10/14/2015

Tịnh thất Đạt Quang bị trấn áp

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-10-12



Xin copy link dưới đây để nghe câu chuyện:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/oppres-beca-no-submis-sta-chur-10122015053535.html

Công an, nhân viên an ninh của tỉnh, chính quyền huyện Xuyên Mộc bao vây tịnh thất Đạt Quang ngày 6 tháng 10, 2015 ngăn cấm mọi việc tu sửa

Những giáo hội không chịu theo hệ thống mà người trong cuộc cho là có sự chỉ đạo, kiểm soát của Nhà nước tiếp tục bị ngăn trở trong mọi hoạt động liên quan.

Một vụ việc mới xảy ra gần đây qua tại xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Ngăn chặn dựng cơ sở tịnh thất

Vụ việc xảy ra hôm ngày 6 tháng 10 vừa qua tại tịnh thất Đạt Quang, một cơ sở theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, chứ không nằm trong hệ thống Phật giáo Việt Nam. Đây là giáo hội được hình thành từ thập niên 70 sau này; và nhiều tăng sĩ, tín đồ Phật giáo cho rằng đó là một giáo hội bị lũng đoạn bởi nhà cầm quyền Hà Nội.

Thầy Thích Vĩnh Phước, người phụ trách Tịnh Thất Đạt Quang cho biết lại tình hình:

“ Một lực lượng rất đông của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vào trấn áp toàn bộ chư tăng và Phật tử trong chùa. Chư tăng chỉ có hình thức tọa kháng, niệm Phật cầu nguyện thôi. Còn những ai đi vào đó đều bị chặn lại hết, họ bao vây chung quanh chặn lại. Thậm chí mình ngồi tọa kháng trong chùa thì họ leo lên mái chùa đập và xịt hơi cay xuống. Có những người muốn ghi hình lại khi bị xịt hơi cay như thế cũng không thể che lại mà quay được. Có một Phật tử tên Nguyễn Thành Công, pháp danh Xuân Nguyên, nghe tin chùa bị như thế có chạy đếnl nhưng trên đường vào thì bị công an chặn lại và bắt đem về tại trụ sở ủy ban nhân dân xã Bàu Lâm . Tại đó một người công an tên Mạnh đánh Phật tử đó bị thương trên đầu và ngất xỉu phải đưa đi trạm y tế. Sau đó người nhà đến, thấy tình hình bất ổn muốn chuyển lên ( bệnh viện) cấp trên nhưng họ không chịu; cuối cùng mình phải đưa đi.”

Một lực lượng rất đông của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vào trấn áp toàn bộ chư tăng và Phật tử trong chùa. Chư tăng chỉ có hình thức tọa kháng, niệm Phật cầu nguyện thôi. Còn những ai đi vào đó đều bị chặn lại hết...Thậm chí mình ngồi tọa kháng trong chùa thì họ leo lên mái chùa đập và xịt hơi cay xuống thầy Thích Vĩnh Phước

Chính quyền thoái thác

Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi liên lạc qua điện thoại và nêu vấn đề ra với ông Nguyễn Văn Ngọn, người phụ trách vấn đề tôn giáo của Sờ Nội Vụ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; ông này bảo hãy liên lạc với huyện Xuyên Mộc.

“Tôi đang bận họp không biết khi nào xong, anh liên hệ với huyện Xuyên Mộc để họ trả lời cho.”

Theo lời của ông Nguyễn Văn Ngọn, chúng tôi gọi điện đến chánh văn phòng huyện Xuyên Mộc, ông Lâm Quang Dũng, và được ông này trả lời loanh quanh với ý chốt là ông không được phép phát ngôn về vụ việc được nêu ra:

“ Tôi không có trách nhiệm trả lời vấn đề này, anh hỏi chỗ khác. Theo qui định tôi không được trả lời về vấn đề này.”

Không theo phái Nhà nước

Thầy Thích Vĩnh Phước cho biết Tịnh Thất Đạt Quang được hình thành từ giai đoạn có chính sách đưa dân đi kinh tế mới từ sau năm 1975. Trong thời gian qua do cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng cần phải xây lại cho đàng hoàng để các tu sĩ có thể cư ngụ và tu tập.

Tuy vậy việc cải tạo nhỏ mà theo thầy Thích Vĩnh Phước không cần phải xin phép cơ quan chức năng đã bị ngăn trở một cách mạnh tay như trình bày của vị tu sĩ này:

“ Vừa rồi họ ra lệnh cưỡng chế của ủy ban nhân dân xã ( Bàu Lâm) và huyện Xuyên Mộc. Sau đó chúng tôi có làm đơn khiếu nại lên ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, thủ tướng chính phủ, và chủ tịch nước về việc cưỡng chế. Lý do ngay từ ban đầu họ không thừa nhận chúng tôi, ngay cả việc đăng ký tạm trú cũng không cho thì làm gì họ cho chúng tôi xây dựng. Ngôi nhà này chỉ xây dựng đơn sơ, thậm chí chúng tôi phải nối cột cho cao hơn, vì đây là nhà rường truyền thống của miền Trung nên thấp lắm. Theo tôi biết thì làm nhà dạng này không cần phải xin phép.”

Lý giải cho việc mạnh tay đó, thầy Thích Vĩnh Phước nói:

Họ đã phá ngôi chùa Pháp Biên tại ấp Chùa Tràm, rồi năm ngoái cho xe ủi cổng chùa Phước Bửu mà đã xin phép xây dựng cách đây 25 năm; đến hôm nay họ đào bỏ nền móng của tịnh thất Đạt Quang. Mục đích của họ là làm cho chúng tôi không có điều kiện để tự do phát triển và hành đạo

Thầy Thích Vĩnh Phước

“ Tôi nghĩ rằng vấn đề chính là chúng tôi không nằm trong giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước quản lý. Mục đích của họ là luôn đàn áp giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Cho đến nay chúng tôi thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, mà điển hình dưới sự lãnh đạo của tôi và hòa thượng Thích Thanh Tịnh, người bị ở tù nhiều năm dưới chế độ cộng sản. Ông bị bắt năm 1992, sau đó năm 1993 bị tù đến năm 2000 ra tù và sang năm 2001 đến ở với tôi.”

Vị tu sĩ này cho biết tiếp vụ việc xảy ra trong ngày 6 tháng 10 vừa qua không phải là lần đầu tiên, mà nhiều cơ sở không theo Phật giáo Việt Nam mà theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cũng chịu chung cảnh ngộ lâu nay:

“ Họ đã phá ngôi chùa Pháp Biên tại ấp Chùa Tràm, rồi năm ngoái cho xe ủi cổng chùa Phước Bửu mà đã xin phép xây dựng cách đây 25 năm; đến hôm nay họ đào bỏ nền móng của tịnh thất Đạt Quang. Mục đích của họ là làm cho chúng tôi không có điều kiện để tự do phát triển và hành đạo. Đây là chính sách đàn áp về tôn giáo mà điển hình đối với những giáo hội không thuận dưới Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Tình hình hiện nay phải nói thật là khó khăn. Từ nhiều năm nay chúng tôi gặp khó khăn trong việc hành đạo bởi vì bạo lực, trấn áp, phân hóa, lôi kéo … làm cho chúng tôi phải khuất phục trước các chính sách của Nhà nước ở đây.”

Chuẩn mực quốc tế

Vào tối ngày 1 tháng 10 vừa qua, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo/tín ngưỡng Heiner Beilefeldt nhắc lại tại cuộc họp báo ở thủ đô Bangkok, Thái Lan rằng tự do tôn giáo/tín ngưỡng là một quyền căn bản của con người. Nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân thực hành quyền đó của họ chứ không thể gây cản trở thông qua qui định phải đăng ký, xin để được công nhận.

Đây là một đề xuất mà ông này đưa ra sau chuyến làm việc tại Việt Nam vào năm ngoái. Tuy nhiên theo ông này đề nghị đó vẫn chưa được chính quyền Hà Nội đáp ứng.

Tại Việt Nam lâu nay có nhiều chùa lớn, tượng Phật to được xây dựng lên như Bái Đính ở Ninh Bình, Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng với tượng Phật Bà cao nhất Việt Nam… Nhiều người thạo tin cho rằng đó là những công trình được chính những cán bộ cao cấp cộng sản hổ trợ; và đó là những nơi để thu hút tiền cúng dường của tín đồ, thậm chí kinh doanh du lịch; còn chức năng cải hóa, diệt ‘tham, sân, si’, nâng cao phẩm hạnh con người lại thiếu vắng.

No comments:

Post a Comment