy cải cách mãi thì cũng thế vì chả thoát được cái toán hóa xuyên suốt tất cả các môn học tự nhiên,các em hầu như học tính toán thi thoảng lắm mới có một tiết thực hành mà toàn thực hành các cái biết rồi được học rồi thế là kiểu quái gì vậy. Nền giáo dục toán hóa kết hợp với cái kiểu học lò dần dần giết chết đam mê của học sinh. Nó tạo ra một đường lối giáo dục lòe bịp rời rạc mà càng cải cách chúng ta lại càng thụt lùi (điều này tôi biết các bạn đều hiểu rõ).
Để cho thấy nền giáo dục VN kém cỏi so với thế giới thế nào tôi có một so sánh nho nhỏ. Chắc hẳn ai đi học cũng từng nghe thấy cụm từ "đội tuyển". Các thầy cô luôn lấy nó như một sự vinh dự với học sinh. Họ dần dần thổi vào đầu học sinh được học đội tuyển được thi đấu với các bạn khác trường (quận) là 1 thành tích to lớn. Đặc biệt được giải là em (con) đã chứng tỏ bản thân giỏi hơn các bạn khác. Điều này dần dần khiến trẻ em mất hết niềm đam mê của bản thân mà chỉ muốn giật giải, và giáo viên cũng muốn thành tích cao mà liên tục NHỒI kiên thức vào trong đầu học sinh và mị đạt giải là cao quý.
Dần dần điều này hóa thành bệnh thành tích với tư tưởng vô cùng tiêu cực "thi là phải đạt giải". Bạn phải qua hàng loạt cuộc thi học sinh giỏi theo kiểu đồng loạt và đại trà như ở Việt Nam, nghĩa là thi đậu vào đội tuyển của trường, sau đó thi cấp quận, huyện, rồi chọn ra những em đứng đầu vào đội tuyển thi thành phố. Và cứ thế lên đến cấp quốc gia và sau chót là quốc tế.Nói thật với các bạn trường tôi rất giàu thành tích thi quốc tế và họ luôn muốn các học sinh phải cố gắng để có thành tích thât cao.
Thế là trong lớp cả hiệu trưởng lẫn giáo viên bộ môn luôn tìm cách thần thánh hóa cuộc thi này với họ thi quốc tế là vinh dự của gia đình bạn và đạt giải quốc tế là vinh dự cho đất nước.Và thế là bắt đầu liên tục sàng lọc đội tuyển trong 2-3 năm. Còn ở Mỹ và các nước phát triển thì ngược lại họ luôn coi thi quốc tế là một trại hè khoa học nơi các học sinh có thể tham gia và tìm hiểu thêm về các môn khoa học cơ bản như toán, vật lý, hóa học.
Họ không bao giờ có khái niệm "đội tuyển" không nhồi kiến thức và luôn đánh thức niềm đam mê năng lực tự học.Tiêu biểu họ không tổ chức thi học sinh giỏi theo kiểu đồng loạt và đại trà như ở Việt Nam. Thay vào đó, họ có rất nhiều cuộc thi Toán dành cho học sinh giỏi cấp trung học phổ thông hàng năm được tổ chức. Có khoảng 24 cuộc thi tầm cỡ quốc gia hay khu vực lớn tổ chức hàng năm. Ngoài ra, còn các cuộc thi của từng tiểu bang và của những khu vực nhỏ hơn. Sơ sơ cũng cả trăm cuộc thi mỗi năm.
Cuộc thi lớn nhất là kỳ thi Toán học Mỹ (American Mathematic Competition - AMC) do Hiệp hội Toán học (HHTH) Mỹ tổ chức. Theo HHTH Mỹ, cuộc thi này đã có từ 60 năm nay. Hàng năm có 350.000 học sinh từ 6.000 trường trung học Mỹ tham gia kỳ thi này để giải các bài toán khó và trui rèn đam mê môn Toán. Cuộc thi này tổ chức cho các học sinh theo từng cấp lớp và sẽ có nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ cuối cùng, tất nhiên là sẽ vào Olympic Toán Quốc tế với 6 học sinh xuất sắc nhất.
Vậy làm thế nào để tham gia cấp độ đầu tiên của Kỳ thi này? Câu trả lời từ HHTH Mỹ rất đơn giản là ai cũng có thể tham gia. Bạn chỉ cần đăng ký một khoản lệ phí trực tuyến từ 50 - 60 USD (tùy cấp lớp), sau đó chọn ngày nào phù hợp theo lịch trình và địa điểm thi nào gần nhất trong tiểu bang bạn sống. Khi thi xong, nếu điểm tốt, bạn sẽ tiếp tục thi vào các kỳ cao hơn.
Dù không được trang bị nhiều kiên thức như ở VN nhưng Mỹ luôn có thành tích thi quốc tế xuất sắc hơn và luôn đứng top 5 còn Việt Nam thì chỉ cần trong top 10 đã quá vinh dự. Phải chăng giáo dục của nước ta đã quá lạc hậu lỗi thời? Chúng ta cần thay đổi toàn bộ hay chỉ cần cải cách?
Tôi muốn mở đầu bài viết bằng những nhìn nhận của riêng mình về cách mà giáo viên dạy học sinh trên lớp. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng nghe các thầy cô giáo của mỗi chúng ta khen khóa trước giỏi hơn khóa sau. Vâng tôi nghĩ có thể họ nói đúng và tôi cũng có thể chấp nhận họ phóng đại lên một chút. Tuy nhiên, với trường hợp mà tôi gặp giáo viên luôn tự cao quá về trường cũng như bản thân minh. Trường tôi học hồi cấp 2 thực chất không phải một trường điểm ngay ở trong khu vực quận nhưng các giáo viên trong trường thì rất hay mị học sinh như trường rất có truyền thống dạy và học, có những thầy giáo ở các trường chuyên muốn gửi con về trường.....Đặc biệt, bà hiệu phó của tôi nói một câu mà tôi phải dùng từ SỦA: "Học sinh các khóa trước chăm lắm, giờ học vô cùng tập trung đến nỗi con ruồi đậu trên mặt mà không biết."
Đó là chuyện lừa học sinh vê học sinh khóa trước còn bây giờ tôi xin nói rộng ra toàn thể xã hội về cách dạy lòe bịp học sinh. Từ lâu đất nước ta đã là một đất nước trọng trường chuyên lớp chọn giải này giải kia. Các tư tưởng đó đương nhiên không xuất phát từ các em nhỏ mà xuất phát từ chính thầy cô của các em. Nước ngoài có câu: "Không có học trò hư chỉ có giáo viên tồi" câu này hoàn toàn đúng với xã hội Việt Nam bây giờ. Tôi thấy từ tiểu học các giáo viên đã mong muốn cho học sinh của mình vào những trường chuyên,lớp chọn khác nhau. Tất nhiên theo họ đó là tốt cho học sinh của mình nhưng kiến thức họ dạy trên lớp đâu đủ để các em thi. Thế là các em lại phải đến các trung tâm để học như học mãi,hiếu học và vô số lò dạy thêm khác.
Chính mắt tôi đã thấy nhiều đứa trẻ lớp 2, lớp 3 đã phải học cảm thụ văn học mấy cái bài quái gở không biết lôi từ SGK lớp mấy lên để dạy không chỉ thế giáo viên của các em còn rất ghê sẵn sàng đánh em nào không học thuộc. Thật là tội nghiệp cho các em thế hệ tương lai của Tổ quốc. Đúng là một kiểu giáo dục vô tổ chức kiến thức đưa ra ở trên lớp thì một đằng mà kiến thức để phục vụ mong muốn của các em thì một nẻo. Tương tự tôi biết các bạn ôn thi cấp 3 và Đại Học các bạn cũng liên tục phải đi học thêm mới mong có cơ đỗ.
Nhiều lúc tôi tự hỏi bộ giáo dục đang làm cái quái gì mà cải với chả cách. Nền giáo dục tôi thấy cải cách mãi thì cũng thế vì chả thoát được cái toán hóa xuyên suốt tất cả các môn học tự nhiên,các em hầu như học tính toán thi thoảng lắm mới có một tiết thực hành mà toàn thực hành các cái biết rồi được học rồi thế là kiểu quái gì vậy. Nền giáo dục toán hóa kết hợp với cái kiểu học lò dần dần giết chết đam mê của học sinh. Nó tạo ra một đường lối giáo dục lòe bịp rời rạc mà càng cải cách chúng ta lại càng thụt lùi (điều này tôi biết các bạn đều hiểu rõ).
Để cho thấy nền giáo dục VN kém cỏi so với thế giới thế nào tôi có một so sánh nho nhỏ. Chắc hẳn ai đi học cũng từng nghe thấy cụm từ "đội tuyển". Các thầy cô luôn lấy nó như một sự vinh dự với học sinh. Họ dần dần thổi vào đầu học sinh được học đội tuyển được thi đấu với các bạn khác trường (quận) là 1 thành tích to lớn. Đặc biệt được giải là em (con) đã chứng tỏ bản thân giỏi hơn các bạn khác. Điều này dần dần khiến trẻ em mất hết niềm đam mê của bản thân mà chỉ muốn giật giải, và giáo viên cũng muốn thành tích cao mà liên tục NHỒI kiên thức vào trong đầu học sinh và mị đạt giải là cao quý.
Dần dần điều này hóa thành bệnh thành tích với tư tưởng vô cùng tiêu cực "thi là phải đạt giải". Bạn phải qua hàng loạt cuộc thi học sinh giỏi theo kiểu đồng loạt và đại trà như ở Việt Nam, nghĩa là thi đậu vào đội tuyển của trường, sau đó thi cấp quận, huyện, rồi chọn ra những em đứng đầu vào đội tuyển thi thành phố. Và cứ thế lên đến cấp quốc gia và sau chót là quốc tế.Nói thật với các bạn trường tôi rất giàu thành tích thi quốc tế và họ luôn muốn các học sinh phải cố gắng để có thành tích thât cao.
Thế là trong lớp cả hiệu trưởng lẫn giáo viên bộ môn luôn tìm cách thần thánh hóa cuộc thi này với họ thi quốc tế là vinh dự của gia đình bạn và đạt giải quốc tế là vinh dự cho đất nước.Và thế là bắt đầu liên tục sàng lọc đội tuyển trong 2-3 năm. Còn ở Mỹ và các nước phát triển thì ngược lại họ luôn coi thi quốc tế là một trại hè khoa học nơi các học sinh có thể tham gia và tìm hiểu thêm về các môn khoa học cơ bản như toán, vật lý, hóa học.
Họ không bao giờ có khái niệm "đội tuyển" không nhồi kiến thức và luôn đánh thức niềm đam mê năng lực tự học.Tiêu biểu họ không tổ chức thi học sinh giỏi theo kiểu đồng loạt và đại trà như ở Việt Nam. Thay vào đó, họ có rất nhiều cuộc thi Toán dành cho học sinh giỏi cấp trung học phổ thông hàng năm được tổ chức. Có khoảng 24 cuộc thi tầm cỡ quốc gia hay khu vực lớn tổ chức hàng năm. Ngoài ra, còn các cuộc thi của từng tiểu bang và của những khu vực nhỏ hơn. Sơ sơ cũng cả trăm cuộc thi mỗi năm.
Cuộc thi lớn nhất là kỳ thi Toán học Mỹ (American Mathematic Competition - AMC) do Hiệp hội Toán học (HHTH) Mỹ tổ chức. Theo HHTH Mỹ, cuộc thi này đã có từ 60 năm nay. Hàng năm có 350.000 học sinh từ 6.000 trường trung học Mỹ tham gia kỳ thi này để giải các bài toán khó và trui rèn đam mê môn Toán. Cuộc thi này tổ chức cho các học sinh theo từng cấp lớp và sẽ có nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ cuối cùng, tất nhiên là sẽ vào Olympic Toán Quốc tế với 6 học sinh xuất sắc nhất.
Vậy làm thế nào để tham gia cấp độ đầu tiên của Kỳ thi này? Câu trả lời từ HHTH Mỹ rất đơn giản là ai cũng có thể tham gia. Bạn chỉ cần đăng ký một khoản lệ phí trực tuyến từ 50 - 60 USD (tùy cấp lớp), sau đó chọn ngày nào phù hợp theo lịch trình và địa điểm thi nào gần nhất trong tiểu bang bạn sống. Khi thi xong, nếu điểm tốt, bạn sẽ tiếp tục thi vào các kỳ cao hơn.
Dù không được trang bị nhiều kiên thức như ở VN nhưng Mỹ luôn có thành tích thi quốc tế xuất sắc hơn và luôn đứng top 5 còn Việt Nam thì chỉ cần trong top 10 đã quá vinh dự. Phải chăng giáo dục của nước ta đã quá lạc hậu lỗi thời? Chúng ta cần thay đổi toàn bộ hay chỉ cần cải cách?
No comments:
Post a Comment