11/17/2015

Học sinh Quảng Bình phải bơi qua sông (17/9/2015)- Tờ báo cho hay “Vì không đủ sức chèo chống bè, nên các em đã buộc một sợi dây thừng từ bên này qua bên kia hồ để cùng nhau kéo bè qua lại”.


ÐẮC NÔNG 17-9- 2015 (TH) - Học sinh ở thành phố, con nhà giàu hay ít ra cũng đủ ăn, được phụ huynh đưa đến trường bằng xe hơi, xe gắn máy.



Học sinh chen chúc nhau trên bè vượt hồ thủy điện để đến trường hay về nhà. (Hình: Thanh Niên)

Khác như vậy, ở những nơi xa xôi nghèo khó, học sinh phải bơi qua sông, hoặc chống bè qua hồ thủy điện để kiếm ít chữ.

Theo báo Thanh Niên ngày Thứ Bảy, ngày ngày “có hàng trăm học sinh trường tiểu học Bế Văn Ðàn, xã Ðắk R'moan, thị xã Gia Nghĩa (Ðắk Nông), phải dùng bè vượt qua hồ thủy điện Ðắk R'tíh để đi học... Từng tốp vài chục học sinh chen chúc nhau lên một chiếc bè có diện tích chừng 5m2, được kết bằng mấy tấm ván sơ sài để vượt qua hồ thủy điện”.

Tờ báo cho hay “Vì không đủ sức chèo chống bè, nên các em đã buộc một sợi dây thừng từ bên này qua bên kia hồ để cùng nhau kéo bè qua lại”.

Theo tờ Thanh Niên, có trường hợp đã rơi xuống hồ vì lật bè nhưng được cứu kịp nên chưa có em nào thiệt mạng.

Nếu không muốn vượt bè, các em phải đi đường vòng xa cả chục cây số. Cũng vì phải vượt bè, trễ học là chuyện bình thường.

Trong khi đó, tại Quảng Bình, học sinh ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình không có bè, mà phải bơi qua sông để đến trường.



Học sinh ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình bơi qua sông để đến trường học. (Hình: Dân Trí)

Theo tin báo Dân Trí ngày 12 tháng 9, 2011 “Ðể áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào...”

Khi tin tức được nêu ra trên báo thì nhà cầm quyền huyện mới cấp cho xã một chiếc thuyền và 110 cái áo phao.

Theo tờ Dân Trí, 8 người địa phương được chỉ định “thay phiên nhau chở học sinh đến trường, người dân đi qua sông mưu sinh theo khoảng thời gian nhất định trong ngày. Hàng tháng mỗi hộ dân sẽ đóng góp 5,000 ngàn đồng tiền chi phí qua sông”.

Tháng 6 năm ngoái, báo chí đưa tin học sinh huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) phải đu dây cáp vượt sông Pôkô để đến trường.

No comments:

Post a Comment