3/18/2016
VIỆT NAM - Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể làm được (thực ra CSVN nếu nghĩ xa,đ ã làm được những gì để giảm thiểu sự lệ thuộc vào những nước thượng nguồn sông Cửu Long - ngaymaivietnam) nhưng thiệt hại do hạn hán vẫn càng ngày càng nghiêm trọng nên Việt Nam hy vọng được cộng đồng quốc tế hỗ trợ.
Hạn hán và nước mặn đã biến những cánh đồng màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long thành khô cằn. (Hình: VietNamNet)
Đó là điều mà ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam vừa nêu ra tại cuộc gặp các nhà tài trợ, các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế ở Hà Nội.
Viên bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam tường trình rằng, hạn hán không chỉ xuất hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà còn đang hiện hữu tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam.
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán là nguyên nhân khiến nước biển xâm nhập sâu vào đất liền với mức độ gấp đôi bình thường. Vào lúc này, 160,000 héc ta lúa đã chết khô, Việt Nam mất trắng 800 triệu tấn lúa và có ít nhất 1.5 triệu nông dân phải gánh chịu hậu quả. Sắp tới, sẽ có khoảng 500,000 héc ta ruộng nữa không thể trồng lúa vì thiếu nước. Chưa kể càng ngày càng nhiều loại cây khác bị hư hại do nước mặn. Nước quá mặn còn là nguyên nhân khiến nhiều loại thủy sản như ngao, tôm, chết hàng loạt. Hạn hán còn khiến thức ăn cho gia súc khan hiếm nên nông dân phải bán tống, bán tháo trâu bò.
Tại khu vực Tây Nguyên, hạn hán khiến cà phê chết khô trên diện rộng và phải mất ít nhất bốn năm mới có thể khôi phục lại những vườn cà phê này.
Hạn hán cũng đang gây những thiệt hại trầm trọng cho miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Lưu lượng nước ở Khánh Hòa chỉ khoảng 10% so với trung bình. Dung tích của các hồ chứa nước ở Ninh Thuận chỉ còn 30% dung tích thiết kế. Tại ba tỉnh này, hiện có 23,000 héc ta không thể gieo cấy, khoảng 250,000 người dân không còn thu nhập.
Ông Phát thú nhận, hậu quả của hạn hán tại miền Nam Việt Nam tuy đã rất nghiêm trọng nhưng sẽ còn nghiêm trọng hơn vì đỉnh của đợt hạn hán chưa từng thấy này sẽ là giai đoạn từ cuối tháng 4 đến tháng 6.
Ngoài việc gây tác hại trầm trọng cho nông nghiệp và kinh tế, hạn hán đang và sẽ đẩy nhiều triệu người vào tình cảnh dở sống, dở chết do thiếu nước ăn uống.
Theo lời ông Phát thì El Nino và biến đổi khí hậu đã khiến Việt Nam bị hạn hán kéo dài trong hai năm. Đáng ngại là càng ngày, mức độ hạn hán càng khốc liệt. Hồi tháng 10 năm ngoái, chính quyền Việt Nam đã chi 700 tỷ để hỗ trợ chính quyền các tỉnh thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp như: Tạm đắp các con đập ngăn nước mặn, giữ nước ngọt, xây dựng trạm bơm - hệ thống cấp nước, vận chuyển nước đến những vùng không thể thiết lập đường ống cấp nước, cấp gạo cứu đói cho những vùng mà dân chúng kiệt quệ do hạn hán... Tuy nhiên mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hạn hán, nước mặn xâm nhập đã vượt quá khả năng chống đỡ của Việt Nam và nay, Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Theo báo chí Việt Nam thì đại diện các nhà tài trợ, các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế đã hứa sẽ hỗ trợ về kỹ thuật như: Cung cấp giống lúa có thể chịu hạn, chịu mặn, hỗ trợ quan trắc, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan, hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh trên người và gia súc...
Bà Pratibha Mehta, điều phối viên của chương trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, hứa sẽ tổ chức thảo luận về việc cứu trợ khẩn cấp cho những khu vực bị thiệt hại trầm trọng do hạn hán và nước mặn xâm nhập. Đồng thời tìm các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để Việt Nam có thể ứng phó và thích nghi với những hiện tượng thời tiết cực đoan trong dài hạn. Bà Mehta cảnh báo thêm, sau El Nino sẽ là La Nina với mưa và lũ lớn, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn hiện nay. (G.Đ)
VIỆT NAM - Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể làm được (thực ra CSVN nếu nghĩ xa,đ ã làm được những gì để giảm thiểu sự lệ thuộc vào những nước thượng nguồn sông Cửu Long - ngaymaivietnam) nhưng thiệt hại do hạn hán vẫn càng ngày càng nghiêm trọng nên Việt Nam hy vọng được cộng đồng quốc tế hỗ trợ.
Hạn hán và nước mặn đã biến những cánh đồng màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long thành khô cằn. (Hình: VietNamNet)
Đó là điều mà ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam vừa nêu ra tại cuộc gặp các nhà tài trợ, các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế ở Hà Nội.
Viên bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam tường trình rằng, hạn hán không chỉ xuất hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà còn đang hiện hữu tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam.
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán là nguyên nhân khiến nước biển xâm nhập sâu vào đất liền với mức độ gấp đôi bình thường. Vào lúc này, 160,000 héc ta lúa đã chết khô, Việt Nam mất trắng 800 triệu tấn lúa và có ít nhất 1.5 triệu nông dân phải gánh chịu hậu quả. Sắp tới, sẽ có khoảng 500,000 héc ta ruộng nữa không thể trồng lúa vì thiếu nước. Chưa kể càng ngày càng nhiều loại cây khác bị hư hại do nước mặn. Nước quá mặn còn là nguyên nhân khiến nhiều loại thủy sản như ngao, tôm, chết hàng loạt. Hạn hán còn khiến thức ăn cho gia súc khan hiếm nên nông dân phải bán tống, bán tháo trâu bò.
Tại khu vực Tây Nguyên, hạn hán khiến cà phê chết khô trên diện rộng và phải mất ít nhất bốn năm mới có thể khôi phục lại những vườn cà phê này.
Hạn hán cũng đang gây những thiệt hại trầm trọng cho miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Lưu lượng nước ở Khánh Hòa chỉ khoảng 10% so với trung bình. Dung tích của các hồ chứa nước ở Ninh Thuận chỉ còn 30% dung tích thiết kế. Tại ba tỉnh này, hiện có 23,000 héc ta không thể gieo cấy, khoảng 250,000 người dân không còn thu nhập.
Ông Phát thú nhận, hậu quả của hạn hán tại miền Nam Việt Nam tuy đã rất nghiêm trọng nhưng sẽ còn nghiêm trọng hơn vì đỉnh của đợt hạn hán chưa từng thấy này sẽ là giai đoạn từ cuối tháng 4 đến tháng 6.
Ngoài việc gây tác hại trầm trọng cho nông nghiệp và kinh tế, hạn hán đang và sẽ đẩy nhiều triệu người vào tình cảnh dở sống, dở chết do thiếu nước ăn uống.
Theo lời ông Phát thì El Nino và biến đổi khí hậu đã khiến Việt Nam bị hạn hán kéo dài trong hai năm. Đáng ngại là càng ngày, mức độ hạn hán càng khốc liệt. Hồi tháng 10 năm ngoái, chính quyền Việt Nam đã chi 700 tỷ để hỗ trợ chính quyền các tỉnh thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp như: Tạm đắp các con đập ngăn nước mặn, giữ nước ngọt, xây dựng trạm bơm - hệ thống cấp nước, vận chuyển nước đến những vùng không thể thiết lập đường ống cấp nước, cấp gạo cứu đói cho những vùng mà dân chúng kiệt quệ do hạn hán... Tuy nhiên mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hạn hán, nước mặn xâm nhập đã vượt quá khả năng chống đỡ của Việt Nam và nay, Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Theo báo chí Việt Nam thì đại diện các nhà tài trợ, các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế đã hứa sẽ hỗ trợ về kỹ thuật như: Cung cấp giống lúa có thể chịu hạn, chịu mặn, hỗ trợ quan trắc, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan, hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh trên người và gia súc...
Bà Pratibha Mehta, điều phối viên của chương trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, hứa sẽ tổ chức thảo luận về việc cứu trợ khẩn cấp cho những khu vực bị thiệt hại trầm trọng do hạn hán và nước mặn xâm nhập. Đồng thời tìm các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để Việt Nam có thể ứng phó và thích nghi với những hiện tượng thời tiết cực đoan trong dài hạn. Bà Mehta cảnh báo thêm, sau El Nino sẽ là La Nina với mưa và lũ lớn, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn hiện nay. (G.Đ)
No comments:
Post a Comment