"...Vậy thì, đề xuất trên cũng cần quan tâm, ít nhất cũng xuất khẩu được một số chuyên gia trẻ, có năng lực thực sự, còn hơn để họ lang thang thất nghiệp hoặc làm việc không tương xứng với năng lực và trình độ..." (chuyên viên trẻ có năng lực thực sự ....lang thang thất nghiệp? - nmvn)
LÊ THANH PHONG (báo Laođông)
11/09/2015
Gần đây, rộ lên thông tin trao đổi về việc xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ. PGS-TS Hà Huy Thành - Viện Hàn lâm KHXH VN - so sánh với Ấn Độ, nước này đã xuất khẩu chuyên gia qua các nước. Đây không chỉ là giải quyết “tiến sĩ tồn đọng”, mà còn nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế.
Đề xuất trên rất hay, bởi vì VN có khoảng 24.000 tiến sĩ, một nửa trong số này làm công tác nghiên cứu khoa học, số còn lại làm quan chức hoặc chưa biết làm gì. Vậy thì rất nên đẩy mạnh xuất khẩu lao động chất lượng cao.
Chỉ có điều băn khoăn là có ai nhận hay không?
Xuất khẩu lao động phổ thông rất dễ, bởi vì không cần chuyên môn cao. Lao động VN sang các nước làm công việc giản đơn hoặc làm thợ kỹ thuật ở cấp thấp, nhưng đã xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ thì đòi hỏi từ phía tiếp nhận sẽ cao hơn.
Nếu so với Ấn Độ, chưa nói tới chuyên môn, chúng ta đã thua đứt về ngoại ngữ. Ấn Độ có bản ngữ nhưng là quốc gia sử dụng tiếng Anh rất phổ thông, đặc biệt người được đào tạo đại học, sau đại học đương nhiên sử dụng tiếng Anh thành thạo. Ấn Độ xuất khẩu chuyên gia, ưu thế đầu tiên của họ là đảm bảo tiếng Anh.
Còn thạc sĩ, tiến sĩ VN thì sao? Trong số hơn 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ, có bao nhiêu phần trăm sử dụng thông thạo một ngoại ngữ, chưa kể tiếng Anh là cần thiết nhất, cũng không nhiều người đạt được chuẩn trình độ làm chuyên gia. Không giỏi ngoại ngữ thì xuất khẩu đi đâu bây giờ! Tuy nhiên, cũng không quá bi quan rằng chúng ta không có người giỏi, cho dù không được nhiều. Vậy thì, đề xuất trên cũng cần quan tâm, ít nhất cũng xuất khẩu được một số chuyên gia trẻ, có năng lực thực sự, còn hơn để họ lang thang thất nghiệp hoặc làm việc không tương xứng với năng lực và trình độ.
Chưa làm thì chưa biết được hay không, cho nên các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần nghiên cứu để khai thác nguồn tài nguyên này. Làm để biết trình độ của thạc sĩ, tiến sĩ VN so với các nước, làm để biết sức cạnh tranh chất xám VN trong lĩnh vực xuất khẩu lao động chất lượng tiến sĩ.
TS Lương Hoài Nam - Tổng Giám đốc Hãng hàng không Hải Âu - cho rằng: “Nói thật chứ, họ mà tìm được việc ở nước ngoài thì đã đi lâu rồi, chả chờ bác xuất khẩu”. Đúng là có những người chủ động tìm được đường để ra nước ngoài làm việc, nhưng cũng không ít người có trình độ nhưng không biết lối đi, rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu lao động chuyên nghiệp.
Hãy cứ làm để biết mình là ai, để điều chỉnh, để thay đổi, để phát triển.
Đề xuất trên rất hay, bởi vì VN có khoảng 24.000 tiến sĩ, một nửa trong số này làm công tác nghiên cứu khoa học, số còn lại làm quan chức hoặc chưa biết làm gì. Vậy thì rất nên đẩy mạnh xuất khẩu lao động chất lượng cao.
Chỉ có điều băn khoăn là có ai nhận hay không?
Xuất khẩu lao động phổ thông rất dễ, bởi vì không cần chuyên môn cao. Lao động VN sang các nước làm công việc giản đơn hoặc làm thợ kỹ thuật ở cấp thấp, nhưng đã xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ thì đòi hỏi từ phía tiếp nhận sẽ cao hơn.
Nếu so với Ấn Độ, chưa nói tới chuyên môn, chúng ta đã thua đứt về ngoại ngữ. Ấn Độ có bản ngữ nhưng là quốc gia sử dụng tiếng Anh rất phổ thông, đặc biệt người được đào tạo đại học, sau đại học đương nhiên sử dụng tiếng Anh thành thạo. Ấn Độ xuất khẩu chuyên gia, ưu thế đầu tiên của họ là đảm bảo tiếng Anh.
Còn thạc sĩ, tiến sĩ VN thì sao? Trong số hơn 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ, có bao nhiêu phần trăm sử dụng thông thạo một ngoại ngữ, chưa kể tiếng Anh là cần thiết nhất, cũng không nhiều người đạt được chuẩn trình độ làm chuyên gia. Không giỏi ngoại ngữ thì xuất khẩu đi đâu bây giờ! Tuy nhiên, cũng không quá bi quan rằng chúng ta không có người giỏi, cho dù không được nhiều. Vậy thì, đề xuất trên cũng cần quan tâm, ít nhất cũng xuất khẩu được một số chuyên gia trẻ, có năng lực thực sự, còn hơn để họ lang thang thất nghiệp hoặc làm việc không tương xứng với năng lực và trình độ.
Chưa làm thì chưa biết được hay không, cho nên các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần nghiên cứu để khai thác nguồn tài nguyên này. Làm để biết trình độ của thạc sĩ, tiến sĩ VN so với các nước, làm để biết sức cạnh tranh chất xám VN trong lĩnh vực xuất khẩu lao động chất lượng tiến sĩ.
TS Lương Hoài Nam - Tổng Giám đốc Hãng hàng không Hải Âu - cho rằng: “Nói thật chứ, họ mà tìm được việc ở nước ngoài thì đã đi lâu rồi, chả chờ bác xuất khẩu”. Đúng là có những người chủ động tìm được đường để ra nước ngoài làm việc, nhưng cũng không ít người có trình độ nhưng không biết lối đi, rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu lao động chuyên nghiệp.
Hãy cứ làm để biết mình là ai, để điều chỉnh, để thay đổi, để phát triển.
No comments:
Post a Comment