FB Nguyễn Lân Thắng
3/8/2016
"...Ông nói ẩn dụ vì ông dốt nhưng lại trót mang danh tiến sỹ xây dựng đảng. Có loại tiến sỹ nào mà cứ nói một câu, thiên hạ lại chửi đến mười câu như ông không?..."
Thế này thế khác… là thế nào?
Vừa qua ông đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp xúc cử tri ngày 8/3/2016 đã phát biểu một câu xanh rờn: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”.
Tôi biết ông là đảng trưởng một cái đảng mà quyền lực của nó đã được ấn định vào hiến pháp ở đất nước này. Tôi biết đảng của ông nắm tất tần tật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài mọi vận động của mọi cơ quan cảnh sát, nhà tù, toà án, quân đội. Tôi biết ông chỉ phẩy tay cái thôi là lập tức dạng tép riu như tôi biến mất không còn dấu vết gì trên cái thiên đường này. Thế mà, tại sao ông khó chịu đứa nào, ông không chỉ mặt chỉ tên đứa đó ra đi? Ông không cho sai nha bắt bằng hết chúng nó đi? Sao ông phải bóng gió, phải ẩn dụ, phải nói xa nói gần với cái bọn dân đen mắt toét răng vàng chả có tý quyền lực nào trong tay? Chẳng thà như ông Ba Dũng, quyền lực đầy mình, đến nỗi cỡ như ông Tư Sang muốn xỏ xiên còn phải nói tránh đi là “đồng chí X”. Cái bọn nào nữa đây, ghê gớm đến đâu đây, mà ông phải uốn éo gọi là “phần tử thế này thế khác”…?
Thế nào là thế này thế khác? Tôi chắc chắn ông đã phải gọi cái bọn thế này thế khác thì không bao giờ ông dám trả lời câu hỏi này của tôi trước bàn dân thiên hạ. Nên tôi cũng nói thẳng luôn cái tim đen của ông xem thử ông có còn biết giật mình không nhá.
Ông nói vòng vo vì ông thiếu dũng khí mà lại thừa thủ đoạn. Là một kẻ được dựng lên để làm vì, làm bình phong cho những kẻ khác giấu mặt giật dây thao túng đất nước này, ông thừa biết trong lịch sử, những kẻ tội đồ của nhân dân phải chịu hậu quả nhơ nhuốc thế nào. Ông phải nói, phải lên án những người có khả năng chiếm lấy quyền lực của ông, mà thực chất là của những kẻ đứng đằng sau, nhưng lại không muốn chuốc lấy hận thù mà hiện bây giờ thì bất cứ lúc nào cũng có thể bùng lên trong lòng đất nước khốn khổ này.
Ông nói ẩn dụ vì ông dốt nhưng lại trót mang danh tiến sỹ xây dựng đảng. Có loại tiến sỹ nào mà cứ nói một câu, thiên hạ lại chửi đến mười câu như ông không? Ông tưởng ông nói ẩn dụ là văn hoa, là thể hiện trình độ tri thức cao. Xin lỗi ông chứ, ông càng nói, ông càng thể hiện sự ngu dốt của mình, mà mười cái bằng tiến sỹ xây dựng đảng cũng không cứu vớt nổi cái thanh danh của ông.
Ông nói dai nói dài nói dại bao lần bị dân chửi ê mặt ra mà vẫn tiếp tục nói vì ông mặt dầy. Đây, để tôi trích nguyên văn lại kẻo ông lại bảo “thế này thế khác” nhé:
* Về vấn đề đa nguyên, đa đảng (trả lời phỏng vấn báo Express của Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đăng tải trên VTV):
“Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng”
* Về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam:
“…Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.”
“Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ… Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt…”
“Về tham nhũng tôi có thể nói hàng mấy tiếng đồng hồ.”
“Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây (vấn đề tham nhũng) là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng”
“Bản thân mỗi đồng chí và vợ, con phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được.”
* Ngày 6 tháng 10 2014, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu về vấn đề chống tham nhũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, gây nhiều tranh cãi:
“Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định.”
* Trong một nhận xét về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013:
“…Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
* Ngày 28 tháng 01 năm 2016, khi được các phóng viên hỏi “Cảm nghĩ của Tổng Bí thư ra sao khi được bầu là người lãnh đạo cao nhất của Đảng”
“Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được BCH trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối.”
* Ngày 28 tháng 01 năm 2016, trả lời câu hỏi của AFP: “Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự tiếp tục lãnh đạo của ông và Bộ Chính trị, Việt Nam sẽ là đất nước giàu mạnh hơn và dân chủ hơn không?”:
“Tập thể lãnh đạo nhưng cũng cần đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân.
Cái hay của chúng ta là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Ở một số nước, nói dân chủ nhưng người đứng đầu quyết định hết, thế thì ai dân chủ hơn ai? Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không?”
Đấy, từng ấy câu nói ngu dốt như vậy, dân chửi cho bao lần mà vẫn tiếp tục nói, thì nếu không phải là loại dốt quá, không biết mình nói gì, thì cũng là loại vô liêm sỉ.
Từ thời xa xưa, các bậc quân vương thiên tử từ Đông sang Tây, dù quyền lực đầy đủ trong tay cũng đều phải thừa nhận: “Ý dân là ý trời”… Có thể trong một gian đoạn nào đó, một không gian địa lý nào đó, những kẻ cầm quyền có thể sử dụng những trò ma thuật chính trị lừa bịp thiên hạ, dẫn dụ quần thần, nhưng không thể quá đáng đến mức coi thường lòng dân. Tôi muốn nhắc ông Trọng như vậy, bởi dù “thế này hay thế khác”, ông và cái băng đảng của ông cũng không thể một tay che mặt trời.
"...Ông nói ẩn dụ vì ông dốt nhưng lại trót mang danh tiến sỹ xây dựng đảng. Có loại tiến sỹ nào mà cứ nói một câu, thiên hạ lại chửi đến mười câu như ông không?..."
Thế này thế khác… là thế nào?
Vừa qua ông đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp xúc cử tri ngày 8/3/2016 đã phát biểu một câu xanh rờn: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”.
Tôi biết ông là đảng trưởng một cái đảng mà quyền lực của nó đã được ấn định vào hiến pháp ở đất nước này. Tôi biết đảng của ông nắm tất tần tật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài mọi vận động của mọi cơ quan cảnh sát, nhà tù, toà án, quân đội. Tôi biết ông chỉ phẩy tay cái thôi là lập tức dạng tép riu như tôi biến mất không còn dấu vết gì trên cái thiên đường này. Thế mà, tại sao ông khó chịu đứa nào, ông không chỉ mặt chỉ tên đứa đó ra đi? Ông không cho sai nha bắt bằng hết chúng nó đi? Sao ông phải bóng gió, phải ẩn dụ, phải nói xa nói gần với cái bọn dân đen mắt toét răng vàng chả có tý quyền lực nào trong tay? Chẳng thà như ông Ba Dũng, quyền lực đầy mình, đến nỗi cỡ như ông Tư Sang muốn xỏ xiên còn phải nói tránh đi là “đồng chí X”. Cái bọn nào nữa đây, ghê gớm đến đâu đây, mà ông phải uốn éo gọi là “phần tử thế này thế khác”…?
Thế nào là thế này thế khác? Tôi chắc chắn ông đã phải gọi cái bọn thế này thế khác thì không bao giờ ông dám trả lời câu hỏi này của tôi trước bàn dân thiên hạ. Nên tôi cũng nói thẳng luôn cái tim đen của ông xem thử ông có còn biết giật mình không nhá.
Ông nói vòng vo vì ông thiếu dũng khí mà lại thừa thủ đoạn. Là một kẻ được dựng lên để làm vì, làm bình phong cho những kẻ khác giấu mặt giật dây thao túng đất nước này, ông thừa biết trong lịch sử, những kẻ tội đồ của nhân dân phải chịu hậu quả nhơ nhuốc thế nào. Ông phải nói, phải lên án những người có khả năng chiếm lấy quyền lực của ông, mà thực chất là của những kẻ đứng đằng sau, nhưng lại không muốn chuốc lấy hận thù mà hiện bây giờ thì bất cứ lúc nào cũng có thể bùng lên trong lòng đất nước khốn khổ này.
Ông nói ẩn dụ vì ông dốt nhưng lại trót mang danh tiến sỹ xây dựng đảng. Có loại tiến sỹ nào mà cứ nói một câu, thiên hạ lại chửi đến mười câu như ông không? Ông tưởng ông nói ẩn dụ là văn hoa, là thể hiện trình độ tri thức cao. Xin lỗi ông chứ, ông càng nói, ông càng thể hiện sự ngu dốt của mình, mà mười cái bằng tiến sỹ xây dựng đảng cũng không cứu vớt nổi cái thanh danh của ông.
Ông nói dai nói dài nói dại bao lần bị dân chửi ê mặt ra mà vẫn tiếp tục nói vì ông mặt dầy. Đây, để tôi trích nguyên văn lại kẻo ông lại bảo “thế này thế khác” nhé:
* Về vấn đề đa nguyên, đa đảng (trả lời phỏng vấn báo Express của Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đăng tải trên VTV):
“Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng”
* Về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam:
“…Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.”
“Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ… Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt…”
“Về tham nhũng tôi có thể nói hàng mấy tiếng đồng hồ.”
“Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây (vấn đề tham nhũng) là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng”
“Bản thân mỗi đồng chí và vợ, con phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được.”
* Ngày 6 tháng 10 2014, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu về vấn đề chống tham nhũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, gây nhiều tranh cãi:
“Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định.”
* Trong một nhận xét về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013:
“…Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
* Ngày 28 tháng 01 năm 2016, khi được các phóng viên hỏi “Cảm nghĩ của Tổng Bí thư ra sao khi được bầu là người lãnh đạo cao nhất của Đảng”
“Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được BCH trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối.”
* Ngày 28 tháng 01 năm 2016, trả lời câu hỏi của AFP: “Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự tiếp tục lãnh đạo của ông và Bộ Chính trị, Việt Nam sẽ là đất nước giàu mạnh hơn và dân chủ hơn không?”:
“Tập thể lãnh đạo nhưng cũng cần đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân.
Cái hay của chúng ta là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Ở một số nước, nói dân chủ nhưng người đứng đầu quyết định hết, thế thì ai dân chủ hơn ai? Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không?”
Đấy, từng ấy câu nói ngu dốt như vậy, dân chửi cho bao lần mà vẫn tiếp tục nói, thì nếu không phải là loại dốt quá, không biết mình nói gì, thì cũng là loại vô liêm sỉ.
Từ thời xa xưa, các bậc quân vương thiên tử từ Đông sang Tây, dù quyền lực đầy đủ trong tay cũng đều phải thừa nhận: “Ý dân là ý trời”… Có thể trong một gian đoạn nào đó, một không gian địa lý nào đó, những kẻ cầm quyền có thể sử dụng những trò ma thuật chính trị lừa bịp thiên hạ, dẫn dụ quần thần, nhưng không thể quá đáng đến mức coi thường lòng dân. Tôi muốn nhắc ông Trọng như vậy, bởi dù “thế này hay thế khác”, ông và cái băng đảng của ông cũng không thể một tay che mặt trời.
No comments:
Post a Comment