3/14/2016
Nay ở cái tuổi 45, trong cuộc đời này với ngần ấy năm, hai từ “tự do dân chủ” tôi nghe đã rất nhiều nhưng chưa từng được biết hình dáng, mùi vị của nó ra sao! Mới đây lại nghe thêm được câu nói đầy giáo điều từ một nhà lý luận “tầm cỡ” tại Việt Nam rằng: “Việt Nam ta dân chủ đến thế là cùng”!?! Tôi muốn nếm thử cái “dân chủ đến thế là cùng” nó có mùi vị ra sao, nên quyết định làm hồ sơ để tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 nhiệm kỳ 2016-2021. Một phần là để thực hiện quyền công dân của mình vốn được quy định trong Hiến pháp, một phần vì nghĩa vụ đối với Tổ Quốc.
Ngày 15 tháng 2 năm 2016, tôi chủ động lên mạng tìm tòi và in ra một bộ hồ sơ rồi làm theo hướng dẫn trong mẫu. Tôi đi chụp ảnh dán vào bản khai lý lịch và mang tới UBND xã Quảng Yên để xin xác nhận, nhưng hồ sơ của tôi đã bị UBND xã từ chối xác nhận vì tôi khai Tôn giáo là Tin Lành, nghề nghiệp chuyên môn là Mục sư, trình độ hiện nay là Cử nhân thần học.
Sau vài ngày lên lên xuống xuống Ủy ban, cuối cùng tôi nhận được câu trả lời từ phó chủ tịch xã rằng: Nếu tôi chứng minh được bằng cử nhân thần học và quyết định phong chức mục sư của tôi thì UBND xã mới xác nhận cho tôi. Tôi về nhà lấy tất cả những giấy tờ UBND xã yêu cầu. Sau khi xem xét bằng tốt nghiệp và quyết định tấn phong của tôi, phó chủ tịch xã nói với tôi là hãy vui lòng đợi chú ấy báo cáo cấp trên để xin chỉ đạo. Sau nhiều ngày chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, vào hôm 9/3, chú Huyên phó chủ tịch báo cho tôi biết rằng các lãnh đạo đã thống nhất giao quyền xác nhận hồ sơ của tôi cho đích thân chủ tịch UBND xã là ông Lê Quang Kỳ. Chú Huyên phó chủ tịch nói với tôi: “Anh Tôn ơi, anh vui lòng thông cảm cho em nhé, em cũng muốn xác nhận cho anh nhưng vì ý của cấp trên là như vậy anh ạ”. Ngày 10/3 tôi tới gặp ông chủ tịch xã theo như đã hẹn. 16 giờ chiều ông chủ tịch mới đi họp ở huyện về. Chủ tịch xem lý lịch của tôi và yêu cầu tôi điều chỉnh lại hồ sơ, mục tôn giáo nên ghi là: Không, và trình độ văn hóa chỉ ghi lớp 12 thôi, cũng đừng ghi tôi là mục sư nữa thì ông mới xác nhận.
Mới nếm trải bấy nhiêu thôi, tôi đã thấy ngán tới cổ cái “Dân chủ đến thế là cùng”. Tôi định bỏ cuộc, vì không muốn khai man lý lịch. Tuy nhiên, sau hồi lâu suy nghĩ, tôi lại quyết định làm theo hướng dẫn của ông chủ tịch để hy vọng biết đâu mình còn có cơ hội hưởng thêm “hương vị” đặc sản của cái thứ dân chủ tuyệt vời mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố. Tôi quyết định khai lại lý lịch theo yêu cầu của vị chủ tịch xã “đáng kính”.
Tuy nhiên, để khẳng định mình là người có đạo, trong phần tóm tắt quá trình công tác, tôi vẫn giữ nguyên thông tin về việc tôi theo đạo Tin Lành từ năm 2000 và là mục sư… Sau khi xem xét hồ sơ của tôi một lần nữa, Chủ tịch lại nói với tôi rằng hãy vui lòng đợi ông Việt đội trưởng đội an ninh huyện Quảng Xương tới tư vấn thêm lần nữa. Đợi mãi tới 10 giờ mới thấy ông Việt xuất hiện. Sau khi nghe chủ tịch xã trình bày lại nội dung, ông Việt cầm bản khai lý lịch của tôi lên xem và nói: “Mày ứng cử cái gì? Mày là thằng chống phá nhà nước mà đòi ửng cử à?” Tôi trả lời: “Việc tôi ứng cử là quyền của tôi, anh không có bổn phận can thiệp vào, anh không được xúc phạm tôi như vậy. Việc xác nhận lý lịch cho tôi là trách nhiệm của UBND xã Quảng yên, anh vui lòng không tham gia vào”. Tôi cầm lại hai bản khai lý lịch. Ông Việt kéo chủ tịch xã ra ngoài thì thầm gì đó tôi không rõ. Tôi bỗng dưng thấy mình bị xúc phạm quá mức nên đứng dậy ra về. Tôi gọi chủ tịch xã lại và nói: “Thôi nếu thế này thì thôi tôi mang lý lịch về, không cần xác nhận nữa”. Chủ tịch xã lại nhẹ nhàng nói với tôi: “Thôi chú cứ để hồ sơ đó, chiều nay 13h30 chú lên nhận kết quả nhé”. Tôi mở cặp lấy hai bản lý lịch ra đưa cho chủ tịch xã rồi về.
Chiều 11 như đúng hẹn, tôi có mặt tại phòng chủ tịch xã nhưng cửa phòng vẫn còn khóa. Tôi đợi chừng 30 phút thì thấy chủ tịch tới. Mở cửa bước vào phòng, ông vui vẻ pha trà mời tôi uống. Chủ tịch nói: “Chú thông cảm ngồi đợi chút, vì hồ sơ của chú đã được chuyển xuống an ninh huyện để xem xét rồi. Chắc chút nữa anh Việt sẽ mang lên thôi! Chú Tôn ạ! Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chú ra ứng cử và thực hiện quyền công dân của mình. Nếu chú ứng cử Hội đồng nhân dân xã thì tôi đã xác nhận cho chú ngay rồi, nhưng vì chú ứng cử Đại biểu Quốc hội nên tôi cần phải xin ý kiến của huyện”. Tôi nói: “Nếu còn phải đợi thì thôi anh ạ, tôi phải về làm chút việc nhà, chứ cứ loay hoay mãi với mấy chữ xác nhận thế này thì hết hạn nộp hồ sơ”. Anh Kỳ chủ tịch nói: “Tôi đã gọi điện cho ông Việt rồi, 3 giờ chiều ông ấy mới tới được. Thôi chú về đi, khi nào có tôi gọi chú lên”. Đúng 15 giờ chiều 11/3 tôi nhận được điện thoại của chủ tịch xã bảo tôi lên để xác nhận hồ sơ và mang đi nộp cho kịp giờ. Tôi tức tốc phóng xe tới UBND xã ngay, nhưng lại nhận được hướng dẫn là cần phải ghi lại cụ thể về 2 lần vào năm 2013 tôi bị xử lý vi phạm hành chính do không chấp hành nghiêm lệnh quản chế. Và sửa lại ngày làm đơn từ 15/2 sang 11/3 thì ông mới xác nhận được. Tôi lại phóng xe quay về mở máy tính điền lại thông tin. In xong, tôi vội vã cầm quay lại UBND xã. Sau khi xem xét lại một loạt, chủ tịch xã cầm một tờ giấy đã ghi sẵn để chép nội dung vào bản lý lịch của tôi. Tôi hỏi: “Sao anh lại phải nhìn mẫu xác nhận vậy? Viết gì mà dài thế anh?” Anh Kỳ nói: “Nói thật với chú, như tôi thì chỉ cần ghi một câu ngắn gọn: Ông Nguyên Trung Tôn là Công dân Quảng Yên là đúng! Rồi ký tọet vào là xong. Nhưng phía an ninh họ yêu cầu tôi phải ghi lại nhưng gì chú đã khai ở trên, như là chú bị kết án thế nào, bị xử phạt ra sao v.v... Họ còn bảo tôi ghi thêm rằng ở địa phương chú không gương mẫu, nhưng tôi chẳng ghi, vì không còn chỗ để ghi nữa. Lằng nhằng quá, chú cũng mất công mà tôi cũng mệt”. Xác nhận xong hồ sơ cho tôi thì đã gần 4 giờ chiều ngày 11. Chủ tịch xã gọi cô trực văn phòng UBND xã tới bảo cô mang đi đóng dấu và photocopy ra thêm 4 bản để vừa lưu lại văn phòng vừa gửi báo cáo cho cấp trên. Hơn 4 giờ chiều tôi nhận lại hai bản lý lịch có xác nhận của UBND xã và đóng dấu giáp lai đầy đủ.
Sáng ngày 12 tức ngày thứ 7, tôi mang tới Sở nội vụ tỉnh Thanh hóa tại địa chỉ 44b đại lộ Lê Lợi thành phố Thanh Hóa. Sau khi được người gác cổng hướng dẫn, tôi tiến thẳng lên tầng 3 nơi có treo tấm biển ”Tiếp nhận hồ sơ ứng cử…” Nhìn vào trong thấy có mấy người đang ngồi trực tại chiếc bàn có ghi tấm biển “Nhận hồ sơ ứng cử HĐND tỉnh”, tôi bước vào phòng chào họ. Một nữ nhân viên hỏi tôi: “Anh ứng cử Hội đồng hay Quốc hội?” Tôi trả lời rằng ứng cử Đại biểu Quốc hội. Cô nhân viên chạy đi gọi một nữ nhân viên khác tới gặp tôi tại chiếc bàn có ghi tấm bảng: “Nhận hồ sơ ứng cử ĐBQH…” Cô nhân viên mới tới hỏi tôi: “Anh thuộc đơn vị nào?” Tôi trả lời: “Tôi là ứng cử viên tự do”. Cô nói: “Anh đợi em chút”. Tôi ngồi đợi một chút thì thấy có hai người nam trạc tuôi 50 hay 55 bước vào chào tôi.
Sau vài lời xã giao, các anh mỗi người cầm một bộ hồ sơ của tôi để đọc. Một lát sau thấy có 2 người nam trẻ tuổi khoảng 27 hay 30 tuổi bước vào đứng bên cạnh tôi (hình như họ là an ninh). Thêm một lát nữa lại có một người nam nữa cũng trạc tuổi ngoài 50 bước vào, chào hỏi và bắt tay hai người đang kiểm tra hồ sơ của tôi. Người đàn ông này nói: “Chào các bác, các bác đã về tỉnh sớm vậy à? Sao không để nhân viên họ kiểm tra hồ sơ mà các bác phải đích thân làm vậy?” Một trong số 2 người trả lời: “Hồ sơ tự ứng cử mà, phải kiểm tra cẩn thận và hướng dẫn công dân chu đáo chứ”.
Sau khi xem qua một loạt các bản khai của tôi, một người trong số họ bảo tôi đứng bên anh ta rồi hướng dẫn từng chi tiết để tôi về khai lại… Một người bảo tôi xuống tầng 1 nhận hai túi hồ sơ và còn dặn tôi về nên photocopy ra vài bộ đề phòng trường hợp viết sai. Tôi ký nhận hai bộ hồ sơ và ra về nhưng còn nhận thêm một lời nhắc nhở: “Anh nhớ kê khai cẩn thận như tôi đã hướng dẫn và mang tới nộp trước 17 giờ ngày 13 nhé”.
Chào tất cả mọi người tôi ra về. Trên đường về, tôi ghé qua UBND xã để hỏi chủ tịch xã xem khi nào thì anh ấy có thể ký lại hồ sơ cho tôi. Chủ tịch nói: “Hôm nay là thứ 7, tôi chỉ trực buổi sáng, buổi chiều chú Huyên trực. Sáng mai tôi mới trực, chú cứ về làm lại chu đáo, 7 giờ 30 mang ra tôi sẽ xác nhận nhé”. Tôi ghé vào tiệm photocopy làm thêm 4 bộ hồ sơ nữa đề phòng viết hỏng. Về tới nhà tôi lao vào để viết ngay. Khi khai tới phần quan hệ gia đình trong đó có mục các con thì tôi mới phát hiện mẫu hồ sơ mà UBBC đưa cho tôi không phù hợp vì chỉ có khai được 2 con, bên dưới còn lại dòng chữ: “Con thứ 3 thì khai như con thứ nhất”, nhưng chỉ có vậy là hết, vì phần bên dưới lại là ô kẻ để kê khai tóm tắt quá trình công tác. Vì không có chỗ để khai tiếp về đứa con thứ 3 của mình nên tôi đành phải bỏ toàn bộ 6 tập hồ sơ mà UBBC đưa cho và tôi đã photocopy thêm. Tôi lại mở máy tính lên ngồi gõ lại theo như hướng dẫn của UBBC rồi kiểm tra đi kiểm tra lại xem còn sai sót gì không. Vậy là hết đứt buổi chiều ngày 12.
Sáng 13 như đã hẹn, tôi tới UBND xã nhưng thấy cổng vẫn còn đóng kín mít. Tôi gọi điện cho chủ tịch nhưng không thấy anh nhấc máy. Tôi chạy xe tới nhà anh ấy, thấy có một vị ứng viên khác đang làm hồ sơ tại bàn uống nước nhà chủ tịch. Chủ tịch bảo tôi: “Chú cứ xuống UB đi, tôi xuống ngay bây giờ đấy!” Tôi quay đầu xe trở lại Ủy ban, một lát sau thấy cả phó chủ tịch và chủ tịch cùng tới. Chủ tịch mở cửa phòng mời tôi vào pha trà uống nước; anh xem lại hồ sơ của tôi và bắt đầu chép lại nội dung như đã làm hôm trước. Xác nhận xong, anh chỉ đạo chú phó chủ tịch đóng dấu và đi photo như lần trước. Trong lúc ngồi đợi phó chủ tịch đi photocopy thì thấy chị Bí thư Đảng ủy xã tới (Chị ấy là con dâu của ông bác họ nhà tôi). Khi vào phòng chị hỏi tôi: “Hồ sơ vẫn chưa xong hả chú Tôn? Mà chị nói thật với chú trên cương vị gia đình nhé: Chú đừng hâm nữa, chú thỉnh thoảng cứ bầy trò ra làm gì? Nhiều khi đi họp nghe người ta nói về chú, chị phát xấu hổ. Chú phải biết chú làm vậy có được cái gì đâu, đi đi lại lại tốn tiền tốn xăng, mệt người”. Tôi nói: “Chị buồn cười thật, Tôn ứng cử là thực hiện quyền công dân của mình mà sao chị lại nói vậy?” Chị nói: “Thì chị đồng ý chú ứng cử là quyền của chú, trên cương vị lãnh đạo chị chẳng nói; nhưng chú là người nhà, nên chị nói với chú bằng tình cảm gia đình; chị khuyên chú đừng đi nộp hồ sơ nữa, để tiền đó mà tiêu”.
Tôi đang định nói chuyện thêm chút nữa thì nhận được điện thoại của một người hàng xóm nhắn lại lời của mẹ tôi gọi tôi về khẩn trương để kê khai lại thông tin về 2 người thân của tôi là liệt sỹ cho cán bộ chính sách xã. Cũng đúng lúc chú Huyên phó chủ tịch mang hồ sơ của tôi về giao cho tôi. Tôi vội vã trở về lấy bằng Tổ quốc Ghi công và Giấy báo tử của người thân tới nhà văn hóa thôn để kê khai. Vậy là hết tong một buổi sáng.
Khi quay về nhà thì tôi thấy lực lượng an ninh đang canh cổng. Có một bạn sinh viên ở trường Đại học Hồng Đức ghé nhà tôi chơi nhân ngày chủ nhật và gia đình mời sinh viên đó ở lại dùng cơm. Đầu giờ chiều vợ tôi có công việc đi vắng, nên tôi nhờ bạn sinh viên chở tôi đi nộp hồ sơ. Tôi vừa ra khỏi ngõ thì có 3 an ninh đi 2 xe máy bám theo xe chúng tôi tới tận Sở nội vụ. Bạn thanh niên chở tôi dừng xe cho tôi xuống rồi chạy thẳng về nhà trọ. Tôi định đi bộ sang đường thì nhìn thấy các an ninh đứng ngay bên cạnh.
Trong số 3 người đó có một người tên Tô nhiều tuổi hơn tôi đi xe máy một mình nên tôi hỏi: “Anh đi xe một mình lát nữa có đèo Tôn về được không?” Anh Tô an ninh nói: “Được! Chú cứ làm xong việc đi các anh đợi, lát nữa chú cứ khao anh em một bữa cà-phê là xong”. Tôi nói: “Tôn không có tiền mời các vị đâu. Thôi để Tôn vào xem sao đã”. Tôi tiến thẳng vào khu vực của UBBC thì thấy 2 người nam đang nói chuyện ngay chân cầu thang, người trẻ nói: “Còn trường hợp của anh Tôn ở Quảng Xương nữa chưa thấy tới”. Tôi cười nói: “Chào các anh, tôi là Trung Tôn đây!” Người trẻ nói: “Anh Tôn à, mời anh lên phòng nhé”. Tôi lên phòng ngồi đợi, một lát thì thấy người trẻ tuổi khi nãy bước vào phòng chào tôi và bắt đầu kiểm tra hồ sơ của tôi, thêm một cô gái trẻ nữa cũng tới cầm bộ hồ sơ còn lại để xem. Lại thêm một thanh niên nam trẻ tới đứng cạnh tôi (hình như cậu ấy là an ninh!).
Sau khi xem xét tỉ mỉ từng chữ từng dòng, cô gái trẻ đứng dậy đi lấy một cuốn sách (về luật bầu cử thì phải!) Cô giở ra hai chỗ đã gấp sẵn và hỏi tôi: “Anh Tôn ạ! Theo như hồ sơ thì anh đã từng bị kết án tù, anh đã thực hiện xong bản án, nhưng anh đã có quyết định xóa án tích của Tòa án chưa?” Tôi nói: “Cô nên lấy thêm luật Xóa án tích ra xem các quy định về xóa án tích. Trong điều 64 thì quy định về xóa án tích đương nhiên, nhưng tôi không thuộc trường hợp này. Điều 65 thì quy định về xóa án tích phải có quyết định của Tòa án, nhưng chỉ quy định đối với những người bị mức án 3 năm trở lên, mà tôi chỉ bị kết án 2 năm, nên tôi cũng không bị điều này chi phối. Điều 66 quy định về xóa án tích đặc biệt thì trường hợp của tôi lại càng không phải. Vì vậy tôi đương nhiên không còn án tích vì không có điều luật nào áp dụng cho trường hợp của tôi”. Cô gái trẻ lúng túng nói: “Vậy thì để xem lại Luật xóa án tích đã”. Tới lượt người nam trẻ tuổi nói: “Anh Tôn ạ! Tôi đã xem xét hồ sơ của anh rồi, anh còn mấy chỗ cần phải khai lại, cụ thể như phần về bố anh, anh có khai quê quán và nơi đăng ký thường trú, nhưng phần chỗ ở hiện nay của bố anh, anh lại ghi “Đã chết” là không đúng. Phần này anh nên khai chỗ ở của bố anh trước khi chết. Một phần nữa là con thứ 2 và thứ 3 của anh, anh kê khai chưa đầy đủ. Phần Đảng viên (nếu có) anh nên ghi là không, nhưng trong hồ sơ anh lại ghi là: Khuyết tật bẩm sinh, và còn nhỏ là không đúng, anh nên về khai lại nhé”.
Tôi buồn cười: “Bố tôi chết rồi thì chỗ ở hiện nay của ông ở đâu làm sao tôi biết; còn con tôi một đưa khuyết tật bẩm sinh một đứa mới 8 tuổi thì xem vào ai chả hiểu là nó không có đảng, mà hôm qua người hướng dẫn tôi tại đây lại nói như vậy là được! Hơn nữa bây giờ đã 3 giờ chiều, chỉ còn có 2 tiếng nữa là hết giờ nộp hồ sơ, tôi về khai lại rồi lại đi xin xác nhận nữa thì chắc hết mất giờ. Mà bây giờ an ninh đưa tôi đi và lại đưa tôi về, nếu họ rề rà một chút thì chắc tôi về tới nhà đã 4 giờ chiều, có lẽ không kịp rồi!”
Người nam trẻ tuổi nói: “Cố lên anh! Chắc kịp đấy, còn những 2 tiếng nữa cơ mà! Bọn em vẫn đợi anh”. Tôi chào họ ra về và nói: “Thôi chắc anh nếm mùi vậy đủ rồi. Hẹn gặp nhau 5 năm sau chú nhé”. Người nam chìa tay ra bắt tay tôi và chúc tôi thành công.
Tôi ra về, các an ninh chở tôi về tới nhà thì đã 4 giờ kém 15 phút. Tôi mượn xe máy hàng xóm đi mua một xấp giấy in, có chú an ninh cũng đi cùng. Tôi mua giấy về chưa kịp làm gì thì mấy an ninh lại tới nhà tôi mua vịt. Tôi đi bắt vịt bán cho họ xong, nhìn đồng hồ thì đã 4 giờ 30. Thế là xong thật rồi! Tôi đã nếm đủ cái mùi của “Dân chủ đến thế là cùng” của danh hài Trọng nhớp.
Nay ở cái tuổi 45, trong cuộc đời này với ngần ấy năm, hai từ “tự do dân chủ” tôi nghe đã rất nhiều nhưng chưa từng được biết hình dáng, mùi vị của nó ra sao! Mới đây lại nghe thêm được câu nói đầy giáo điều từ một nhà lý luận “tầm cỡ” tại Việt Nam rằng: “Việt Nam ta dân chủ đến thế là cùng”!?! Tôi muốn nếm thử cái “dân chủ đến thế là cùng” nó có mùi vị ra sao, nên quyết định làm hồ sơ để tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 nhiệm kỳ 2016-2021. Một phần là để thực hiện quyền công dân của mình vốn được quy định trong Hiến pháp, một phần vì nghĩa vụ đối với Tổ Quốc.
Ngày 15 tháng 2 năm 2016, tôi chủ động lên mạng tìm tòi và in ra một bộ hồ sơ rồi làm theo hướng dẫn trong mẫu. Tôi đi chụp ảnh dán vào bản khai lý lịch và mang tới UBND xã Quảng Yên để xin xác nhận, nhưng hồ sơ của tôi đã bị UBND xã từ chối xác nhận vì tôi khai Tôn giáo là Tin Lành, nghề nghiệp chuyên môn là Mục sư, trình độ hiện nay là Cử nhân thần học.
Sau vài ngày lên lên xuống xuống Ủy ban, cuối cùng tôi nhận được câu trả lời từ phó chủ tịch xã rằng: Nếu tôi chứng minh được bằng cử nhân thần học và quyết định phong chức mục sư của tôi thì UBND xã mới xác nhận cho tôi. Tôi về nhà lấy tất cả những giấy tờ UBND xã yêu cầu. Sau khi xem xét bằng tốt nghiệp và quyết định tấn phong của tôi, phó chủ tịch xã nói với tôi là hãy vui lòng đợi chú ấy báo cáo cấp trên để xin chỉ đạo. Sau nhiều ngày chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, vào hôm 9/3, chú Huyên phó chủ tịch báo cho tôi biết rằng các lãnh đạo đã thống nhất giao quyền xác nhận hồ sơ của tôi cho đích thân chủ tịch UBND xã là ông Lê Quang Kỳ. Chú Huyên phó chủ tịch nói với tôi: “Anh Tôn ơi, anh vui lòng thông cảm cho em nhé, em cũng muốn xác nhận cho anh nhưng vì ý của cấp trên là như vậy anh ạ”. Ngày 10/3 tôi tới gặp ông chủ tịch xã theo như đã hẹn. 16 giờ chiều ông chủ tịch mới đi họp ở huyện về. Chủ tịch xem lý lịch của tôi và yêu cầu tôi điều chỉnh lại hồ sơ, mục tôn giáo nên ghi là: Không, và trình độ văn hóa chỉ ghi lớp 12 thôi, cũng đừng ghi tôi là mục sư nữa thì ông mới xác nhận.
Mới nếm trải bấy nhiêu thôi, tôi đã thấy ngán tới cổ cái “Dân chủ đến thế là cùng”. Tôi định bỏ cuộc, vì không muốn khai man lý lịch. Tuy nhiên, sau hồi lâu suy nghĩ, tôi lại quyết định làm theo hướng dẫn của ông chủ tịch để hy vọng biết đâu mình còn có cơ hội hưởng thêm “hương vị” đặc sản của cái thứ dân chủ tuyệt vời mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố. Tôi quyết định khai lại lý lịch theo yêu cầu của vị chủ tịch xã “đáng kính”.
Tuy nhiên, để khẳng định mình là người có đạo, trong phần tóm tắt quá trình công tác, tôi vẫn giữ nguyên thông tin về việc tôi theo đạo Tin Lành từ năm 2000 và là mục sư… Sau khi xem xét hồ sơ của tôi một lần nữa, Chủ tịch lại nói với tôi rằng hãy vui lòng đợi ông Việt đội trưởng đội an ninh huyện Quảng Xương tới tư vấn thêm lần nữa. Đợi mãi tới 10 giờ mới thấy ông Việt xuất hiện. Sau khi nghe chủ tịch xã trình bày lại nội dung, ông Việt cầm bản khai lý lịch của tôi lên xem và nói: “Mày ứng cử cái gì? Mày là thằng chống phá nhà nước mà đòi ửng cử à?” Tôi trả lời: “Việc tôi ứng cử là quyền của tôi, anh không có bổn phận can thiệp vào, anh không được xúc phạm tôi như vậy. Việc xác nhận lý lịch cho tôi là trách nhiệm của UBND xã Quảng yên, anh vui lòng không tham gia vào”. Tôi cầm lại hai bản khai lý lịch. Ông Việt kéo chủ tịch xã ra ngoài thì thầm gì đó tôi không rõ. Tôi bỗng dưng thấy mình bị xúc phạm quá mức nên đứng dậy ra về. Tôi gọi chủ tịch xã lại và nói: “Thôi nếu thế này thì thôi tôi mang lý lịch về, không cần xác nhận nữa”. Chủ tịch xã lại nhẹ nhàng nói với tôi: “Thôi chú cứ để hồ sơ đó, chiều nay 13h30 chú lên nhận kết quả nhé”. Tôi mở cặp lấy hai bản lý lịch ra đưa cho chủ tịch xã rồi về.
Chiều 11 như đúng hẹn, tôi có mặt tại phòng chủ tịch xã nhưng cửa phòng vẫn còn khóa. Tôi đợi chừng 30 phút thì thấy chủ tịch tới. Mở cửa bước vào phòng, ông vui vẻ pha trà mời tôi uống. Chủ tịch nói: “Chú thông cảm ngồi đợi chút, vì hồ sơ của chú đã được chuyển xuống an ninh huyện để xem xét rồi. Chắc chút nữa anh Việt sẽ mang lên thôi! Chú Tôn ạ! Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chú ra ứng cử và thực hiện quyền công dân của mình. Nếu chú ứng cử Hội đồng nhân dân xã thì tôi đã xác nhận cho chú ngay rồi, nhưng vì chú ứng cử Đại biểu Quốc hội nên tôi cần phải xin ý kiến của huyện”. Tôi nói: “Nếu còn phải đợi thì thôi anh ạ, tôi phải về làm chút việc nhà, chứ cứ loay hoay mãi với mấy chữ xác nhận thế này thì hết hạn nộp hồ sơ”. Anh Kỳ chủ tịch nói: “Tôi đã gọi điện cho ông Việt rồi, 3 giờ chiều ông ấy mới tới được. Thôi chú về đi, khi nào có tôi gọi chú lên”. Đúng 15 giờ chiều 11/3 tôi nhận được điện thoại của chủ tịch xã bảo tôi lên để xác nhận hồ sơ và mang đi nộp cho kịp giờ. Tôi tức tốc phóng xe tới UBND xã ngay, nhưng lại nhận được hướng dẫn là cần phải ghi lại cụ thể về 2 lần vào năm 2013 tôi bị xử lý vi phạm hành chính do không chấp hành nghiêm lệnh quản chế. Và sửa lại ngày làm đơn từ 15/2 sang 11/3 thì ông mới xác nhận được. Tôi lại phóng xe quay về mở máy tính điền lại thông tin. In xong, tôi vội vã cầm quay lại UBND xã. Sau khi xem xét lại một loạt, chủ tịch xã cầm một tờ giấy đã ghi sẵn để chép nội dung vào bản lý lịch của tôi. Tôi hỏi: “Sao anh lại phải nhìn mẫu xác nhận vậy? Viết gì mà dài thế anh?” Anh Kỳ nói: “Nói thật với chú, như tôi thì chỉ cần ghi một câu ngắn gọn: Ông Nguyên Trung Tôn là Công dân Quảng Yên là đúng! Rồi ký tọet vào là xong. Nhưng phía an ninh họ yêu cầu tôi phải ghi lại nhưng gì chú đã khai ở trên, như là chú bị kết án thế nào, bị xử phạt ra sao v.v... Họ còn bảo tôi ghi thêm rằng ở địa phương chú không gương mẫu, nhưng tôi chẳng ghi, vì không còn chỗ để ghi nữa. Lằng nhằng quá, chú cũng mất công mà tôi cũng mệt”. Xác nhận xong hồ sơ cho tôi thì đã gần 4 giờ chiều ngày 11. Chủ tịch xã gọi cô trực văn phòng UBND xã tới bảo cô mang đi đóng dấu và photocopy ra thêm 4 bản để vừa lưu lại văn phòng vừa gửi báo cáo cho cấp trên. Hơn 4 giờ chiều tôi nhận lại hai bản lý lịch có xác nhận của UBND xã và đóng dấu giáp lai đầy đủ.
Sáng ngày 12 tức ngày thứ 7, tôi mang tới Sở nội vụ tỉnh Thanh hóa tại địa chỉ 44b đại lộ Lê Lợi thành phố Thanh Hóa. Sau khi được người gác cổng hướng dẫn, tôi tiến thẳng lên tầng 3 nơi có treo tấm biển ”Tiếp nhận hồ sơ ứng cử…” Nhìn vào trong thấy có mấy người đang ngồi trực tại chiếc bàn có ghi tấm biển “Nhận hồ sơ ứng cử HĐND tỉnh”, tôi bước vào phòng chào họ. Một nữ nhân viên hỏi tôi: “Anh ứng cử Hội đồng hay Quốc hội?” Tôi trả lời rằng ứng cử Đại biểu Quốc hội. Cô nhân viên chạy đi gọi một nữ nhân viên khác tới gặp tôi tại chiếc bàn có ghi tấm bảng: “Nhận hồ sơ ứng cử ĐBQH…” Cô nhân viên mới tới hỏi tôi: “Anh thuộc đơn vị nào?” Tôi trả lời: “Tôi là ứng cử viên tự do”. Cô nói: “Anh đợi em chút”. Tôi ngồi đợi một chút thì thấy có hai người nam trạc tuôi 50 hay 55 bước vào chào tôi.
Sau vài lời xã giao, các anh mỗi người cầm một bộ hồ sơ của tôi để đọc. Một lát sau thấy có 2 người nam trẻ tuổi khoảng 27 hay 30 tuổi bước vào đứng bên cạnh tôi (hình như họ là an ninh). Thêm một lát nữa lại có một người nam nữa cũng trạc tuổi ngoài 50 bước vào, chào hỏi và bắt tay hai người đang kiểm tra hồ sơ của tôi. Người đàn ông này nói: “Chào các bác, các bác đã về tỉnh sớm vậy à? Sao không để nhân viên họ kiểm tra hồ sơ mà các bác phải đích thân làm vậy?” Một trong số 2 người trả lời: “Hồ sơ tự ứng cử mà, phải kiểm tra cẩn thận và hướng dẫn công dân chu đáo chứ”.
Sau khi xem qua một loạt các bản khai của tôi, một người trong số họ bảo tôi đứng bên anh ta rồi hướng dẫn từng chi tiết để tôi về khai lại… Một người bảo tôi xuống tầng 1 nhận hai túi hồ sơ và còn dặn tôi về nên photocopy ra vài bộ đề phòng trường hợp viết sai. Tôi ký nhận hai bộ hồ sơ và ra về nhưng còn nhận thêm một lời nhắc nhở: “Anh nhớ kê khai cẩn thận như tôi đã hướng dẫn và mang tới nộp trước 17 giờ ngày 13 nhé”.
Chào tất cả mọi người tôi ra về. Trên đường về, tôi ghé qua UBND xã để hỏi chủ tịch xã xem khi nào thì anh ấy có thể ký lại hồ sơ cho tôi. Chủ tịch nói: “Hôm nay là thứ 7, tôi chỉ trực buổi sáng, buổi chiều chú Huyên trực. Sáng mai tôi mới trực, chú cứ về làm lại chu đáo, 7 giờ 30 mang ra tôi sẽ xác nhận nhé”. Tôi ghé vào tiệm photocopy làm thêm 4 bộ hồ sơ nữa đề phòng viết hỏng. Về tới nhà tôi lao vào để viết ngay. Khi khai tới phần quan hệ gia đình trong đó có mục các con thì tôi mới phát hiện mẫu hồ sơ mà UBBC đưa cho tôi không phù hợp vì chỉ có khai được 2 con, bên dưới còn lại dòng chữ: “Con thứ 3 thì khai như con thứ nhất”, nhưng chỉ có vậy là hết, vì phần bên dưới lại là ô kẻ để kê khai tóm tắt quá trình công tác. Vì không có chỗ để khai tiếp về đứa con thứ 3 của mình nên tôi đành phải bỏ toàn bộ 6 tập hồ sơ mà UBBC đưa cho và tôi đã photocopy thêm. Tôi lại mở máy tính lên ngồi gõ lại theo như hướng dẫn của UBBC rồi kiểm tra đi kiểm tra lại xem còn sai sót gì không. Vậy là hết đứt buổi chiều ngày 12.
Sáng 13 như đã hẹn, tôi tới UBND xã nhưng thấy cổng vẫn còn đóng kín mít. Tôi gọi điện cho chủ tịch nhưng không thấy anh nhấc máy. Tôi chạy xe tới nhà anh ấy, thấy có một vị ứng viên khác đang làm hồ sơ tại bàn uống nước nhà chủ tịch. Chủ tịch bảo tôi: “Chú cứ xuống UB đi, tôi xuống ngay bây giờ đấy!” Tôi quay đầu xe trở lại Ủy ban, một lát sau thấy cả phó chủ tịch và chủ tịch cùng tới. Chủ tịch mở cửa phòng mời tôi vào pha trà uống nước; anh xem lại hồ sơ của tôi và bắt đầu chép lại nội dung như đã làm hôm trước. Xác nhận xong, anh chỉ đạo chú phó chủ tịch đóng dấu và đi photo như lần trước. Trong lúc ngồi đợi phó chủ tịch đi photocopy thì thấy chị Bí thư Đảng ủy xã tới (Chị ấy là con dâu của ông bác họ nhà tôi). Khi vào phòng chị hỏi tôi: “Hồ sơ vẫn chưa xong hả chú Tôn? Mà chị nói thật với chú trên cương vị gia đình nhé: Chú đừng hâm nữa, chú thỉnh thoảng cứ bầy trò ra làm gì? Nhiều khi đi họp nghe người ta nói về chú, chị phát xấu hổ. Chú phải biết chú làm vậy có được cái gì đâu, đi đi lại lại tốn tiền tốn xăng, mệt người”. Tôi nói: “Chị buồn cười thật, Tôn ứng cử là thực hiện quyền công dân của mình mà sao chị lại nói vậy?” Chị nói: “Thì chị đồng ý chú ứng cử là quyền của chú, trên cương vị lãnh đạo chị chẳng nói; nhưng chú là người nhà, nên chị nói với chú bằng tình cảm gia đình; chị khuyên chú đừng đi nộp hồ sơ nữa, để tiền đó mà tiêu”.
Tôi đang định nói chuyện thêm chút nữa thì nhận được điện thoại của một người hàng xóm nhắn lại lời của mẹ tôi gọi tôi về khẩn trương để kê khai lại thông tin về 2 người thân của tôi là liệt sỹ cho cán bộ chính sách xã. Cũng đúng lúc chú Huyên phó chủ tịch mang hồ sơ của tôi về giao cho tôi. Tôi vội vã trở về lấy bằng Tổ quốc Ghi công và Giấy báo tử của người thân tới nhà văn hóa thôn để kê khai. Vậy là hết tong một buổi sáng.
Khi quay về nhà thì tôi thấy lực lượng an ninh đang canh cổng. Có một bạn sinh viên ở trường Đại học Hồng Đức ghé nhà tôi chơi nhân ngày chủ nhật và gia đình mời sinh viên đó ở lại dùng cơm. Đầu giờ chiều vợ tôi có công việc đi vắng, nên tôi nhờ bạn sinh viên chở tôi đi nộp hồ sơ. Tôi vừa ra khỏi ngõ thì có 3 an ninh đi 2 xe máy bám theo xe chúng tôi tới tận Sở nội vụ. Bạn thanh niên chở tôi dừng xe cho tôi xuống rồi chạy thẳng về nhà trọ. Tôi định đi bộ sang đường thì nhìn thấy các an ninh đứng ngay bên cạnh.
Trong số 3 người đó có một người tên Tô nhiều tuổi hơn tôi đi xe máy một mình nên tôi hỏi: “Anh đi xe một mình lát nữa có đèo Tôn về được không?” Anh Tô an ninh nói: “Được! Chú cứ làm xong việc đi các anh đợi, lát nữa chú cứ khao anh em một bữa cà-phê là xong”. Tôi nói: “Tôn không có tiền mời các vị đâu. Thôi để Tôn vào xem sao đã”. Tôi tiến thẳng vào khu vực của UBBC thì thấy 2 người nam đang nói chuyện ngay chân cầu thang, người trẻ nói: “Còn trường hợp của anh Tôn ở Quảng Xương nữa chưa thấy tới”. Tôi cười nói: “Chào các anh, tôi là Trung Tôn đây!” Người trẻ nói: “Anh Tôn à, mời anh lên phòng nhé”. Tôi lên phòng ngồi đợi, một lát thì thấy người trẻ tuổi khi nãy bước vào phòng chào tôi và bắt đầu kiểm tra hồ sơ của tôi, thêm một cô gái trẻ nữa cũng tới cầm bộ hồ sơ còn lại để xem. Lại thêm một thanh niên nam trẻ tới đứng cạnh tôi (hình như cậu ấy là an ninh!).
Sau khi xem xét tỉ mỉ từng chữ từng dòng, cô gái trẻ đứng dậy đi lấy một cuốn sách (về luật bầu cử thì phải!) Cô giở ra hai chỗ đã gấp sẵn và hỏi tôi: “Anh Tôn ạ! Theo như hồ sơ thì anh đã từng bị kết án tù, anh đã thực hiện xong bản án, nhưng anh đã có quyết định xóa án tích của Tòa án chưa?” Tôi nói: “Cô nên lấy thêm luật Xóa án tích ra xem các quy định về xóa án tích. Trong điều 64 thì quy định về xóa án tích đương nhiên, nhưng tôi không thuộc trường hợp này. Điều 65 thì quy định về xóa án tích phải có quyết định của Tòa án, nhưng chỉ quy định đối với những người bị mức án 3 năm trở lên, mà tôi chỉ bị kết án 2 năm, nên tôi cũng không bị điều này chi phối. Điều 66 quy định về xóa án tích đặc biệt thì trường hợp của tôi lại càng không phải. Vì vậy tôi đương nhiên không còn án tích vì không có điều luật nào áp dụng cho trường hợp của tôi”. Cô gái trẻ lúng túng nói: “Vậy thì để xem lại Luật xóa án tích đã”. Tới lượt người nam trẻ tuổi nói: “Anh Tôn ạ! Tôi đã xem xét hồ sơ của anh rồi, anh còn mấy chỗ cần phải khai lại, cụ thể như phần về bố anh, anh có khai quê quán và nơi đăng ký thường trú, nhưng phần chỗ ở hiện nay của bố anh, anh lại ghi “Đã chết” là không đúng. Phần này anh nên khai chỗ ở của bố anh trước khi chết. Một phần nữa là con thứ 2 và thứ 3 của anh, anh kê khai chưa đầy đủ. Phần Đảng viên (nếu có) anh nên ghi là không, nhưng trong hồ sơ anh lại ghi là: Khuyết tật bẩm sinh, và còn nhỏ là không đúng, anh nên về khai lại nhé”.
Tôi buồn cười: “Bố tôi chết rồi thì chỗ ở hiện nay của ông ở đâu làm sao tôi biết; còn con tôi một đưa khuyết tật bẩm sinh một đứa mới 8 tuổi thì xem vào ai chả hiểu là nó không có đảng, mà hôm qua người hướng dẫn tôi tại đây lại nói như vậy là được! Hơn nữa bây giờ đã 3 giờ chiều, chỉ còn có 2 tiếng nữa là hết giờ nộp hồ sơ, tôi về khai lại rồi lại đi xin xác nhận nữa thì chắc hết mất giờ. Mà bây giờ an ninh đưa tôi đi và lại đưa tôi về, nếu họ rề rà một chút thì chắc tôi về tới nhà đã 4 giờ chiều, có lẽ không kịp rồi!”
Người nam trẻ tuổi nói: “Cố lên anh! Chắc kịp đấy, còn những 2 tiếng nữa cơ mà! Bọn em vẫn đợi anh”. Tôi chào họ ra về và nói: “Thôi chắc anh nếm mùi vậy đủ rồi. Hẹn gặp nhau 5 năm sau chú nhé”. Người nam chìa tay ra bắt tay tôi và chúc tôi thành công.
Tôi ra về, các an ninh chở tôi về tới nhà thì đã 4 giờ kém 15 phút. Tôi mượn xe máy hàng xóm đi mua một xấp giấy in, có chú an ninh cũng đi cùng. Tôi mua giấy về chưa kịp làm gì thì mấy an ninh lại tới nhà tôi mua vịt. Tôi đi bắt vịt bán cho họ xong, nhìn đồng hồ thì đã 4 giờ 30. Thế là xong thật rồi! Tôi đã nếm đủ cái mùi của “Dân chủ đến thế là cùng” của danh hài Trọng nhớp.
No comments:
Post a Comment