Đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy mới thông xe, đưa vào sử dụng nay đã xuất hiện tình trạng nhếch nhác, lộn xộn.
Cột điện làm bằng... cọc tre
Là đường mới toanh, lại có mức đầu tư 'khủng': 6.400 tỷ đồng cho 6,4km (tức 1.000 tỷ đồng/km), đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy góp phần hoàn chỉnh tuyến giao thông kết nối trung tâm Thủ đô đến sân bay Nội Bài.
Tuy mới đi vào hoạt động từ tháng 1/2016 nhưng đến nay đã mọc lên nhiều cột điện nghiêng ngả, xiêu vẹo cùng những bó dây điện chằng chịt, treo lơ lửng giữa đường. Đoạn đường còn mọc lên những cột tre được dựng tạm bợ để cố định dây diện không thõng xuống.
Cột điện được dựng bằng những cọc tre tạm bợ, dây điện chùng xuống có thể gây nguy hiểm cho người đi đường.
Dây điện vắt từ bên này sang bên kia đường. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là dây cáp điện kéo lên từ dưới gầm cầu lên mặt đường.
Những bó dây 'khủng' xoắn chặt vào nhau, kéo ngang con đường đắt đỏ khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối vì làm mất mỹ quan đô thị cũng như sự an toàn cho người đi đường.
Dây điện chằng chịt được buộc tạm vào thành cầu.
Nhiều chỗ mới có cột đèn kim loại nhưng đã kịp nghiêng ngả.
Người dân họp chợ ngay ở đường dẫn xuống chân cầu (gần cổng làng Nghĩa Đô).
Biển cấm có cũng như không
Đoạn đường này cũng thường xuyên rơi vào cảnh lộn xộn, ùn tắc kéo dài hàng cây số vào giờ cao điểm. Dù tuyến đường mới và khá hiện đại với 2 làn xe buýt, 2 làn xe hỗn hợp, mặt cắt ngang rộng từ 58-64m, vỉa hè rộng 8m, dải phân cách giữa rộng từ 3-9m nhưng người dân vẫn ngang nhiên đi ngược chiều, đi xe máy trên vỉa hè.
Theo phản ánh của người dân, mặc dù mới được đưa vào sử dụng nhưng tuyến đường đã xảy ra nhiều vụ va chạm giao thông. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều xe máy thản nhiên chạy ngược chiều.
Biển cấm đi ngược chiều “có cũng như không”. Ảnh chụp ngày 7/3.
Nhiều công trình trên tuyến đường vẫn đang thi công dẫn đến việc hình thành nút thắt cổ chai ở đoạn Hoàng Quốc Việt - Bưởi.
Đường một chiều biến thành đường hai chiều. Đặc biệt đường dẫn từ Võ Chí Công xuống Hoàng Quốc Việt là đường một chiều có tới 6 biển cấm/hướng dẫn nhưng không mấy tác dụng.
Đường mới rộng thênh thang, người dân vẫn đi ngược chiều.
Dây điện chằng chịt được buộc tạm vào thành cầu.
Nhiều chỗ mới có cột đèn kim loại nhưng đã kịp nghiêng ngả.
Người dân họp chợ ngay ở đường dẫn xuống chân cầu (gần cổng làng Nghĩa Đô).
Biển cấm có cũng như không
Đoạn đường này cũng thường xuyên rơi vào cảnh lộn xộn, ùn tắc kéo dài hàng cây số vào giờ cao điểm. Dù tuyến đường mới và khá hiện đại với 2 làn xe buýt, 2 làn xe hỗn hợp, mặt cắt ngang rộng từ 58-64m, vỉa hè rộng 8m, dải phân cách giữa rộng từ 3-9m nhưng người dân vẫn ngang nhiên đi ngược chiều, đi xe máy trên vỉa hè.
Theo phản ánh của người dân, mặc dù mới được đưa vào sử dụng nhưng tuyến đường đã xảy ra nhiều vụ va chạm giao thông. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều xe máy thản nhiên chạy ngược chiều.
Biển cấm đi ngược chiều “có cũng như không”. Ảnh chụp ngày 7/3.
Nhiều công trình trên tuyến đường vẫn đang thi công dẫn đến việc hình thành nút thắt cổ chai ở đoạn Hoàng Quốc Việt - Bưởi.
Đường một chiều biến thành đường hai chiều. Đặc biệt đường dẫn từ Võ Chí Công xuống Hoàng Quốc Việt là đường một chiều có tới 6 biển cấm/hướng dẫn nhưng không mấy tác dụng.
Đường mới rộng thênh thang, người dân vẫn đi ngược chiều.
Trước cổng bệnh viện Tim Hà Nội (cơ sở 2 thuộc đường Võ Chí Công), taxi, ô tô vẫn dừng đỗ ngay dưới lòng đường, cạnh biển cấm.
|
No comments:
Post a Comment