1/31/2015

SỐNG GẦN MÌN, KHÔNG NƯỚC KHÔNG ĐIỆN: CSVN TÁI ĐỊNH CƯ DÂN NHƯ THẾ NÀO

Hình ảnh ra suối đào lỗ đợi nước tràn đầy rồi múc nước đem về "nhà (!!!)" để ăn uống một năm sau khi CSVN bắt họ phải rời khỏi khu sinh sống tái định cư nơi không có điện nước, để lấy đất làm đường, đã nói thêm cái ác độc và vô tổ chức của CSVN, coi người dân không ra gì. Rồi bao nhiêu tiền của dự án 15,000 tỉ sẽ vào tay đảng?

nmvn


SỐNG GẦN MÌN, KHÔNG NƯỚC KHÔNG ĐIỆN: CSVN TÁI ĐỊNH CƯ DÂN NHƯ THẾ NÀO


KHÁNH HÒA (NV) - Sau gần một năm về khu tái định cư phía Nam đèo Cả, người dân vẫn sống trong tình trạng mỗi ngày nghe mìn nổ, thiếu nước sạch, đường sá ngổn ngang...



Hàng ngày, người dân phải ra suối đào lỗ, chờ nước đọng lại rồi múc về dùng. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo Tuổi Trẻ, để xây dự án hầm đường bộ đèo Cả, 180/750 hộ dân ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bị giải tỏa trắng và buộc phải sống ở khu tái định cư số 2 phía Nam đèo Cả, xã Đại Lãnh, trong tình trạng thiếu nước thừa bụi.

Đường vào khu tái định cư số 2 lởm chởm đất đá, lầy lội, thậm chí nhiều hộ dân chưa có đường vào nhà. Ở cuối khu tái định cư, đơn vị thi công đang nổ mìn phá núi lấy mặt bằng.

Ông Phạm Văn Sâm, dân cư ở đây cho biết, “Nhà tôi cách khu vực nổ mìn khoảng 200 m; mỗi lần mìn nổ, cả nhà đều rất lo sợ vì nhiều lần bị đá, khúc cây lớn văng vào.”

Cách khu vực này không xa, những hộ dân khác cũng lâm vào tình trạng tương tự. Chỉ vết nứt to bằng ngón tay trên tường nhà, ông Nguyễn Tấn Hoàng bực dọc: “Đơn vị thi công nổ mìn liên tục, nhà tôi mới xây đã nứt toác. Chúng tôi nhiều lần gởi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng nhưng chưa thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm.”

Không chỉ khổ vì mìn, từ lúc vào khu tái định cư từ tháng 3, 2014 đến nay, người dân không có nước sạch để xài, vẫn phải ra suối đào lỗ, chờ nước đọng lại rồi múc về dùng vì không có tiền mua nước sạch. Còn nếu khoan giếng thì nước bị phèn, nhiễm mặn, không dùng được.

Ngoài ra, điện chỉ mới có khoảng 2 tháng nay, trước đây phải dùng đèn dầu. Còn “Đường sá lầy lội, sình lún đến đầu gối. Trước đây chưa có cống, mỗi lần đưa con đi học phải cõng qua suối... Khổ trăm bề!” ông Sâm nói thêm.

Ông Trần Đình Thú, chủ tịch xã Đại Lãnh, quan ngại, ngoài cơ sở hạ tầng, đường sá thiếu, người dân còn lo sợ nền đất yếu, sụt lún không xây được nhà. Xã đã nhiều lần có phúc trình với cấp trên và chủ đầu tư dự án, đề nghị phải nhanh chóng giải quyết những quan ngại của dân.

Trao đổi với phóng viên Người Lao Động, ông Trần Đại Xuân, phó ban quản lý dự án hầm đường bộ đèo Cả, thừa nhận việc đưa dân vào khu tái định cư là ngược với quy trình. “Đáng lẽ phải xây dựng khu tái định cư bảo đảm cơ sở hạ tầng trước rồi mới đưa người dân vào sống. Tuy nhiên, do tiến độ cấp thiết của dự án cũng như nhiều hộ dân không thuê được nhà nên đã được chính quyền bố trí vào sinh sống tại khu tái định cư số 2,” ông Xuân nói.

Dự án hầm đường bộ đèo Cả có tổng mức đầu tư trên 15,000 tỷ đồng, theo hình thức BOT, với chiều dài toàn tuyến là 13,4 km, gồm 4 làn xe cao tốc chạy 80 km/giờ, khi hoàn thành sẽ rút ngắn một nửa thời gian cho các xe qua đèo Cả trên Quốc Lộ 1. Dự kiến công trình hoàn thành năm 2016. (Tr.N)

1 comment:

  1. BIẾT DZỒI KHỔ LẮM NÓI MÃI

    Ngày nghe mìn nổ nam đèo Cả
    Nhức óc đinh tai khắp mọi nhà
    Riết rồi như bãi tha ma
    Tái định cư ? Khỉ hóa ra bú dù
    Cớ sao lại cứ lu bu mãi
    Những chuyện tào lao thế hở giời!
    Mười nhăm nghìn tỷ vất khơi khơi
    Đại Lãnh Vạn Ninh với Khánh Hòa
    Tống dân đi vùng giải tỏa
    Hay là lấp khỏa nhập nhòa mị dân?
    Bốn làn cao tốc chạy rần rần
    Tám mươi cây số chả phân vân
    Rõ ra thật là ngớ ngẩn
    Nghe qua rũ rượi bần thần thân tôi

    Biết dzồi khổ lắm nói mãi!!!

    ReplyDelete