Từ ngày 03/3 đến ngày 05/3/2016, người dân Sầm Sơn Thanh Hóa đã biểu tình phản đối việc Tập đoàn FLC thực hiện dự án du lịch Sầm Sơn đã phá sạch rừng phòng hộ ven biển làm sân gôn (Người Lao Động ngày 05/12/2015) và cấm biển ngư dân Thanh Hóa. FLC cho bảo vệ ra bờ biển ngăn chặn bà con ngư dân không được đánh bắt cá, cào ngao, trong khi không có luật nào quy định, bờ biển thuộc chủ quyền của cá nhân, tổ chức nào.
Ngay tại Hà Nội, cùng thời điểm này, báo chí cũng đã thông tin về việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (trụ sở tại Hà Nội) ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng. Cụ thể, theo điều tra của tờ Tuổi Trẻ, trong quá trình xây dựng căn biệt thự B12- BT6 Khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, chủ đầu tư là ông Trịnh Văn Quyết đã có vi phạm trong trật tự xây dựng, là tự ý thay đổi công năng của căn biệt thự mà chưa được phép của cơ quan chức năng. Hiện nay, biệt thự đã hoàn thành suông sẻ.
Theo Vnexpress ngày 05/3/2016, “khoảng 13h cùng ngày, ba thanh niên (mặc thường phục” đến nhà riêng của ông Trần Văn Hải, trưởng bến thuyền ở khu vực Đền Độc Cước (phía Đông đường Hồ Xuân Hương) yêu cầu gia đình ký vào bản cam kết di dời bến thuyền. Ông Hải không có nhà nên vợ là bà Văn Thị Thắng tiếp chuyện. Sau ít phút trao đổi, bất ngờ nữ chủ nhà bị nhóm này đánh đập và có tiếng súng nổ tại đây”. “Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”, người hàng xóm Hà Thị Hợp kể lại và cho hay một thanh niên cầm súng còn đe dọa “ai vào sẽ bắn”. Khi thấy đông người dân kéo đến, nhóm người lạ lên xe máy bỏ đi.
Dư luận cho rằn nhóm thanh niên này chính là bọn an ninh mặc thường phục, giống như những tên an ninh thường phục thường xuyên chận đường bắt cóc, đánh đập người dân biểu tình ôn hòa ở cả nước. Và đây là hành động có chủ trương chung từ lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Tập đoàn FLC là ai?
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán HOSE: FLC, VN30: FLC) được thành lập vào ngày 22/11/2010, có trụ sở chính đặt tại FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tiền thân của FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng. Năm 2001, thành lập Công ty Cổ phần Vietnam Trade Corp, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – dịch vụ. Sau đó, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt là SMiC) ra đời. Năm 2006, văn phòng Luật SMiC chuyển đổi thành Công ty TNHH Luật SMiC. Năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán FLCS (tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex). FLCS chính thức đi vào hoạt động năm 2008.
Năm 2008, các công ty đầu tư tài chính và đầu tư như Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú (đổi tên là Công ty Cổ phần FLC từ tháng 1 năm 2010), Công ty TNHH SG Invest và đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Ninh Bắc (tiền thân của Công ty Cổ phần FLC Land) – chủ đầu tư của dự án FLC Landmark Tower – được thành lập. Năm 2009, SMiC mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Singapore.
Ngày 9/12/2009, Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần FLC vào ngày 20/01/2010.
Từ năm 2011-2012, FLC bắt đầu mở rộng kinh doanh khác như du lịch, đại lý vé máy bay, công nghệ, truyền thông, dịch vụ golf… và đẻ ra hàng loạt các công ty. Đồng thời, các công ty thành viên trong tập đoàn được tái cơ cấu như FLC Global (tiền thân là FLC Travel) và FLC Tech & Media.
Năm 2014, FLC triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn như Khu Công nghiệp Tam Dương II, Khu Công nghiệp Hòn La II, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC ComplexThanh Hóa, Khu Công nghiệp Chấn Hưng, Khu Trung tâm hành chính mới Khánh Hòa, FLC Star Tower Hà Đông. Tháng 7 năm 2015, khánh thành Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn. Năm 2015, khởi công Dự án Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn và FLC Twin Tower tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội.
Các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (KLF Global), Công ty Luật TNHH SmiC, Công ty Cổ phần Công nghệ OTP FLC Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên FLC Land, Công ty Cổ phần FLC Golf & Resort, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính & Địa ốc Alaska, Trường Cao đẳng Nghề FLC, Công ty Cổ phần FLC Travel, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển FLC Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Dịch vụ Trực thăng & Du thuyền FLC, Công ty TNHH Thương mại & Nhân lực Quốc tế FLC,Công ty Cổ phần Địa ốc Star Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư & Quản lý tòa nhà Ion Complex, Công ty TNHH FLC Land Thanh Hóa, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Địa ốc Khánh Hòa, Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort. (Theo Wikipedia).
Lãnh đạo của Tập đoàn FLC gồm những cá nhân:
Luật sư Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Thành Vinh – Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Bá Nguyên – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Lưu Đức Quang – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Hương Trần Kiều Dung – Thành viên HĐQT- Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thị My Lan – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thế Anh – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đàm Ngọc Bích – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đặng Tất Thắng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Bùi Hải Huyền – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Phạm Hải Ninh – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Lê Văn Sắc – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC.
Các trụ sở chính của Tập đoàn FLC
Tầng 5, FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 3771 1111 / Fax: (84-4) 3724 5888. Email: info@flc.vn / Webiste: www.flc.vn.
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh:
Số 86 – 88 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại: (84-8) 3936 9109 / Fax: (84-8) 3821 2166.
Chi nhánh Thanh Hóa:
FLC Samson Golf Links, đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Điện thoại: (84-37) 379 3136 / Fax: (84-37) 379 3136.
Ai chống lưng cho Tập đoàn FLC?
Theo nhiều tờ báo in, báo điện tử của chính báo chí cộng sản trong nước, những vị “tai to mặt bự” luôn luôn “ủng hộ, đồng hành” (chữ dùng của báo cộng sản) với Tập đoàn FLC là:
Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Uông Chu Lưu – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và “Nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã ủng hộ, đồng hành cùng Tập đoàn FLC trong suốt quá trình triển khai dự án FLC Sầm Sơn”. (Xin xem hình ảnh đính kèm)
Có thế lực chống lưng to lớn như vậy, thảo nào Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC ngang nhiên xem thường pháp luật, chà đạp lên quyền sống của người dân Thanh Hóa.
Tạ Phong Tần
No comments:
Post a Comment