12/11/2015
WASHINGTON, DC (NV) - Hai pháo đài bay B52 của Mỹ vừa bay qua bầu trời gần những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự bồi đắp và tự tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa ở Biển Ðông trong tuần này, và được đài kiểm soát của Trung Quốc ở phía dưới liên lạc, nhưng vẫn tiếp tục cuộc hành trình mà không bị ngăn cản, hãng thông tấn Reuters trích lời giới chức Ngũ Giác Ðài cho biết hôm Thứ Năm.
Một pháo đài bay B52 của Mỹ.
Chuyện này xảy ra trong vùng tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông chỉ vài ngày trước khi Tổng Thống Barack Obama có chuyến thăm khu vực để tham dự hội nghị thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương. Theo dự trù, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do đi lại trên biển và trên không của Mỹ trong khu vực.
Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Ðông, nơi có số lượng hàng hóa trị giá $5,000 tỷ của nhiều quốc gia đi qua mỗi năm.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn quả quyết họ sẽ tiếp tục tuần tra khu vực để bảo đảm các chiến hạm của họ không bị ngăn cản.
Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, và Ðài Loan đều tuyên bố có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Ông Bill Urban, phát ngôn viên của Ngũ Giác Ðài, cho biết, các pháo đài bay của Mỹ đã bay trong đêm 8 và 9 Tháng Mười Một, và bay vào “khu vực” thuộc quần đảo Trường Sa, nhưng không đi vào vùng không gian 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền.
“Các máy bay B52 này đã bay bình thường trên Biển Ðông” ông Urban cho biết, và cho biết máy bay xuất phát từ đảo Guam và trở về an toàn.
Các đài kiểm soát bên dưới của Trung Quốc có bắt liên lạc với hai máy bay này, nhưng các phi công vẫn tiếp tục bay bình thường, ông Urban cho biết.
“Chúng ta luôn thực hiện các chuyến bay này trong vùng trời quốc tế,” ông Peter Cook, một phát ngôn viên khác của Ngũ Giác Ðài, nói tại một cuộc họp báo hôm Thứ Năm.
Cho đến Thứ Năm, 12 Tháng Mười Một, vẫn chưa thấy Bắc Kinh có phản ứng gì về vụ này.
Hôm 27 Tháng Mười, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ cũng đi vào vùng 12 hải lý của hai đảo Subi và Vành Khăn, do Trung Quốc bồi đắp và tuyên bố chủ quyền.
Khu trục hạm này cũng được các tàu của Trung Quốc bám theo và dùng điện thoại vô tuyến “hỏi thăm” tàu Mỹ, nhưng không có chuyện gì xảy ra.
Tuy nhiên, sau đó, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, và cảnh cáo Washington hãy chấm dứt hành động này, và chỉ cần một “va chạm” nhỏ là có thể gây ra chiến tranh.
Trong khi đó, ông Josh Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói rằng ông không biết chuyện tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông có nằm trong bất cứ nghị trình chính thức nào tại ba cuộc họp thượng đỉnh tại Ðông Nam Á mà Tổng Thống Barack Obama sẽ tham dự.
Tuy nhiên, ông Earnest nói rằng, đề tài này sẽ được các nhà lãnh đạo thế giới nói đến bên lề của các cuộc họp.
Trong chuyến đi Ðông Nam Á, ông Obama sẽ ghé Philippines đầu tiên để dự hội nghị thượng đỉnh khối APEC. Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc cũng sẽ tham dự hội nghị này.
Sau đó, ông Obama sẽ đến Malaysia để dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Ðông Á.
“Chúng ta rất quan tâm việc bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển, tự do chở hàng hóa qua lại Biển Ðông,” ông Earnest nói với báo giới. “Và chúng ta sẽ tiếp tục khuyến khích tất cả các bên, dù lớn hay nhỏ, giải quyết tranh chấp qua đường ngoại giao, và tránh sử dụng sức mạnh của nước lớn để ăn hiếp các nước láng giềng.”
Hôm Thứ Hai, 9 Tháng Mười Một, Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona), chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, yêu cầu Ngũ Giác Ðài giải thích công khai chủ đích pháp lý của chuyến tuần tra mà chiến hạm USS Lassen thực hiện trong quần đảo Trường Sa mới đây.
“Tôi tin Bộ Quốc Phòng cần giải thích rõ một cách công khai về chủ đích pháp lý nằm đằng sau hoạt động tuần tra nói trên cũng như những hoạt động tương tự như thế trong tương lai,” vị thượng nghị sĩ viết trong bức thư như vậy, mà một số hãng thông tấn được đọc. (Ð.D.)
WASHINGTON, DC (NV) - Hai pháo đài bay B52 của Mỹ vừa bay qua bầu trời gần những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự bồi đắp và tự tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa ở Biển Ðông trong tuần này, và được đài kiểm soát của Trung Quốc ở phía dưới liên lạc, nhưng vẫn tiếp tục cuộc hành trình mà không bị ngăn cản, hãng thông tấn Reuters trích lời giới chức Ngũ Giác Ðài cho biết hôm Thứ Năm.
Một pháo đài bay B52 của Mỹ.
Chuyện này xảy ra trong vùng tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông chỉ vài ngày trước khi Tổng Thống Barack Obama có chuyến thăm khu vực để tham dự hội nghị thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương. Theo dự trù, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do đi lại trên biển và trên không của Mỹ trong khu vực.
Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Ðông, nơi có số lượng hàng hóa trị giá $5,000 tỷ của nhiều quốc gia đi qua mỗi năm.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn quả quyết họ sẽ tiếp tục tuần tra khu vực để bảo đảm các chiến hạm của họ không bị ngăn cản.
Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, và Ðài Loan đều tuyên bố có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Ông Bill Urban, phát ngôn viên của Ngũ Giác Ðài, cho biết, các pháo đài bay của Mỹ đã bay trong đêm 8 và 9 Tháng Mười Một, và bay vào “khu vực” thuộc quần đảo Trường Sa, nhưng không đi vào vùng không gian 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền.
“Các máy bay B52 này đã bay bình thường trên Biển Ðông” ông Urban cho biết, và cho biết máy bay xuất phát từ đảo Guam và trở về an toàn.
Các đài kiểm soát bên dưới của Trung Quốc có bắt liên lạc với hai máy bay này, nhưng các phi công vẫn tiếp tục bay bình thường, ông Urban cho biết.
“Chúng ta luôn thực hiện các chuyến bay này trong vùng trời quốc tế,” ông Peter Cook, một phát ngôn viên khác của Ngũ Giác Ðài, nói tại một cuộc họp báo hôm Thứ Năm.
Cho đến Thứ Năm, 12 Tháng Mười Một, vẫn chưa thấy Bắc Kinh có phản ứng gì về vụ này.
Hôm 27 Tháng Mười, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ cũng đi vào vùng 12 hải lý của hai đảo Subi và Vành Khăn, do Trung Quốc bồi đắp và tuyên bố chủ quyền.
Khu trục hạm này cũng được các tàu của Trung Quốc bám theo và dùng điện thoại vô tuyến “hỏi thăm” tàu Mỹ, nhưng không có chuyện gì xảy ra.
Tuy nhiên, sau đó, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, và cảnh cáo Washington hãy chấm dứt hành động này, và chỉ cần một “va chạm” nhỏ là có thể gây ra chiến tranh.
Trong khi đó, ông Josh Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói rằng ông không biết chuyện tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông có nằm trong bất cứ nghị trình chính thức nào tại ba cuộc họp thượng đỉnh tại Ðông Nam Á mà Tổng Thống Barack Obama sẽ tham dự.
Tuy nhiên, ông Earnest nói rằng, đề tài này sẽ được các nhà lãnh đạo thế giới nói đến bên lề của các cuộc họp.
Trong chuyến đi Ðông Nam Á, ông Obama sẽ ghé Philippines đầu tiên để dự hội nghị thượng đỉnh khối APEC. Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc cũng sẽ tham dự hội nghị này.
Sau đó, ông Obama sẽ đến Malaysia để dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Ðông Á.
“Chúng ta rất quan tâm việc bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển, tự do chở hàng hóa qua lại Biển Ðông,” ông Earnest nói với báo giới. “Và chúng ta sẽ tiếp tục khuyến khích tất cả các bên, dù lớn hay nhỏ, giải quyết tranh chấp qua đường ngoại giao, và tránh sử dụng sức mạnh của nước lớn để ăn hiếp các nước láng giềng.”
Hôm Thứ Hai, 9 Tháng Mười Một, Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona), chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, yêu cầu Ngũ Giác Ðài giải thích công khai chủ đích pháp lý của chuyến tuần tra mà chiến hạm USS Lassen thực hiện trong quần đảo Trường Sa mới đây.
“Tôi tin Bộ Quốc Phòng cần giải thích rõ một cách công khai về chủ đích pháp lý nằm đằng sau hoạt động tuần tra nói trên cũng như những hoạt động tương tự như thế trong tương lai,” vị thượng nghị sĩ viết trong bức thư như vậy, mà một số hãng thông tấn được đọc. (Ð.D.)
No comments:
Post a Comment