5/10/2015
Đầu tháng 10/2015, Chính phủ Australia công bố Kế hoạch Đầu tư Viện trợ (AIP) dành cho Việt Nam giai đoạn 2015-2020. Theo đó, trong năm tài chính 2015-2016, dự kiến tổng số tiền viện trợ Australia dành cho Việt Nam sẽ là 89,6 triệu đô la Australia, trong đó có 58,4 triệu đô la Australia là viện trợ song phương trực tiếp.
Thủ tướng Abbott và Thủ tướng Dũng trong cuộc họp báo vào ngày 18/3/2015 tại thủ đô Canberra
Báo chí VN chỉ đưa tin này, nhưng lại không so sánh mức viện trợ của năm tài chính 2015-2016 với những năm tài chính trước của Australia. Trong thực tế, viện trợ giảm mạnh so với 140 triệu đô la Australia trong năm tài chính 2014-2015.
Trước đó vào tháng 3/2015, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã có một chuyến ‘du thuyết’ đến Australia. Hai điểm mà ông Dũng muốn đề nghị với phía ‘bạn’ là tăng viện trợ và bán nợ xấu của VN cho Australia. Thế nhưng Thủ tướng của Australia vào thời điểm đó là Tony Abbott, trong khi chẳng đả động gì đến việc mua lại nợ xấu của phía VN, đã bảo vệ quyết định cắt giảm 11 tỷ USD ngân sách viện trợ nước ngoài của chính phủ Australia.
Khi được được báo chí hỏi liệu ông có thấy xấu hổ khi giải thích cho ông Dũng hiểu về việc cắt giảm ngân sách viện trợ của Australia, Abbott cho biết cần phải nhớ mục đích của sự viện trợ. Ông nói rằng "…mục tiêu của viện trợ không phải là để tạo ra một mối quan hệ phụ thuộc lâu dài, mà là để đảm bảo rằng các quốc gia được giúp đỡ sẽ có thể phát triển đến mức họ không cần trợ giúp nữa. Và rõ ràng là sự tăng trưởng kinh tế rất mạnh mẽ mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt dưới quản lý kinh tế của Thủ tướng Dũng, có nghĩa là nhu cầu cần đến các loại viện trợ này sẽ trở nên ít dần đi trong những năm tới…"
Tờ Guardian mô tả: ‘…Lắng nghe qua người thông dịch, Dũng mỉm cười nhẹ khi Abbott giải đáp xong và từ chối trả lời các câu hỏi rằng ông nghĩ gì về việc cắt giảm viện trợ và hậu quả của nó đối với người Việt…’.
Nhưng giải thích của Thủ tướng Abbott có phải là tất cả lý do để phía Australia cắt giảm viện trợ đáng kể với VN?
Cũng theo tường thuật của tờ Guardian, có một chi tiết đáng ghi nhậ là khi đến Tòa nhà Quốc hội vào sáng thứ Tư, phái đoàn của ông Dũng đã gặp những người biểu tình đòi quyền con người. Những người biểu tình, đa số là người Úc gốc Việt, đã phân phát bản báo cáo tháng này của báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về các quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, trong đó chỉ ra rằng các "phạm vi của quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng vẫn còn rất hạn chế và không an toàn" tại VN.
Báo cáo viên đặc biệt Heiner Bielefeldt cho biết VN đã vi phạm các điều kiện tiếp xúc riêng, không bị kiểm soát với người dân trong chuyến thăm của mình. Ông nói rằng một số người ông muốn gặp vào tháng 7/2014 tại VN đã bị "công an đe dọa, thẩm vấn và thậm chí hành hung " trước và sau chuyến viếng thăm của ông.
Sau Australia, viện trợ từ các nước Tây Âu, đặc biệt là viện trợ ODA, nhiều khả năng còn bị cắt giảm đối với VN, không chỉ bởi tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở quốc gia này mà cả nạn tham nhũng ‘ăn của dân không chừa thứ gì’. Một trong 8 vụ trọng án mà đảng cầm quyền VN phải đưa ra xét xử vào thời điểm cuối năm 2015 là vụ Ban Quản Lý Đường Sắt của Bộ Giao thông vận tải “ăn’’ viện trợ ODA của người Nhật.
Báo cáo viên đặc biệt Heiner Bielefeldt cho biết VN đã vi phạm các điều kiện tiếp xúc riêng, không bị kiểm soát với người dân trong chuyến thăm của mình. Ông nói rằng một số người ông muốn gặp vào tháng 7/2014 tại VN đã bị "công an đe dọa, thẩm vấn và thậm chí hành hung " trước và sau chuyến viếng thăm của ông.
Sau Australia, viện trợ từ các nước Tây Âu, đặc biệt là viện trợ ODA, nhiều khả năng còn bị cắt giảm đối với VN, không chỉ bởi tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở quốc gia này mà cả nạn tham nhũng ‘ăn của dân không chừa thứ gì’. Một trong 8 vụ trọng án mà đảng cầm quyền VN phải đưa ra xét xử vào thời điểm cuối năm 2015 là vụ Ban Quản Lý Đường Sắt của Bộ Giao thông vận tải “ăn’’ viện trợ ODA của người Nhật.
No comments:
Post a Comment