31/10/2015
Đó là kết luận rằng “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mekong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”. Ai viết câu đó? Xin thưa: Ủy ban sông Mekong Việt Nam, và cái uỷ ban này nó nằm ở ... Hà Nội, Việt Nam. Do đó, tác giả bài báo này (1) cho rằng đó là một kết luận nguy hiểm. Và, tôi muốn thêm rằng đó cũng là một kết luận thiếu trách nhiệm.
Bấy lâu nay, giới khoa học và môi trường trong và ngoài nước rất quan tâm đến những con đập do Tàu cộng xây ở thượng nguồn. Những con đập vĩ đại này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam, vì nước ta ở vùng hạ nguồn sông Mekong. Họ (Tàu) có thể nhận chìm đồng bằng sông Cửu Long, có thể cắt nguồn môi sinh của 19 triệu dân vùng này, và có thể điều tiết theo ý của họ, nếu cần. Tôi không phải là người làm về môi trường mà cũng thấy tác hại của nó trong thực tế mỗi khi về quê. Năm nay không cò mùa nước nổi, nước mặn đã xâm lấn vào sông (quê tôi cách biển hơn 30 km) làm lao đao nông dân.
Ấy thế mà báo cáo dự án “Nghiên cứu tác động của các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong lên châu thổ sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long (MDS, Mekong Delta Study)” mà Ủy ban sông Mekong Việt Nam cùng với tư vấn là Viện Thủy lợi Đan Mạch đi đến kết luận là “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mekong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”. Họ đâu có ở vùng ĐBSCL mà biết, nên nói không đúng thực tế là điều dễ hiểu. Nhưng đằng này nó nguy hiểm hơn, vì họ gián tiếp chấp nhận, bật đèn xanh cho Tàu xây những con đập khổng lồ. "Bán nước" thì nghe nặng nề quá, nhưng một từ khác gần "bán nước" chắc có lẽ thích hợp.
Thế nào là "không đáng kể"? Ảnh hưởng đến môi sinh và nguồn sống của 19 triệu người là không đáng kể ư? Thế là ý kiến của biết bao chuyên gia Tây và Việt Nam đều vứt vào sọt rác. Ngay cả Kampuchea mà họ còn dám nói thật (2), còn VN thì lại nói ngược! Các bạn phải đọc bài bào trên tờ Phnom Penh Post (2) để thấy họ còn quan tâm đến người dân vùng hạ nguồn sông Mekong hơn là mấy người ngồi ở Hà Nội. Đúng là VN mình thua Kampuchea mà!
Một anh bạn tôi đã theo dõi những diễn biến đáng ngại về sông Mekong, sau khi đọc báo cáo của cái uỷ ban trên, đã viết như sau: "Có lẽ đây là công trình tệ hại nhất của Uỷ Ban Sông Mekong VN nơi địa chỉ 12 Phố hàng Tre Hà Nội có thể làm. Nhân danh nghiên cứu khoa học, nấp bóng dưới một công ty có tên ngoại quốc của Đan Mạch. Trong Rehabilitation Medicine, khi nói về hậu quả tệ hại của tình trạng Bại Não, đã có nhận xét: no brain is better than bad brain. Với một Uỷ ban Sông Mekong VN không có tiếng nói bấy lâu, nhưng nay thì lại có tiếng nói 'nối giáo cho giặc'! Không phải chỉ có hai nước Lào [9 con đâp], Cam Bốt [2 con đập] nhưng hả hê nhất với công trình gọi là nghiên cứu pseudo-science vẫn là SinoHydro của Trung Quốc."
Tôi thì nghĩ giao đất nước cho mấy ông bà này điều hành có vẻ nguy hiểm quá. Nói theo cách nói dân dã của miền Nam là "tin vào mấy cha này thì có ngày bán lúa giống". Đã "bad brain" mà còn tỏ ra nguy hiểm. Đất nước này thiệt là bất hạnh.
Đó là kết luận rằng “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mekong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”. Ai viết câu đó? Xin thưa: Ủy ban sông Mekong Việt Nam, và cái uỷ ban này nó nằm ở ... Hà Nội, Việt Nam. Do đó, tác giả bài báo này (1) cho rằng đó là một kết luận nguy hiểm. Và, tôi muốn thêm rằng đó cũng là một kết luận thiếu trách nhiệm.
Bấy lâu nay, giới khoa học và môi trường trong và ngoài nước rất quan tâm đến những con đập do Tàu cộng xây ở thượng nguồn. Những con đập vĩ đại này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam, vì nước ta ở vùng hạ nguồn sông Mekong. Họ (Tàu) có thể nhận chìm đồng bằng sông Cửu Long, có thể cắt nguồn môi sinh của 19 triệu dân vùng này, và có thể điều tiết theo ý của họ, nếu cần. Tôi không phải là người làm về môi trường mà cũng thấy tác hại của nó trong thực tế mỗi khi về quê. Năm nay không cò mùa nước nổi, nước mặn đã xâm lấn vào sông (quê tôi cách biển hơn 30 km) làm lao đao nông dân.
Ấy thế mà báo cáo dự án “Nghiên cứu tác động của các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong lên châu thổ sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long (MDS, Mekong Delta Study)” mà Ủy ban sông Mekong Việt Nam cùng với tư vấn là Viện Thủy lợi Đan Mạch đi đến kết luận là “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mekong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”. Họ đâu có ở vùng ĐBSCL mà biết, nên nói không đúng thực tế là điều dễ hiểu. Nhưng đằng này nó nguy hiểm hơn, vì họ gián tiếp chấp nhận, bật đèn xanh cho Tàu xây những con đập khổng lồ. "Bán nước" thì nghe nặng nề quá, nhưng một từ khác gần "bán nước" chắc có lẽ thích hợp.
Thế nào là "không đáng kể"? Ảnh hưởng đến môi sinh và nguồn sống của 19 triệu người là không đáng kể ư? Thế là ý kiến của biết bao chuyên gia Tây và Việt Nam đều vứt vào sọt rác. Ngay cả Kampuchea mà họ còn dám nói thật (2), còn VN thì lại nói ngược! Các bạn phải đọc bài bào trên tờ Phnom Penh Post (2) để thấy họ còn quan tâm đến người dân vùng hạ nguồn sông Mekong hơn là mấy người ngồi ở Hà Nội. Đúng là VN mình thua Kampuchea mà!
Một anh bạn tôi đã theo dõi những diễn biến đáng ngại về sông Mekong, sau khi đọc báo cáo của cái uỷ ban trên, đã viết như sau: "Có lẽ đây là công trình tệ hại nhất của Uỷ Ban Sông Mekong VN nơi địa chỉ 12 Phố hàng Tre Hà Nội có thể làm. Nhân danh nghiên cứu khoa học, nấp bóng dưới một công ty có tên ngoại quốc của Đan Mạch. Trong Rehabilitation Medicine, khi nói về hậu quả tệ hại của tình trạng Bại Não, đã có nhận xét: no brain is better than bad brain. Với một Uỷ ban Sông Mekong VN không có tiếng nói bấy lâu, nhưng nay thì lại có tiếng nói 'nối giáo cho giặc'! Không phải chỉ có hai nước Lào [9 con đâp], Cam Bốt [2 con đập] nhưng hả hê nhất với công trình gọi là nghiên cứu pseudo-science vẫn là SinoHydro của Trung Quốc."
Tôi thì nghĩ giao đất nước cho mấy ông bà này điều hành có vẻ nguy hiểm quá. Nói theo cách nói dân dã của miền Nam là "tin vào mấy cha này thì có ngày bán lúa giống". Đã "bad brain" mà còn tỏ ra nguy hiểm. Đất nước này thiệt là bất hạnh.
No comments:
Post a Comment