3/30/2016
Theo tin từ trong nước, Giáo sư Lý Chánh Trung, một trí thức Miền Nam vừa từ trần, thọ 88 tuổi (1928-2016). Cái chết của ông nếu có đưa đến sự tiếc thương của thân nhân và bạn bè cùng lập trường và khuynh hướng chính trị, và trong chừng mực nào đó có được nhà cầm quyền CSVN ca ngợi như là người có công với cách mạng, thì đối với người Việt quốc gia nhiều người không khỏi buồn lòng hay phẫn nộ và hối tiếc cho một trí thức hàng đầu ở Miền Nam một thời đã “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”.
Đối với chúng tôi, một người Việt quốc gia, khi đọc tin về cái chết của Gs Lý Chánh Trung, không xúc động mà chỉ nẩy ra ý định viết một bài về Ông, một nhà trí thức mà thiếu tri thức nên lúc sinh tiền đã tin, theo cộng sản. Còn có tin theo cộng sản cho đến hơi thở cuối cùng hay không thì còn là một nghi vấn.
I/- Về GS Lý Chánh Trung
Tôi biết nhưng không quen Gs Lý Chánh Trung. Tôi chỉ có dịp gặp riêng một lần duy nhất là vào khoảng năm 1989 khi ông đang là Dân biểu Quốc hội Khóa 8. Tôi đến gặp ông theo thư giới thiệu của LM Phan Khắc Từ mới được “đảng cử dân bầu” vào Quốc hội Khóa 8, khi tôi đến gặp để nhờ chuyển đạt đơn từ, tài liệu khiếu nại kêu oan đến các lãnh đạo cấp cao Trung ương đảng và nhà nước CSVN ở Hà Nội, trong tình trạng tôi đang bị lệnh truy nã gặp đâu bắt đó của Viện Kiểm sát Quân chủng Phòng không. Vì tôi đã bỏ trốn, không đến làm việc với chấp pháp đã buộc ký vào biên bản nhận tội trốn thuế, liên quan đến hợp đồng hợp tác sản xuất kinh tế trên địa bàn của một Trung đoàn Bộ đội Phòng không gần nhà tôi ở Quận 8 Sài Gòn. Theo đề nghị của đại biểu quốc hội Phan khắc Từ tôi cần đến gặp Gs Lý Chánh Trung để có hai tiếng nói can thiệp sẽ hiệu quả hơn. Tôi nhớ là lúc đó gặp Gs Trung ở Trụ Sở các đại biểu quốc hội các tỉnh thành phía Nam trên đường Lê Duẩn (Thống Nhất cũ), gần Tòa Đại sứ Mỹ, nay là Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ…
Những điều tôi biết về Gs Lý Chánh Trung thì chắc nhiều người cũng đã biết qua sách vở, báo chí truyền thông quảng bá các hoạt động chính trị, xã hội của một trí thức khoa bảng nổi tiếng như ông.
Gs Lý Chánh Trung sinh năm1928 ở Vĩnh Bình, dường như có thời kỳ đi tu, nhờ học bổng của Giáo hội Công giáo, du học ở Bỉ, tốt nghiệp Tiến sĩ triết học, về nước được tuyển dụng dạy môn đạo đức học thuộc khoa triết ở Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Trước 30-4-1975, Lý Chánh Trung tham gia sinh hoạt chính trị, xã hội với nhóm Ngô Công Đức, một dân biểu đối lập thân cộng trọng Quốc hội VNCH và là chủ nhiệm báo Tin Sáng. Ông cũng sinh hoạt trong Phong trào Pax Romano của nhóm trí thức công giáo và nhóm tuần báo Sống Đạo qui tụ một số trí thức công giáo có khuynh hướng chính trị, xã hội, tôn giáo cấp tiến. Đây là nhóm công giáo phản chiến ở Bỉ và Pháp về. Nhóm này đã dùng tờSống Đạo để tuyên truyền phản chiến, kết án chế độ miền Nam và Giáo hội Công giáo Miền Nam nhiều điều một cách chủ quan, sai sự thật, trái thực tế. Thời gian sinh hoạt trong Phong trào Pax Romano, Gs Lý Chánh Trung đã có những phát biểu về quan điểm chính trị, xã hội đứng trên lập trường dân tộc (ngụy dân tộc kiểu cộng sản), bênh vực người nghèo, đòi công bình xã hội. Nhưng qua nhiều lần phát biểu của ông tại đây, cũng như lồng trong các bài giảng dạy ở Đại học Văn khoa Sài Gòn, đã thể hiện khuynh hướng thân cộng, đã cho người nghe hiểu thâm ý của ông là lên án chế độ và xã hội Miền Nam là thối nát, bất công, những lãnh đạo chế độ ở Miền Nam là “bạo chúa”, tay sai “Đế quốc Mỹ”, cần dẹp bỏ, gián tiếp ca ngợi chế độ độc tài đảng trị xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc lúc bấy giờ là tốt đẹp hơn…
Sau năm 1975, Lý Chánh Trung từ thiên cộng đã tin theo cộng sản khi viết nhiều bài ca tụng cộng sản bằng một luận điệu xu nịnh mà một người thường, không cần là một trí thức khoa bảng như ông, có chút liêm sỉ không bao giờ dám viết. Chẳng hạn, sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, ông là một trong số các nhân vật trí thức miền Nam được tuyển chọn đưa ra miền Bắc đầu tiên và sau chuyến đi khi trở về ông kể lại: “Chúng tôi đã ôm nhau thắm thiết khi gặp trí thức miền Bắc và cùng nhau trong nổi vui mừng, nhảy múa đồng ca bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng… Chúng tôi cũng được tặng các bộ sách quý như Mác Lê Nin toàn tập….”
Sau đó, ông được đảng và nhà cầm quyền Việt cộng “biên chế” làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, Đại biểu Quốc hội 3 khóa VI, VII, VIII, có khóa được làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Sự thể này đã làm lộ rõ bộ mặt thật của một trí thức công giáo Miền Nam. miệng luôn luôn nói về tình tự dân tộc nhưng thực tế nay đã theo cộng sản vô thần, vô tổ quốc… Nhưng cũng như những người khác trong nhóm Sống Đạo, Việt Cộng chỉ sử dụng ông cũng như những trí thức cùng thời tin theo CS, như một công cụ phục vụ lợi ích nhất thời cho chế độ mới trong giai đoạn chuyển tiếp, rồi sau đó “vắt chanh bỏ vỏ”. Vì thế đã có người gọi “Lý Chánh Trung là một người cộng sản không có thẻ đỏ”. Ông không vào hay không được kết nạp vào đảng CSVN? Nghi vấn này đưa đến một nghi vấn khác, là liệu ông có tin theo cộng sản cho đến hơi thở cuối cùng hay đã phản tỉnh từ lâu mà dấu mặt, vì sợ mất chút ít quyền lợi được chế độ dành cho, hay chỉ muốn an thân, yên phận nên đã theo gương nhiều đảng viên CS phản tỉnh khác “ngậm miệng ăn tiền” hay “nín thờ qua sông”?
Thực tế dường như đã có câu trả lời thay ông khi người ta thấy cuộc sống của ông không có dấu hiệu của một sự ưu đãi đặc biệt hay quyền lợi ưu tiên nào được chế độ dành cho. Ông đã phải sống quãng đời còn lại rất cơ cực, bị bệnh Alzheimer’s trong những năm cuối đời và chết vì bệnh viêm phổi. Di sản mà ông để lại chỉ là một căn nhà trong Làng Đại học Thủ Đức do chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa cấp cho ông, chế độ cộng sản chỉ có công tiếp quản, rồi hóa giá theo chế độ nhà đất đối với cộng sản, để ông được làm chủ và sống cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Vì vậy, có thể là ông đã phản tỉnh từ lâu, nhưng không dám công khai nói lên sự phản tỉnh của mình như Lê Hiếu Đằng và những trí thức Miền Nam cùng thời lỡ tin theo cộng sản đã “phản tỉnh công khai”, phần vì tuổi già sức yếu, phần vì muốn an thân, không muốn bị nhà cầm quyền quấy nhiễu.
II/- Một trí thức thiếu tri thức
Chúng tôi viết hay gọi Gs Lý Chánh Trung là một trí thức thiếu tri thức. Vì thiếu tri thức hay là thiếu sự hiểu biết và kinh nghiệm về CS, nên ông đã không nhận thức được thực chất của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc - Cộng tại Việt Nam (1954-1975) do cộng sản Bắc Việt phát động, tiến hành nhằm cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam, theo chiến lược toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên Xô – Trung Quốc, được ngụy trang là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Vì không nhận thức đúng thực chất của cuộc nội chiến, nên Lý Chánh Trung mới “thiên cộng”, đã đứng trên lập trường ngụy dân tộc của cộng sản, cố gắng biến mình là “Thành phần thứ ba” như là thành phần đứng giữa công cụ của CS Bắc Việt là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” và cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Đồng thời, lợi dụng vị thế, chỗ đứng của một trí thức khoa bảng được trọng vọng và ưu đãi trong chế độ dân chủ pháp trị VNCH ở Miền Nam, nên đã có những lời nói, hoạt động có lợi cho CS, cò hại cho chế độ VNCH, môt chế độ thực sự là của dân tộc và vì dân tộc ở Miền Nam.
Sau ngày 30-4-1975, cũng vì thiếu tri thức, nên đi từ “thiên cộng”, nhà trí thức khoa bảng Lý Chánh Trung đã “theo cộng”; qua thực tiễn vẫn không sớm nhận ra bộ mặt thật của đảng CSVN chỉ là ngụy dân tộc để cướp chính quyền, không phải giành và giữ độc lập, chủ quyền dân tộc, mà giành thuộc địa kiểu mới cho các tân đế quốc Đỏ Liên Xô – Trung Quốc, cộng sản hóa đất nước, lệ thuộc cộng sản quốc tế. Đồng thời vì thiếu tri thức, Lý Chánh Trung đã không sớm nhận thức được chù nghĩa cộng sản là “không tưởng”. Thực chất của công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trên cả nước chỉ là phương tiện để nắm quyền độc tôn, bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho một giai cấp thống trị mới là các cán bộ đảng viên đảng CSVN. Tập đoàn và chế độ này còn độc đoán, tàn ác hơn nhiều so với chế độ các bạo chúa trong các chế độ phong kiến thời xa xưa hay các nhà độc tài trong các chế độ độc tài các kiểu sau này.
III/- Kết luận
Người ta thường nói “nghĩa tử là nghĩa tận” với ý nghĩa như là để tôn trọng người chết hãy bỏ qua mọi lỗi lầm, không nên nói gì đến họ nữa. Thế nhưng theo thiển ý cách xử sự này thường là dành cho những người bình thường, sống lương thiện. Còn những người có cuộc sống không bình thường hay nói theo quan niệm dân chủ người Mỹ là những người của quần chúng, thì khi sống cũng như khi chết, người ta có thể đưa cả đời tư cá nhân, tốt cũng như xấu, của những người này ra trước công luận như những kinh nghiệm cho người sống đã và đang dấn thân phục vụ xã hội, con người và đất nước.
Vì vậy khi chúng tôi “viết về một trí thức thiếu tri thức đã tin theo cộng sản vừa nằm xuống” là theo chiều hướng này, với mục đích nhắc nhở và là bài học kinh nghiệm cho những trí thức Việt Nam có cùng cảnh ngộ như Gs Lý Chánh Trung, cùng thời trước 30-4-1975, cũng như các thế hệ trí thức cũng như không phải là trí thức sau này, nếu đã lở tin theo CS, chưa “phản tỉnh” thì hãy kịp thời phản tỉnh và “phản tỉnh hoàn toàn” (trong cả nhận thức lẫn hành động), chứ không “phản tỉnh nửa vời”. Chính sự “phản tỉnh hoàn toàn” và kịp thời này (đừng dể quá muộn sau khi nhắm mắt) sẽ đóng góp ít nhiều vào việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam sớm kết thúc.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo tin từ trong nước, Giáo sư Lý Chánh Trung, một trí thức Miền Nam vừa từ trần, thọ 88 tuổi (1928-2016). Cái chết của ông nếu có đưa đến sự tiếc thương của thân nhân và bạn bè cùng lập trường và khuynh hướng chính trị, và trong chừng mực nào đó có được nhà cầm quyền CSVN ca ngợi như là người có công với cách mạng, thì đối với người Việt quốc gia nhiều người không khỏi buồn lòng hay phẫn nộ và hối tiếc cho một trí thức hàng đầu ở Miền Nam một thời đã “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”.
Đối với chúng tôi, một người Việt quốc gia, khi đọc tin về cái chết của Gs Lý Chánh Trung, không xúc động mà chỉ nẩy ra ý định viết một bài về Ông, một nhà trí thức mà thiếu tri thức nên lúc sinh tiền đã tin, theo cộng sản. Còn có tin theo cộng sản cho đến hơi thở cuối cùng hay không thì còn là một nghi vấn.
I/- Về GS Lý Chánh Trung
Tôi biết nhưng không quen Gs Lý Chánh Trung. Tôi chỉ có dịp gặp riêng một lần duy nhất là vào khoảng năm 1989 khi ông đang là Dân biểu Quốc hội Khóa 8. Tôi đến gặp ông theo thư giới thiệu của LM Phan Khắc Từ mới được “đảng cử dân bầu” vào Quốc hội Khóa 8, khi tôi đến gặp để nhờ chuyển đạt đơn từ, tài liệu khiếu nại kêu oan đến các lãnh đạo cấp cao Trung ương đảng và nhà nước CSVN ở Hà Nội, trong tình trạng tôi đang bị lệnh truy nã gặp đâu bắt đó của Viện Kiểm sát Quân chủng Phòng không. Vì tôi đã bỏ trốn, không đến làm việc với chấp pháp đã buộc ký vào biên bản nhận tội trốn thuế, liên quan đến hợp đồng hợp tác sản xuất kinh tế trên địa bàn của một Trung đoàn Bộ đội Phòng không gần nhà tôi ở Quận 8 Sài Gòn. Theo đề nghị của đại biểu quốc hội Phan khắc Từ tôi cần đến gặp Gs Lý Chánh Trung để có hai tiếng nói can thiệp sẽ hiệu quả hơn. Tôi nhớ là lúc đó gặp Gs Trung ở Trụ Sở các đại biểu quốc hội các tỉnh thành phía Nam trên đường Lê Duẩn (Thống Nhất cũ), gần Tòa Đại sứ Mỹ, nay là Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ…
Những điều tôi biết về Gs Lý Chánh Trung thì chắc nhiều người cũng đã biết qua sách vở, báo chí truyền thông quảng bá các hoạt động chính trị, xã hội của một trí thức khoa bảng nổi tiếng như ông.
Gs Lý Chánh Trung sinh năm1928 ở Vĩnh Bình, dường như có thời kỳ đi tu, nhờ học bổng của Giáo hội Công giáo, du học ở Bỉ, tốt nghiệp Tiến sĩ triết học, về nước được tuyển dụng dạy môn đạo đức học thuộc khoa triết ở Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Trước 30-4-1975, Lý Chánh Trung tham gia sinh hoạt chính trị, xã hội với nhóm Ngô Công Đức, một dân biểu đối lập thân cộng trọng Quốc hội VNCH và là chủ nhiệm báo Tin Sáng. Ông cũng sinh hoạt trong Phong trào Pax Romano của nhóm trí thức công giáo và nhóm tuần báo Sống Đạo qui tụ một số trí thức công giáo có khuynh hướng chính trị, xã hội, tôn giáo cấp tiến. Đây là nhóm công giáo phản chiến ở Bỉ và Pháp về. Nhóm này đã dùng tờSống Đạo để tuyên truyền phản chiến, kết án chế độ miền Nam và Giáo hội Công giáo Miền Nam nhiều điều một cách chủ quan, sai sự thật, trái thực tế. Thời gian sinh hoạt trong Phong trào Pax Romano, Gs Lý Chánh Trung đã có những phát biểu về quan điểm chính trị, xã hội đứng trên lập trường dân tộc (ngụy dân tộc kiểu cộng sản), bênh vực người nghèo, đòi công bình xã hội. Nhưng qua nhiều lần phát biểu của ông tại đây, cũng như lồng trong các bài giảng dạy ở Đại học Văn khoa Sài Gòn, đã thể hiện khuynh hướng thân cộng, đã cho người nghe hiểu thâm ý của ông là lên án chế độ và xã hội Miền Nam là thối nát, bất công, những lãnh đạo chế độ ở Miền Nam là “bạo chúa”, tay sai “Đế quốc Mỹ”, cần dẹp bỏ, gián tiếp ca ngợi chế độ độc tài đảng trị xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc lúc bấy giờ là tốt đẹp hơn…
Sau năm 1975, Lý Chánh Trung từ thiên cộng đã tin theo cộng sản khi viết nhiều bài ca tụng cộng sản bằng một luận điệu xu nịnh mà một người thường, không cần là một trí thức khoa bảng như ông, có chút liêm sỉ không bao giờ dám viết. Chẳng hạn, sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, ông là một trong số các nhân vật trí thức miền Nam được tuyển chọn đưa ra miền Bắc đầu tiên và sau chuyến đi khi trở về ông kể lại: “Chúng tôi đã ôm nhau thắm thiết khi gặp trí thức miền Bắc và cùng nhau trong nổi vui mừng, nhảy múa đồng ca bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng… Chúng tôi cũng được tặng các bộ sách quý như Mác Lê Nin toàn tập….”
Sau đó, ông được đảng và nhà cầm quyền Việt cộng “biên chế” làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, Đại biểu Quốc hội 3 khóa VI, VII, VIII, có khóa được làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Sự thể này đã làm lộ rõ bộ mặt thật của một trí thức công giáo Miền Nam. miệng luôn luôn nói về tình tự dân tộc nhưng thực tế nay đã theo cộng sản vô thần, vô tổ quốc… Nhưng cũng như những người khác trong nhóm Sống Đạo, Việt Cộng chỉ sử dụng ông cũng như những trí thức cùng thời tin theo CS, như một công cụ phục vụ lợi ích nhất thời cho chế độ mới trong giai đoạn chuyển tiếp, rồi sau đó “vắt chanh bỏ vỏ”. Vì thế đã có người gọi “Lý Chánh Trung là một người cộng sản không có thẻ đỏ”. Ông không vào hay không được kết nạp vào đảng CSVN? Nghi vấn này đưa đến một nghi vấn khác, là liệu ông có tin theo cộng sản cho đến hơi thở cuối cùng hay đã phản tỉnh từ lâu mà dấu mặt, vì sợ mất chút ít quyền lợi được chế độ dành cho, hay chỉ muốn an thân, yên phận nên đã theo gương nhiều đảng viên CS phản tỉnh khác “ngậm miệng ăn tiền” hay “nín thờ qua sông”?
Thực tế dường như đã có câu trả lời thay ông khi người ta thấy cuộc sống của ông không có dấu hiệu của một sự ưu đãi đặc biệt hay quyền lợi ưu tiên nào được chế độ dành cho. Ông đã phải sống quãng đời còn lại rất cơ cực, bị bệnh Alzheimer’s trong những năm cuối đời và chết vì bệnh viêm phổi. Di sản mà ông để lại chỉ là một căn nhà trong Làng Đại học Thủ Đức do chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa cấp cho ông, chế độ cộng sản chỉ có công tiếp quản, rồi hóa giá theo chế độ nhà đất đối với cộng sản, để ông được làm chủ và sống cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Vì vậy, có thể là ông đã phản tỉnh từ lâu, nhưng không dám công khai nói lên sự phản tỉnh của mình như Lê Hiếu Đằng và những trí thức Miền Nam cùng thời lỡ tin theo cộng sản đã “phản tỉnh công khai”, phần vì tuổi già sức yếu, phần vì muốn an thân, không muốn bị nhà cầm quyền quấy nhiễu.
II/- Một trí thức thiếu tri thức
Chúng tôi viết hay gọi Gs Lý Chánh Trung là một trí thức thiếu tri thức. Vì thiếu tri thức hay là thiếu sự hiểu biết và kinh nghiệm về CS, nên ông đã không nhận thức được thực chất của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc - Cộng tại Việt Nam (1954-1975) do cộng sản Bắc Việt phát động, tiến hành nhằm cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam, theo chiến lược toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên Xô – Trung Quốc, được ngụy trang là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Vì không nhận thức đúng thực chất của cuộc nội chiến, nên Lý Chánh Trung mới “thiên cộng”, đã đứng trên lập trường ngụy dân tộc của cộng sản, cố gắng biến mình là “Thành phần thứ ba” như là thành phần đứng giữa công cụ của CS Bắc Việt là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” và cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Đồng thời, lợi dụng vị thế, chỗ đứng của một trí thức khoa bảng được trọng vọng và ưu đãi trong chế độ dân chủ pháp trị VNCH ở Miền Nam, nên đã có những lời nói, hoạt động có lợi cho CS, cò hại cho chế độ VNCH, môt chế độ thực sự là của dân tộc và vì dân tộc ở Miền Nam.
Sau ngày 30-4-1975, cũng vì thiếu tri thức, nên đi từ “thiên cộng”, nhà trí thức khoa bảng Lý Chánh Trung đã “theo cộng”; qua thực tiễn vẫn không sớm nhận ra bộ mặt thật của đảng CSVN chỉ là ngụy dân tộc để cướp chính quyền, không phải giành và giữ độc lập, chủ quyền dân tộc, mà giành thuộc địa kiểu mới cho các tân đế quốc Đỏ Liên Xô – Trung Quốc, cộng sản hóa đất nước, lệ thuộc cộng sản quốc tế. Đồng thời vì thiếu tri thức, Lý Chánh Trung đã không sớm nhận thức được chù nghĩa cộng sản là “không tưởng”. Thực chất của công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trên cả nước chỉ là phương tiện để nắm quyền độc tôn, bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho một giai cấp thống trị mới là các cán bộ đảng viên đảng CSVN. Tập đoàn và chế độ này còn độc đoán, tàn ác hơn nhiều so với chế độ các bạo chúa trong các chế độ phong kiến thời xa xưa hay các nhà độc tài trong các chế độ độc tài các kiểu sau này.
III/- Kết luận
Người ta thường nói “nghĩa tử là nghĩa tận” với ý nghĩa như là để tôn trọng người chết hãy bỏ qua mọi lỗi lầm, không nên nói gì đến họ nữa. Thế nhưng theo thiển ý cách xử sự này thường là dành cho những người bình thường, sống lương thiện. Còn những người có cuộc sống không bình thường hay nói theo quan niệm dân chủ người Mỹ là những người của quần chúng, thì khi sống cũng như khi chết, người ta có thể đưa cả đời tư cá nhân, tốt cũng như xấu, của những người này ra trước công luận như những kinh nghiệm cho người sống đã và đang dấn thân phục vụ xã hội, con người và đất nước.
Vì vậy khi chúng tôi “viết về một trí thức thiếu tri thức đã tin theo cộng sản vừa nằm xuống” là theo chiều hướng này, với mục đích nhắc nhở và là bài học kinh nghiệm cho những trí thức Việt Nam có cùng cảnh ngộ như Gs Lý Chánh Trung, cùng thời trước 30-4-1975, cũng như các thế hệ trí thức cũng như không phải là trí thức sau này, nếu đã lở tin theo CS, chưa “phản tỉnh” thì hãy kịp thời phản tỉnh và “phản tỉnh hoàn toàn” (trong cả nhận thức lẫn hành động), chứ không “phản tỉnh nửa vời”. Chính sự “phản tỉnh hoàn toàn” và kịp thời này (đừng dể quá muộn sau khi nhắm mắt) sẽ đóng góp ít nhiều vào việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam sớm kết thúc.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment