16/11/2015
QUẢNG NGÃI (NV) - Hàng trăm học sinh xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, hàng ngày phải đu dây kéo bè, ghe vượt sông sâu nước xiết đến trường trong điều kiện hiểm nguy rình rập.
Để cho kịp giờ, học sinh luôn phải chen chúc lên chiếc ghe nhôm đu dây
vượt dòng nước xiết đến trường và về nhà. (Hình: Zingnews)
Theo tin Tri Thức Trẻ, để cho kịp giờ, hàng trăm học sinh trường cấp 2 Sơn Bao cùng với người dân tại hai thôn Nước Rinh và thôn Tang, xã Sơn Bao hàng ngày phải chen chúc lên chiếc ghe nhôm đu dây vượt dòng nước xiết ở khu vực đầu nguồn của dòng sông Rin với nhiều vực sâu, quanh năm nước chảy cuồn cuộn đến trường và về nhà.
Do dòng sông ở khu vực đầu nguồn, quanh năm nước chảy cuồn cuộn nên người dân đã tìm cách đóng cọc gỗ, tre hai bên bờ sông rồi nối dây cáp điện để kéo bè, ghe đi lại, đưa con em đến trường.
Trung bình, có tới hơn 30 học sinh chen chúc trên một chiếc ghe nhỏ đu dây vượt dòng nước dữ. Chỉ một sơ suất nhỏ, không phải ai cũng có thể bám kịp vào chiếc dây căng ngang bờ sông. Em Đinh Thị Phúc, học sinh lớp 8 cho biết, “Ngày mưa, lúc nào chúng em cũng sợ nước cuốn làm lật ghe nhưng vẫn phải đi thôi vì không còn cách nào khác để qua sông.”
Ngoài chiếc ghe nhôm, còn có chiếc bè nổi dập dềnh trên mặt sông. Người dân nơi đây chọn những thân tre dài khoảng 14 mét ghép lại, buộc với nhau bằng dây dừa tạo chiếc bè rộng khoảng 5 mét. Do chiếc bè tre quá tải nên ngập dưới nước, học sinh phải xắn quần lên cao cho khỏi ướt.
Do chiếc bè tre quá tải nên ngập dưới nước, học sinh phải xắn quần
lên cao cho khỏi ướt. (Hình: Zingnews)
Ông Trần Văn Hải, hiệu trưởng Trường cấp 2 Sơn Bao cho hay, “Tùy vào thời tiết, mỗi khi trời mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao trên sông là trường cho học sinh nghỉ học, sau đó phân công giáo viên dạy phụ đạo bù kiến thức cho các em,” ông Hải nói.
Theo ông Hải, dù chính quyền xã Sơn Bao, nhà trường cùng người dân địa phương nhiều năm qua liên tục kiến nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ xây cầu qua quãng sông Nước Rinh nhưng đến nay vẫn chưa có gì.
Nói với Tri Thức Trẻ, ông Đinh Văn Phèng, chủ tịch xã Sơn Bao cho biết, địa phương có 300 hộ dân với hơn 1,500 nhân khẩu ở 4 thôn: Nước Rinh, Mang Nà, Nước Bao và Nước Tang nằm cách biệt bên kia dòng sông Tang, sông Rin. Vì điều kiện ngân sách địa phương hạn hẹp, nên hàng năm chỉ hỗ trợ vài triệu đồng cho người làm nghề đu dây kéo bè, ghe đưa học sinh và dân qua sông.
“Do mức hỗ trợ quá thấp, nhiều lần người lái xin nghỉ hoặc lơ là công việc của mình. Kể từ đó, sau mỗi buổi học, nhiều lúc học sinh phải tự đu dây kéo bè, ghe tự vượt sông về nhà,” ông Phèng nói. (Tr.N)
QUẢNG NGÃI (NV) - Hàng trăm học sinh xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, hàng ngày phải đu dây kéo bè, ghe vượt sông sâu nước xiết đến trường trong điều kiện hiểm nguy rình rập.
Để cho kịp giờ, học sinh luôn phải chen chúc lên chiếc ghe nhôm đu dây
vượt dòng nước xiết đến trường và về nhà. (Hình: Zingnews)
Theo tin Tri Thức Trẻ, để cho kịp giờ, hàng trăm học sinh trường cấp 2 Sơn Bao cùng với người dân tại hai thôn Nước Rinh và thôn Tang, xã Sơn Bao hàng ngày phải chen chúc lên chiếc ghe nhôm đu dây vượt dòng nước xiết ở khu vực đầu nguồn của dòng sông Rin với nhiều vực sâu, quanh năm nước chảy cuồn cuộn đến trường và về nhà.
Do dòng sông ở khu vực đầu nguồn, quanh năm nước chảy cuồn cuộn nên người dân đã tìm cách đóng cọc gỗ, tre hai bên bờ sông rồi nối dây cáp điện để kéo bè, ghe đi lại, đưa con em đến trường.
Trung bình, có tới hơn 30 học sinh chen chúc trên một chiếc ghe nhỏ đu dây vượt dòng nước dữ. Chỉ một sơ suất nhỏ, không phải ai cũng có thể bám kịp vào chiếc dây căng ngang bờ sông. Em Đinh Thị Phúc, học sinh lớp 8 cho biết, “Ngày mưa, lúc nào chúng em cũng sợ nước cuốn làm lật ghe nhưng vẫn phải đi thôi vì không còn cách nào khác để qua sông.”
Ngoài chiếc ghe nhôm, còn có chiếc bè nổi dập dềnh trên mặt sông. Người dân nơi đây chọn những thân tre dài khoảng 14 mét ghép lại, buộc với nhau bằng dây dừa tạo chiếc bè rộng khoảng 5 mét. Do chiếc bè tre quá tải nên ngập dưới nước, học sinh phải xắn quần lên cao cho khỏi ướt.
Do chiếc bè tre quá tải nên ngập dưới nước, học sinh phải xắn quần
lên cao cho khỏi ướt. (Hình: Zingnews)
Ông Trần Văn Hải, hiệu trưởng Trường cấp 2 Sơn Bao cho hay, “Tùy vào thời tiết, mỗi khi trời mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao trên sông là trường cho học sinh nghỉ học, sau đó phân công giáo viên dạy phụ đạo bù kiến thức cho các em,” ông Hải nói.
Theo ông Hải, dù chính quyền xã Sơn Bao, nhà trường cùng người dân địa phương nhiều năm qua liên tục kiến nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ xây cầu qua quãng sông Nước Rinh nhưng đến nay vẫn chưa có gì.
Nói với Tri Thức Trẻ, ông Đinh Văn Phèng, chủ tịch xã Sơn Bao cho biết, địa phương có 300 hộ dân với hơn 1,500 nhân khẩu ở 4 thôn: Nước Rinh, Mang Nà, Nước Bao và Nước Tang nằm cách biệt bên kia dòng sông Tang, sông Rin. Vì điều kiện ngân sách địa phương hạn hẹp, nên hàng năm chỉ hỗ trợ vài triệu đồng cho người làm nghề đu dây kéo bè, ghe đưa học sinh và dân qua sông.
“Do mức hỗ trợ quá thấp, nhiều lần người lái xin nghỉ hoặc lơ là công việc của mình. Kể từ đó, sau mỗi buổi học, nhiều lúc học sinh phải tự đu dây kéo bè, ghe tự vượt sông về nhà,” ông Phèng nói. (Tr.N)
No comments:
Post a Comment