1/24/2015

Phần II
 
Một Quốc Gia Duy Nhất Trên Thế Giới Đi Lùi Lịch Sử: CSVN

  • Một xã hội mà số lượng người bị xáo trộn về tâm thần gần bằng số lượng người "tỉnh táo", (cộng luôn hàng triệu người say vì uống gần 4 tỉ lít bia hàng năm, chưa kể rượu), thì thật là sản phẩm thảm thương của không những cộng sản và xã hội chủ nghĩa mà còn là một sản phẩm thảm thương của giới lãnh đạo hiện nay, khi so sánh với bất cứ một chế độ cầm quyền độc tài nào trên thế giới. Xã hội đó, dân tộc đó sẽ đi về đâu?
 
(tiếp theo)
 
4. CSVN không kiểm soát nổi sự mua bán tình duc:

Chúng ta đều biết rằng trong bất cứ một xã hội nào, tư bản hay cộng sản, vấn nạn mua bán tình dục không thể nào kiểm soát hay loại bỏ 100% được, nhưng những thú nhận thất bại gần đây của CSVN đã chứng tỏ thêm đó là một sự thất bại toàn diện của CSVN trong vấn đề kiểm soát này, nhất là khi CSVN có hàng triệu công an, cảnh sát, biết từng bước đi chỗ ở của người dân vô tội, hay những người lên tiếng đòi đất đai bị chiếm đoạt. Chúng ta đem ra vài nhận định sau:

Thứ nhất, CSVN nói rằng có khoảng 33,000 trai gái hành nghề tình dục trong toàn quốc (khoảng 11,240 có hồ sơ).  Chúng ta đọc thêm một báo cáo của CSVN:

"...Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm sáng 19/12/2014, theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến tháng 11/2014, cả nước có 11.240 người bán dâm có hồ sơ quản lý, tuy nhiên tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Quất Lâm (Nam Định) các địa phương đều khẳng định không phát hiện có mại dâm. Trước dó, ngày 13/6/2014, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cả nước hiện có khoảng 30.000 người đang hoạt động mại dâm...." (ý kiến của tác giả bài viết về Đồ Sơn và Quất Lâm: Đồ Sơn - 35,000 dân, có 52 khách sạn 3000 phòng, có bãi biển tắm, và Quất Lâm có khoảng 70,000 du khách đến chơi hàng năm, ngụ trong 800 phòng ngủ, và du hí trong trên 100 kiosk trên bãi biển với những cô gái ăn mặc lòa loẹt mà ...KHÔNG CÓ PHÁT HIỆN MẠI DÂM, đúng là thiên đường đạo đức của CSVN)

Điều này khó tin, khi chúng ta cứ cho rằng cứ (1/50) 25 đảng viên và 25 quân lính của CSVN thì có MỘT (1)  người mua bán tình dục, thì cả nước đã có 120,000 trai, gái ăn sương trong số 4 đến 6 triệu đảng viên và quân lính CSVN có nhu cầu tình dục ngoài gia đình. Đó là chưa kể mỗi năm có hàng triệu du khách đến VN, sẽ có nhiều người mua tình dục, và chưa kể hàng chục triệu đàn ông, thanh niên VN độc than hay có gia đình có những nhu cầu tình dục này. Con số những người mua bán tình dục như vậy nhiều gấp cả chục lần con số 30,000 mà CSVN đưa ra. CSVN không có phương tiện và nhân sự cũng như phương pháp khoa học để thực hiện những "thống kê" này cho chính xác, và vì không thể chính xác, đã đưa đến hậu quả như sau:

Thứ hai, CSVN đã thú nhận là những người bán tình dục sau khi bị bắt, đã không thể có chỗ giam, và cũng không có chương trình huấn nghệ hay giáo dục thành công để họ có cách kiếm sống, không phải trở vể nghể cũ. Vì không có chương trình huấn nghệ, cải thiện những thành phần bán tình dục, CSVN đã trả tự do cho họ sau khi họ phải đóng tiền phạt.

Thứ ba, là vì không có con số chính xác, cũng không biết cách hay không có đủ có ngân quỹ cũng như cơ sở để chuyển nghề cho họ, vấn đề giảm thiểu sự mua bán tình dục của cả nước đã không phải là ưu tiên của nhà nước nữa.  CSVN đã trả lại cho "nhân dân" cái gánh nặng này. "Xã hội chủ nghĩa" đã thất bại trong việc giải quyết một thành phần "vô sản", cốt lõi của mục tiêu giải phóng giai cấp vô sản.

5. CSVN không có cách giải quyết tệ nạn nghiện ngập
  
Bộ Xã Hội vả Thương Binh CSVN trong nhiều năm nay đã thú nhận là không thể chữa trị những người bị nghiện thuốc (cần sa, bạch phiến, thuốc an thần nhiều loại) sau khi họ được tòa án và các cơ quan công an giao cho. Thay vì chữa trị, nhiều trong số những người nghiện ngập này đã bị cho uống một loại thuốc giống như bạch phiến nhưng nhe hơn để họ không bị rơi vào tình trạng "thiếu thuốc" và vẫn một phần tỉnh trí đủ để làm việc cho những "nhà giam họ" với một phần lợi tức để tự nuôi sống, và phần khác để đóng góp cho những dịch vụ và người khác "không có thống kê".
  
Vì số người bị bắt giam mỗi ngày một nhiều, cộng thêm số người đươc thả không cân bằng, do tình trạng không chữa trị (CSVN vẫn thả một số người chưa được chữa tri và vẫn chữa trị một số người bị nghiện nhẹ), số nhà giam đã không đủ để chứa những tội phạm nghiện ngập, và một trong những hậu quả của "chính sách nhà nước" này là mới đây, nhiếu người nghiện ngập đã đào thoát khỏi nhà giam, tự trở về với xã hội.
 
Sau đây là một bản tin điển hình về sự trốn khỏi nhà giam:
 
"...Chiều 6-11, ông Lê Minh Lộc-Chánh Văn phòng Sở Lao Động-Thương Binh-Xã Hội tỉnh Gia Lai cho biết, sự việc xảy ra vào lúc 10 giờ 25 phút cùng ngày. Vào thời điểm này, khi các học viên vừa ăn cơm trưa xong, thì học viên Nguyễn Văn Bình (SN 1993, trú tại ổ 2, phường Duy Tân, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) hô hào, kích động các học viên khác rằng “thằng nào muốn về thì theo tao”. Nói rồi, Bình cùng 39 học viên cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm này phá cổng khuđược 4 học viên và báo sự việc cho Công an TP. Pleiku...." trốn ra ngoài. Tiếp đó, nhóm này dùng cuốc kéo đổ đoạn thép gai tường rào của trung tâm dài khoảng 20 mét để trèo qua bỏ trốn. Ngay lúc đó, cán bộ nhân viên Trung tâm đã huy động vây bắt lại
 
 Đây là hình trước cổng nhà giam mà người nghiện ngập đã trốn thoát
 
 
Một thí dụ nữa về sự trốn nhà giam của người nghiện ngập tại Hải Phòng:
 
"... Trong số hơn 300 học viên trốn khỏi trại cai nghiện ở Hải Phòng đã có 43 học viên tự giác về trại.

“Công an TP Hải Phòng đã củng cố hồ để xử lý một số đối tượng đã kích động học viên bỏ trốn, đây là số đối tượng này có thân nhân xấu và là những đối tượng bị kéo dài thời gian cai nghiện bắt buộc, Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm các đối tượng gây rối, kích động người khác bỏ trốn khỏi trung tâm để làm gương, răn đe các đối tượng khác và để chấm dứt tình trạng học viên bỏ trốn khỏi khỏi trung tâm”, Thượng tá Phạm Duy Diên, Chánh văn phòng Công an TP Hải Phòng cho biết...."
 

Cảnh người "đang cai nghiện (?) trốn khỏi nhà giam ở Hải Phòng tháng 9/2014

Câu hỏi được đặt ra là: CSVN giải quyết tình trạng càng ngày càng nhiều người nghiện ngập trong nước bằng cách nào, và CSVN nuôi thuốc cho rất nhiều người bị nghiện nặng cho đến bao giờ? Thực sự là CSVN đã đi lùi trong cách mang người nghiện ngập ra khỏi sự lệ thuộc vào thuốc.
 
6.  Trên 90% Ngân Quỹ Của "Quốc Sách" "Xóa Đói Giảm Nghèo" Lọt Vào Tay Cán Bộ
 
Trước tiên, cái "đói cơm, đói ăn" của người dân đang bị đói không thể "xóa" được, như chúng ta xóa chữ viết bằng phấn trên bảng. "Xóa" là một sự "lấy đi, làm biến mất đi, thủ tiêu đi". Cái đói này chỉ giảm đi khi có sự "thêm vào, cho thức ăn vào bụng". CSVN đã "chơi chữ", hay không xử dung chữ nghĩa cho đúng với trường hợp này. Tuy nhiên, đây không phải là "vấn đề đáng tởm" của chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo.
  
 
Vần đề đáng quan tâm chính là trên 90% số tiền của Liên Hiệp Quốc, của các tổ chức từ thiện, và của ngân sách nhà nước dành cho việc giúp những người đang đói giảm đói, đã được chi tiêu cho những người, những cơ quan quản trị chương trình này. Con số 90% dành để trả cho các nhân viên của "Ủy Ban Nhân Dân" thật là khó tin nhưng đó là sự thật.
Tổng Cục Thống Kê của CSVN trong nhiều năm, và trong những báo cáo hàng tháng đã có những thống kê trồi xụt về số gia đình, số người nằm trong tiêu chuẩn "bị đói" và nhu cầu về tiền bạc để giúp những người đói này bao giờ cũng cần thiết, càng nhiều càng tốt. Người dân đến nay đã hiểu tại sao nhà nước luôn luôn cần số tiền này, khi 90% số tiền này vào tay cán bộ nhà nước thay vì vào dân nghèo.
  
 
 
Người dân cũng bất mãn về cách tổ chức của chương trình này. Sau đây là một bài châm biếm một buổi họp Xóa Đói Giảm Nghèo của tác giả Hai Cua Đồng (Trà Vinh), đăng trong Vietbao.vn

"...Ủy ban xã tôi bàn kế hoạch xóa đói, giảm nghèo cho bà con. Nghe nói có nhiều “đại biểu” được mời từ các xã lân cận. Còn bà con nông dân nghèo thì hổng thấy ai được mời. Tức quá, bà con trong xã bàn với nhau là ngày hội thảo sẽ kéo lên ủy ban hỏi cho ra lẽ.

Ngày hội thảo đã đến, rất nhiều cao kế, bí quyết được “bật mí”. Nhưng chẳng có bà con nghèo nào được nghe cả. Xóa đói, giảm nghèo mà toàn là người giàu bàn với nhau không hà.

Khi “hội thảo” kết thúc, dưới nhà ăn của ủy ban xã cỗ bàn linh đình đã được dọn lên với cả chục thùng bia lon nằm trong kẹt cửa.

Ngay lúc ấy, bà con ùn ùn kéo đến, ai nấy cũng hầm hầm đòi gặp ông chủ tịch hỏi cho ra lẽ, vì sao họ hổng được dự cuộc “hội thảo” này. Thấy tình thế không ổn, ông chủ tịch bèn “dọt” cửa hậu trốn đi đâu đó, để lại nguyên bãi “chiến trường” ai làm gì thì làm. Bà con đợi hoài chẳng thấy chủ tịch xã ra, ai nấy đều rất bực tức nhưng đành phải kéo nhau về.

Mấy hôm sau, tôi nghe mấy người ở gần ủy ban nói lại, khi bà con kéo về hết, ông chủ tịch xã xuất hiện và cuộc nhậu “xóa đói giảm nghèo” đã diễn ra ngay sau đó dù bụng các đại biểu có hơi bị đói!..."
 
7. CSVN Đối Phó Với Thế Nào Với Trên 21,000,000 Dân, Gồm Có 7,000,000 Thanh Thiếu Niên, Bị Bịnh Tâm Thần: Uống Thuốc An Thần

Nước Việt Nam hiện nay có khỏang 90 triệu dân, thì theo thống kê từ một hội nghị về bệnh tâm thần tổ chức tháng 9, 2013, đã có từ 15% đến 20% người dân bị "rối lọạn tâm than. Theo lời ông Lã Đức Cường, Giám đốc bệnh viện Tâm Thần Quốc Gia ở thành phố HCM, thì con số 15% đến 20% này có thể hơn nếu VN có phương tiện chính xác hơn để làm thống kê.
Để nói lên tầm mức quan trọng và nhiều người bị bịnh, theo sau là một con số thực về những người đến khám bịnh tâm thần tại Bịnh Viện Tâm Thần ở thành phố HCM: trong vòng 40 ngày đã có 17,335 người. 34.3% đến chữa bịnh lo lắng, căng thẳng; 21.4% đến chữa bịnh trầm cảm, ưu tư và 14.2% đến chữa bịnh rối loạn thần kinh. Như vậy trung bình có khoảng 450 người vào bịnh viện tâm thần TP HCM để khám bịnh mỗi ngày. Một con số thật là khủng khiếp! Đó là bản dịch của bản tin của thanhniennews và tuoitrenews mà đọc giả có thể vào để tìm hiểu thêm:
 
"... Mental health disorders tend to escalate into a serious health problem among Vietnamese people these days. According to the Ho Chi Minh City Mental Health Hospital, the hospital has cared for 17,335 patients from May 1 to June 10 alone, with 34.3% seeking treatment for anxiety and stress disorders, 21.4% for depression, and 14.2% for schizophrenia..."



 
Patients at the National Psychiatric Hospital in Hanoi / hình của báo Tuổi Trẻ
 
Cũng theo tờ báo Tuoitrenews và Thanhniennews ở VN, sau khi phỏng vấn những giới chức y tế có thẩm quyền về chũa bịnh tâm thần, thì có rất nhiều lý do gây nên bịnh tâm thần tại Việt Nam: Kinh tế xuống dốc, áp lực từ việc làm, bị bạo hành trong gia đình, sinh viên tốt nghệp không tìm được việc, sinh lý không đầy đủ, nông dân mất đất, công nhân mất việc Không những bịnh nhân, mà 70% thân nhân của họ cũng bị ảnh hưởng theo vì phải săn sóc cho họ kể cả phải trả những chi phí chữa bịnh.

Ngoai ra, cho đến nay, các bịnh nhân đều được các bác sĩ về tâm thần (psychiatrist) cho uống các loại thuốc "an thần" để giảm thiểu những triệu chứng rối loan tâm thần, thay vì được chữa trị bằng "tâm lý trị liệu" vì VN chưa có những bắc sĩ chuyên về ngành tâm lý này (s). Mà uống thuốc thì phần lớn là để dìm đi những xáo trộn tâm thần và những nguyên nhân gây ra sự xáo trộn đó vẫn còn. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Khoa Trưởng của Phân Khoa Xã Hội và Nhân Loại, thì ngành Tâm Lý Học Trị Liệu (psychotherapy) vẫn đang được nghiên cứu để mang vào dạy tại các đại học mà hiện nay chưa có, hay có nhưng rất it.
 
Với con số trên 21,000,000 người VN bị bịnh tâm thần (25% của 90,000,000 dân) mà chỉ chữa bằng thuốc an thần, giảm lo âu lo lắng, sợ hãi, bất mãn, thù ghét,....mà không giả quyết tận ngọn nguồn, cộng thêm 70% thân nhân của những người này phải chịu đựng hậu quả, thì con số người VN bị ảnh hưởng đến bịnh xuống tinh thần phải lên đến trên 40,000,000.

Người lớn đã vậy, sự xáo trôn về tinh thần của thanh thiếu niện lại còn trầm trọng hơn. Nếu theo thống kê trẻ em lên đến 29.5% tổng số dân, thì gần 7,000,000 trẻ em liên quan đến bị bịnh tâm thần là điều không ngạc nhiên. Nếu các trẻ em này không được khuyên bảo, dậy dỗ và hướng dẫn thay vì cho uống thuốc an thần, thì khi lớn lên chắc chắn sẽ là những gánh nặng cho xã hội, cho ngân sách nhà nước, cho những nhà tù, nhà cai nghiện, nhà thương điên.

Một xã hội mà số lượng người bị xáo trộn về tâm thần gần bằng số lượng người "tỉnh táo", (cộng luôn hàng triệu người say vì uống gần 4 tỉ lít bia hàng năm, chưa kể rượu), thì thật là sản phẩm thảm thương của không những cộng sản và xã hội chủ nghĩa mà còn là một sản phẩm thảm thương của giới lãnh đạo hiện nay, khi so sánh với bất cứ một chế độ cầm quyền độc tài nào trên thế giới. Xã hội đó, dân tộc đó sẽ đi về đâu?


Bùi Hồng Lĩnh

No comments:

Post a Comment