19/9/2015
SÀI GÒN (NV) - Chính quá trình đô thị hóa quá nhanh mà không chú trọng đầu tư hạ tầng chống ngập, hoặc “kê 10 làm 5,” đã khiến thành phố Sài Gòn ngập khủng khiếp như hiện nay.
Thành phố Sài Gòn sẽ phải chịu cảnh ngập lụt lâu dài. (Hình: Dân Trí)
Theo ông Hồ Long Phi, giám đốc Trung Tâm Quản Lý Nước và Biến Đổi Khí Hậu (WACC), thuộc Đại Học Quốc Gia Sài Gòn, chính quyền thành phố phải thay đổi “thái độ” chống ngập và người dân thành phố này phải tập thích nghi với “cuộc sống có ngập vì không ngập chỉ là giấc mơ.”
Dân Trí dẫn lời ông Phi cho rằng, chính quá trình đô thị hóa Sài Gòn quá nhanh mà không chú trọng đầu tư hạ tầng chống ngập đã góp phần không nhỏ vào tình trạng ngập khủng khiếp như hiện nay.
Quá trình xây dựng đô thị, phát triển hạ tầng của Sài Gòn đã bắt đầu từ hàng chục năm trước. Trong khi đó, việc chống ngập của thành phố chỉ mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây. “Thông thường, khi chi 10 đồng cho phát triển đô thị như xây khu chung cư, khu công nghiệp, khu dân cơ mới... thì phải có 2 đồng dành cho hạ tầng chống ngập. Nhưng thực tế con số này ở Sài Gòn chưa tới 10% của yêu cầu đó nữa,” ông Phi nói.
Theo ông Phi, để giải quyết hết tất cả những điểm ngập của thành phố thì mất khoảng 150,000 tỷ đồng. Trong 5 năm tới, cần ít nhất là 50,000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn ngân sách cam kết chỉ cho 1,000 tỷ đồng/năm. Con số này quá chênh lệch. Điều này chứng tỏ tính cam kết về mặt chống ngập chưa cao.
Một nguyên nhân nữa làm cho công tác chống ngập không hiệu quả là lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều ngày càng cao, cho nên theo ông Phi, “Chuyện ngập là tất nhiên.”
Chưa hết, trong khi chống ngập thì chỉ có 1-2 đơn vị thực hiện với nguồn vốn hạn chế, còn gây ra ngập thì có rất nhiều đơn vị. Điển hình là việc lấn chiếm, san lấp kênh rạch, bê tông hóa... Thậm chí, người dân cũng tham gia gây ngập khi vứt rác bừa bãi làm cản trở quá trình tiêu thoát nước. “Cứ như vậy thì khi nào chống ngập cho xong. Cuộc đua chống ngập sẽ không bao giờ chấp dứt. Vì vậy, Sài Gòn không thể không ngập,” ông Phi nói. (Tr.N)
SÀI GÒN (NV) - Chính quá trình đô thị hóa quá nhanh mà không chú trọng đầu tư hạ tầng chống ngập, hoặc “kê 10 làm 5,” đã khiến thành phố Sài Gòn ngập khủng khiếp như hiện nay.
Thành phố Sài Gòn sẽ phải chịu cảnh ngập lụt lâu dài. (Hình: Dân Trí)
Theo ông Hồ Long Phi, giám đốc Trung Tâm Quản Lý Nước và Biến Đổi Khí Hậu (WACC), thuộc Đại Học Quốc Gia Sài Gòn, chính quyền thành phố phải thay đổi “thái độ” chống ngập và người dân thành phố này phải tập thích nghi với “cuộc sống có ngập vì không ngập chỉ là giấc mơ.”
Dân Trí dẫn lời ông Phi cho rằng, chính quá trình đô thị hóa Sài Gòn quá nhanh mà không chú trọng đầu tư hạ tầng chống ngập đã góp phần không nhỏ vào tình trạng ngập khủng khiếp như hiện nay.
Quá trình xây dựng đô thị, phát triển hạ tầng của Sài Gòn đã bắt đầu từ hàng chục năm trước. Trong khi đó, việc chống ngập của thành phố chỉ mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây. “Thông thường, khi chi 10 đồng cho phát triển đô thị như xây khu chung cư, khu công nghiệp, khu dân cơ mới... thì phải có 2 đồng dành cho hạ tầng chống ngập. Nhưng thực tế con số này ở Sài Gòn chưa tới 10% của yêu cầu đó nữa,” ông Phi nói.
Theo ông Phi, để giải quyết hết tất cả những điểm ngập của thành phố thì mất khoảng 150,000 tỷ đồng. Trong 5 năm tới, cần ít nhất là 50,000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn ngân sách cam kết chỉ cho 1,000 tỷ đồng/năm. Con số này quá chênh lệch. Điều này chứng tỏ tính cam kết về mặt chống ngập chưa cao.
Một nguyên nhân nữa làm cho công tác chống ngập không hiệu quả là lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều ngày càng cao, cho nên theo ông Phi, “Chuyện ngập là tất nhiên.”
Chưa hết, trong khi chống ngập thì chỉ có 1-2 đơn vị thực hiện với nguồn vốn hạn chế, còn gây ra ngập thì có rất nhiều đơn vị. Điển hình là việc lấn chiếm, san lấp kênh rạch, bê tông hóa... Thậm chí, người dân cũng tham gia gây ngập khi vứt rác bừa bãi làm cản trở quá trình tiêu thoát nước. “Cứ như vậy thì khi nào chống ngập cho xong. Cuộc đua chống ngập sẽ không bao giờ chấp dứt. Vì vậy, Sài Gòn không thể không ngập,” ông Phi nói. (Tr.N)
No comments:
Post a Comment