" Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba…" _ Barack Obama.
“Kính thưa quý vị.
Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt…
Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuban đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này–bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân…
Hôm nay tôi đến đây để chôn những di-vật cuối cùng của cuộc Chiến-Tranh Lạnh. Tôi đến đây để bắt tay và kết bạn với người dân Cuba…
Nhưng chúng ta không thể, và không nên, bỏ qua những dị-biệt giữa hai thể-chế, hai nền kinh-tế và hai xã-hội. Cuba là một chế-độ độc-đảng, Hoa-Kỳ là một nền dân-chủ đa-nguyên. Mô-hình kinh-tế của Cuba là xã-hội chủ-nghĩa, của Hoa-Kỳ là thị-trường mở. Cuba nhấn mạnh vai trò và quyền-lực của nhà nước, Hoa-Kỳ được xây-dựng trên tư-quyền của cá-nhân…
Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba…
Chúng tôi thừa hiểu rằng mỗi dân-tộc phải tự vẽ ra con đường cho chính mình. Nhưng vì chúng ta vừa thoát ra khỏi cái bóng đè của lịch-sử nên tôi xin phép được thẳng-thắn chia sẻ với quý vị những suy nghĩ của mình, cũng như của nhân-dân Hoa-kỳ nói chung….
Thi-sĩ Jose Marti của Cuba từng viết: “Tự-Do là quyền được sống thật, được suy nghĩ và phát-ngôn mà không cần phải ra vẻ đạo-đức giả.” Thế nên tôi cũng xin nói với các bạn những điều tôi hằng tin. Tôi không cần các bạn phải đồng-ý, nhưng các bạn cần biết tôi tin những gì.
Tôi tin rằng tất cả mọi người đều bình-đẳng trước pháp-luật. Tôi tin rằng nhân-phẩm của trẻ em phải được bảo-vệ bằng giáo-dục và y-tế, bằng cách cho chúng cơm ăn áo mặc và nhà cửa tử-tế. Tôi tin rằng mọi công-dân đều có quyền phát-biểu ý-kiến mà không sợ bị bắt-bớ. Ai cũng có quyền lập-hội, quyền chỉ-trích nhà nước, và quyền phản-đối trong ôn-hoà. Tôi tin rằng pháp-luật không được phép bỏ tù người dân khi họ sử-dụng những quyền căn-bản này. Tất cả mọi người đều phải có quyền tự-do tín-ngưỡng. Và dĩ-nhiên tôi cũng tin rằng mọi cử-tri phải được quyền chọn người đại-diện chính-phủ cho mình qua những cuộc bầu-cử tự-do và dân-chủ.
Không phải ai cũng đồng-ý với tôi hay với người dân Mỹ về những điểm này. Nhưng tôi tin rằng các nhân-quyền nói trên áp-dụng cho tất cả mọi người. Nó đúng cho dân Mỹ, cho dân Cuba, và cho tất cả mọi dân-tộc khác trên thế-giới…
Vì vậy, đây là thông-điệp tôi muốn nhắn gửi đến nhà nước cũng như nhân-dân Cuba:
Những lý-tưởng cách-mạng–của Hoa-Kỳ, của Cuba, của bao cuộc nổi dậy khác trên thế-giới, tôi tin rằng chỉ thật sự có ý-nghĩa khi chúng được đặt trên nền-tảng dân-chủ. Tôi tin như vậy không phải vì nền dân-chủ của nước Mỹ là toàn-hảo, mà bởi vì nó KHÔNG toàn-hảo. Đất nước chúng tôi, cũng như bao quốc-gia khác, cần không-gian rộng lớn của dân-chủ để tự điều-chỉnh. Bất cứ người dân nào cũng có thể là nhân-tố cho sự thay đổi, đưa ra những ý-tưởng mới, sáng-lập những mô-hình xã-hội tốt đẹp hơn. Ngay lúc này và ngay trong nước Cuba, một sự tiến-hoá cũng đang ngầm xảy ra; một thế-hệ người dân Cuban mới đang thành-hình…
Có người nghĩ rằng tôi đến đây để kêu gọi người dân đập đổ một cái gì đó. Nhưng sự thật là tôi muốn kêu gọi thanh-niên Cuba hãy kéo nhau đứng lên để xây-dựng một cái gì đó.
Tôi hết sức cảm tạ tấm thịnh-tình của tổng-thống Castro. Tôi tin rằng việc tôi đứng đây hôm nay chứng-tỏ ông không có gì để phải lo sợ từ phía Hoa-kỳ.
Với lòng quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền và sự tự-trị của Cuba, ông cũng không cần sợ tiếng nói đa-chiều của dân-chúng hay lo-lắng khi họ được quyền phát-ngôn, tụ tập hoặc bầu chọn người lãnh-đạo…
Tôi cũng có nhiều kỳ-vọng cho tương-lai bởi vì giữa người Cuban với nhau đang xảy ra một cuộc hoà-hợp hoà-giải. Tôi biết nhiều người Cuban trên đảo vẫn cho rằng những kẻ bỏ xứ ra đi năm xưa vẫn còn ủng-hộ chế-độ cũ. Tôi nghĩ họ cứ tin là những người di-dân kia đã không nhìn thấy những tệ-nạn xã-hội thời tiền-cách-mạng và không chấp-nhận cuộc đấu-tranh để xây dựng một tương-lai mới.
Nhưng tôi có thể xác-định với quý vị rằng những người di-dân kia đang cưu-mang bao nhiêu ký-ức đau thương của những cuộc cách-ly đầy máu và nước mắt. Họ yêu Cuba, và một phần của họ luôn luôn xem nơi đây là chốn quê nhà. Chính vì vậy mà nỗi đau của họ rất sâu, và không ít người đã trở nên quá khích. Riêng đối với cộng-đồng người Cuba mà tôi được dịp gặp-gỡ và tiếp-xúc, đây không phải chỉ là một vấn-đề chính-trị mà còn là chuyện gia-đình. Họ nhớ đến căn nhà cũ, họ mơ được quay về nối lại mối thâm-tình bị đổ vỡ. Họ mong được gầy dựng một ngày mai sáng sủa hơn. Họ đặt niềm tin vào sự kết-hợp và hoà-giải dân-tộc….
Những người Cuba đầu tiên tôi được biết là những người di-dân đầy nhiệt-huyết và tài-năng ở Mỹ. Ngoài sự đau khổ tinh-thần của kẻ biệt-xứ họ còn phải chịu đựng biết bao điều khốn-khó ở một đất nước xa lạ. Họ đã phải làm việc cật-lực để mưu-sinh và để cho con cái mình có cơ-hội vươn lên trong xã-hội Mỹ. Bởi thế cho nên việc hoà-hợp hoà-giải giữa các thế-hệ con cháu của những người cách-mạng và con cháu những thế-hệ di-dân sẽ là nền tảng cho tương-lai của Cuba.
Lịch-sử giữa Hoa-Kỳ và Cuba có cách-mạng, chiến-tranh, đấu-tranh, hy-sinh, ân-oán, và bây giờ là hoà-giải. Đã đến lúc chúng ta bỏ quá khứ lại sau lưng. Đã đến lúc chúng ta cùng quay hướng nhìn về tương-lai. Đây chắc chắn không phải là việc dễ và sẽ có lúc chúng ta gặp phải chướng-ngại. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời-gian. Tuy nhiên, những ngày ở Cuba vừa qua cho phép tôi đặt niềm tin và hy-vọng vào nhân-dân Cuba. Chúng ta có thể đồng-hành như bạn, như láng giềng, và như người thân trong gia-đình.
Si se puede. Mucho gracias. Thank you.”
(transl. by ianbui)
Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt…
Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuban đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này–bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân…
Hôm nay tôi đến đây để chôn những di-vật cuối cùng của cuộc Chiến-Tranh Lạnh. Tôi đến đây để bắt tay và kết bạn với người dân Cuba…
Nhưng chúng ta không thể, và không nên, bỏ qua những dị-biệt giữa hai thể-chế, hai nền kinh-tế và hai xã-hội. Cuba là một chế-độ độc-đảng, Hoa-Kỳ là một nền dân-chủ đa-nguyên. Mô-hình kinh-tế của Cuba là xã-hội chủ-nghĩa, của Hoa-Kỳ là thị-trường mở. Cuba nhấn mạnh vai trò và quyền-lực của nhà nước, Hoa-Kỳ được xây-dựng trên tư-quyền của cá-nhân…
Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba…
Chúng tôi thừa hiểu rằng mỗi dân-tộc phải tự vẽ ra con đường cho chính mình. Nhưng vì chúng ta vừa thoát ra khỏi cái bóng đè của lịch-sử nên tôi xin phép được thẳng-thắn chia sẻ với quý vị những suy nghĩ của mình, cũng như của nhân-dân Hoa-kỳ nói chung….
Thi-sĩ Jose Marti của Cuba từng viết: “Tự-Do là quyền được sống thật, được suy nghĩ và phát-ngôn mà không cần phải ra vẻ đạo-đức giả.” Thế nên tôi cũng xin nói với các bạn những điều tôi hằng tin. Tôi không cần các bạn phải đồng-ý, nhưng các bạn cần biết tôi tin những gì.
Tôi tin rằng tất cả mọi người đều bình-đẳng trước pháp-luật. Tôi tin rằng nhân-phẩm của trẻ em phải được bảo-vệ bằng giáo-dục và y-tế, bằng cách cho chúng cơm ăn áo mặc và nhà cửa tử-tế. Tôi tin rằng mọi công-dân đều có quyền phát-biểu ý-kiến mà không sợ bị bắt-bớ. Ai cũng có quyền lập-hội, quyền chỉ-trích nhà nước, và quyền phản-đối trong ôn-hoà. Tôi tin rằng pháp-luật không được phép bỏ tù người dân khi họ sử-dụng những quyền căn-bản này. Tất cả mọi người đều phải có quyền tự-do tín-ngưỡng. Và dĩ-nhiên tôi cũng tin rằng mọi cử-tri phải được quyền chọn người đại-diện chính-phủ cho mình qua những cuộc bầu-cử tự-do và dân-chủ.
Không phải ai cũng đồng-ý với tôi hay với người dân Mỹ về những điểm này. Nhưng tôi tin rằng các nhân-quyền nói trên áp-dụng cho tất cả mọi người. Nó đúng cho dân Mỹ, cho dân Cuba, và cho tất cả mọi dân-tộc khác trên thế-giới…
Vì vậy, đây là thông-điệp tôi muốn nhắn gửi đến nhà nước cũng như nhân-dân Cuba:
Những lý-tưởng cách-mạng–của Hoa-Kỳ, của Cuba, của bao cuộc nổi dậy khác trên thế-giới, tôi tin rằng chỉ thật sự có ý-nghĩa khi chúng được đặt trên nền-tảng dân-chủ. Tôi tin như vậy không phải vì nền dân-chủ của nước Mỹ là toàn-hảo, mà bởi vì nó KHÔNG toàn-hảo. Đất nước chúng tôi, cũng như bao quốc-gia khác, cần không-gian rộng lớn của dân-chủ để tự điều-chỉnh. Bất cứ người dân nào cũng có thể là nhân-tố cho sự thay đổi, đưa ra những ý-tưởng mới, sáng-lập những mô-hình xã-hội tốt đẹp hơn. Ngay lúc này và ngay trong nước Cuba, một sự tiến-hoá cũng đang ngầm xảy ra; một thế-hệ người dân Cuban mới đang thành-hình…
Có người nghĩ rằng tôi đến đây để kêu gọi người dân đập đổ một cái gì đó. Nhưng sự thật là tôi muốn kêu gọi thanh-niên Cuba hãy kéo nhau đứng lên để xây-dựng một cái gì đó.
Tôi hết sức cảm tạ tấm thịnh-tình của tổng-thống Castro. Tôi tin rằng việc tôi đứng đây hôm nay chứng-tỏ ông không có gì để phải lo sợ từ phía Hoa-kỳ.
Với lòng quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền và sự tự-trị của Cuba, ông cũng không cần sợ tiếng nói đa-chiều của dân-chúng hay lo-lắng khi họ được quyền phát-ngôn, tụ tập hoặc bầu chọn người lãnh-đạo…
Tôi cũng có nhiều kỳ-vọng cho tương-lai bởi vì giữa người Cuban với nhau đang xảy ra một cuộc hoà-hợp hoà-giải. Tôi biết nhiều người Cuban trên đảo vẫn cho rằng những kẻ bỏ xứ ra đi năm xưa vẫn còn ủng-hộ chế-độ cũ. Tôi nghĩ họ cứ tin là những người di-dân kia đã không nhìn thấy những tệ-nạn xã-hội thời tiền-cách-mạng và không chấp-nhận cuộc đấu-tranh để xây dựng một tương-lai mới.
Nhưng tôi có thể xác-định với quý vị rằng những người di-dân kia đang cưu-mang bao nhiêu ký-ức đau thương của những cuộc cách-ly đầy máu và nước mắt. Họ yêu Cuba, và một phần của họ luôn luôn xem nơi đây là chốn quê nhà. Chính vì vậy mà nỗi đau của họ rất sâu, và không ít người đã trở nên quá khích. Riêng đối với cộng-đồng người Cuba mà tôi được dịp gặp-gỡ và tiếp-xúc, đây không phải chỉ là một vấn-đề chính-trị mà còn là chuyện gia-đình. Họ nhớ đến căn nhà cũ, họ mơ được quay về nối lại mối thâm-tình bị đổ vỡ. Họ mong được gầy dựng một ngày mai sáng sủa hơn. Họ đặt niềm tin vào sự kết-hợp và hoà-giải dân-tộc….
Những người Cuba đầu tiên tôi được biết là những người di-dân đầy nhiệt-huyết và tài-năng ở Mỹ. Ngoài sự đau khổ tinh-thần của kẻ biệt-xứ họ còn phải chịu đựng biết bao điều khốn-khó ở một đất nước xa lạ. Họ đã phải làm việc cật-lực để mưu-sinh và để cho con cái mình có cơ-hội vươn lên trong xã-hội Mỹ. Bởi thế cho nên việc hoà-hợp hoà-giải giữa các thế-hệ con cháu của những người cách-mạng và con cháu những thế-hệ di-dân sẽ là nền tảng cho tương-lai của Cuba.
Lịch-sử giữa Hoa-Kỳ và Cuba có cách-mạng, chiến-tranh, đấu-tranh, hy-sinh, ân-oán, và bây giờ là hoà-giải. Đã đến lúc chúng ta bỏ quá khứ lại sau lưng. Đã đến lúc chúng ta cùng quay hướng nhìn về tương-lai. Đây chắc chắn không phải là việc dễ và sẽ có lúc chúng ta gặp phải chướng-ngại. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời-gian. Tuy nhiên, những ngày ở Cuba vừa qua cho phép tôi đặt niềm tin và hy-vọng vào nhân-dân Cuba. Chúng ta có thể đồng-hành như bạn, như láng giềng, và như người thân trong gia-đình.
Si se puede. Mucho gracias. Thank you.”
(transl. by ianbui)
No comments:
Post a Comment