11/20/2015

Kiến thức cần biết về ISIS

Thủy Nguyễn chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Nick Thompson, Richard Greene and Sarah-Grace Mankarious, theo CNN
20/11/2015

Sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS), bản chất là tổ chức vũ trang Hồi giáo đang chiếm giữ một vùng trải từ phía bắc Syria đến miền trung Iraq, đã giáng một cú mạnh xuống các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. CNN giải thích về nguồn gốc của ISIS, quyền lực của nó, và từ đâu mà nó có thể duy trì hoạt động của mình.

Tổ chức này bắt đầu hoạt động trong vai trò “Al Qaeda” ở Iraq từ năm 2004, hai năm sau đổi tên thành ISIS. Tổ chức này có những đặc điểm tương tự và là đồng minh của al Qaeda do Osama bin Laden lãnh đạo: cả hai tổ chức đều chống lại các giá trị căn bản, đều cống hiến cho công cuộc thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập trong khu vực này. Tuy nhiên, ISIS không giống như al Qaeda. ISIS đã cho thấy tính bạo lực cao hơn và khả năng kiểm soát lãnh thổ tốt hơn so với al Qaeda – tổ chức khủng bố đã từ chối công nhận ISIS vào đầu năm 2014.

ISIS thành lập chính quyền tại vùng chiếm đóng để kiểm soát lãnh thổ ngay khi bụi chiến trường vừa lắng xuống. Từ nội các và chính quyền đến ban tài chính và ban luật pháp, nếu loại bỏ tính dân chủ và thêm vào một hội đồng có chức năng ra quyết định chặt đầu người khác thì trật tự bộ máy quan liêu của ISIS rất giống với một vài nước phương Tây vốn có các giá trị bị tổ chức này bài trừ.


Ảnh: CNN

Dầu lửa và đất đai: Những thứ ISIS đang kiểm soát

Mùa hè vừa qua, ISIS chiếm được quyền kiểm soát thành phố Mosul (thành phố lớn thứ hai ở Iraq). Tuy nhiên, quyền lực của tổ chức này tập trung tại Raqqa ở phía Đông Syria, nơi ISIS đang kiểm soát hơn một nửa trữ lượng dầu của Syria. Ngoài ra, còn một số cánh đồng dầu lửa tại Iraq (thông tin này tham khảo từ chuyên gia năng lượng Luay al-Khateeb – nghiên cứu tại Brookings Doha Center, tọa lạc tại Doha, Qatar – ND). Ông Al-Khateeb nói rằng dầu sau khi khai thác được tiêu thụ tại chợ đen và có thể đem lại doanh thu 3 triệu USD mỗi ngày cho ISIS.



Ảnh: CNN

Theo nguồn tin chính thống thì hơn 11 nghìn người từ các nước khác đã đến chiến đấu tại Syria và Iraq, mặc dù một phần trong số đó đã trở về nhà. Họ tự phân mình thành các phái khác nhau, đôi khi tâm nguyện phục tùng của họ thay đổi khi các phái sáp nhập, rã đám hoặc lòng trung thành của phe phái thay đổi. Cố nhiên, những quốc gia có dân số theo Hồi giáo lớn hơn có khuynh hướng gửi đến nhiều chiến binh hơn.



Ảnh: CNN

Tuy vậy, vài quốc gia có dân số theo đạo Hồi khá nhỏ lại gửi đến một lượng lớn các chiến binh jihadis. Phần Lan, Ai Len và Úc là các nước có tỷ lệ chiến binh trên dân số cao nhất, mặc dù Cơ quan an ninh Phần Lan nói rằng một phần nhỏ trong thống kê của họ là đến vì mục đích nhân đạo.

No comments:

Post a Comment