Tiền "cái" cũng không đẻ ra tiền được các cụ ạ. Phải vay vừa tiền đực lẫn tiền cái rồi cho hai đứa ..... theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới đẻ ra .... tiền mã ... cúng đảng ta.
ngaymaivietnam
22/10/2015
(PLO)- “Cái đáng lo nhất là nước ta hàng chục năm nay phải đi vay nhưng giờ làm chỉ đủ cho chi thường xuyên còn đầu tư cơ sở hạ tầng thì phải đi vay hết".
(PLO)- “Cái đáng lo nhất là nước ta hàng chục năm nay phải đi vay nhưng giờ làm chỉ đủ cho chi thường xuyên còn đầu tư cơ sở hạ tầng thì phải đi vay hết".
Đại biểu Trần Du Lịch đang góp ý tại phiên thảo luận.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đã nói như vậy khi góp ý về vấn đề ngân sách nhà nước tại phiên thảo luận tổ của Đoàn ĐBQH TP.HCM sáng nay, 22-10.
"Rõ ràng, đi vay là phải vay tiền “cái” đẻ (ra tiền) được, còn ta vay toàn tiền “đực”, không đẻ được. Tức phải được đầu tư hiệu quả, để cái vay đó tạo ra giá trị” - ông Lịch ví von.
Đại biểu này cũng cho rằng phải tính toán làm sao giảm chi thường xuyên, bởi nếu không giảm không giải quyết được bài toán nợ công.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đã nói như vậy khi góp ý về vấn đề ngân sách nhà nước tại phiên thảo luận tổ của Đoàn ĐBQH TP.HCM sáng nay, 22-10.
"Rõ ràng, đi vay là phải vay tiền “cái” đẻ (ra tiền) được, còn ta vay toàn tiền “đực”, không đẻ được. Tức phải được đầu tư hiệu quả, để cái vay đó tạo ra giá trị” - ông Lịch ví von.
Đại biểu này cũng cho rằng phải tính toán làm sao giảm chi thường xuyên, bởi nếu không giảm không giải quyết được bài toán nợ công.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng vấn đề của đầu tư công chính là tình trạng tham nhũng.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bổ sung: “Nguyên nhân của nợ công chủ yếu tập trung ở đầu tư công. Vấn đề của đầu tư công chính là tình trạng tham nhũng, quản lý đầu tư công rất kém. Cái này đâu phải bí mật mà có các vụ án xảy ra rồi…”.
Ông Nghĩa cho rằng để xử lý nợ công thì phải quản lý chặt chẽ đầu tư công để các dự án này không bị “đội vốn, lãng phí và tham nhũng”.
Cùng liên quan đến nội dung này, tại phiên thảo luận tổ của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho rằng cần phải xiết chặt kỷ luật thu-chi trong bộ máy hành chính. “Bộ máy của ta quá nhiều tầng nấc, chi phí quá lớn.. Chúng ta phải nhìn lại, tổ chức lại, sắp xếp lại. Ví dụ như chính phủ điện tử phải làm mạnh. Một cái máy có thể thay hàng chục người làm công…” - bà Khánh đề nghị.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bổ sung: “Nguyên nhân của nợ công chủ yếu tập trung ở đầu tư công. Vấn đề của đầu tư công chính là tình trạng tham nhũng, quản lý đầu tư công rất kém. Cái này đâu phải bí mật mà có các vụ án xảy ra rồi…”.
Ông Nghĩa cho rằng để xử lý nợ công thì phải quản lý chặt chẽ đầu tư công để các dự án này không bị “đội vốn, lãng phí và tham nhũng”.
Cùng liên quan đến nội dung này, tại phiên thảo luận tổ của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho rằng cần phải xiết chặt kỷ luật thu-chi trong bộ máy hành chính. “Bộ máy của ta quá nhiều tầng nấc, chi phí quá lớn.. Chúng ta phải nhìn lại, tổ chức lại, sắp xếp lại. Ví dụ như chính phủ điện tử phải làm mạnh. Một cái máy có thể thay hàng chục người làm công…” - bà Khánh đề nghị.
No comments:
Post a Comment