Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Cộng Sản mô tả cuộc sống tại những nước theo chế độ này là thiên đường vô sản -công bằng và không giai cấp. Việt Nam đang khốn khổ trong cõi “thiên đàng hỏa ngục” đó, trong lúc Cuba theo cộng sản từ tháng Mười 1965 -50 năm trước, khắc khoải trong cảnh “thiên đàng lạnh buốt” vắng tiếng cười, giọng nói của trẻ thơ.
Một góc phố vắng bóng trẻ em tại Santiago de Cuba, thành phố lớn hàng thứ nhì tại Cuba. (Joe Raedle/Getty Images)
Trong số báo phát hành ngày thứ Ba 10/27, tờ The New York Times đăng bài phóng sự Yêu Nhau Thật Nhiều, Nhưng Đừng Có Con của phóng viên Azam Ahmed, ngòi bút vừa viếng thăm Cuba sau khi Mỹ hủy bỏ cấm vận và tái lập bang giao với Cuba.
Anh kể lại chuyện cô Claudia Rodriguez, 24 tuổi, người Cuba, nói với anh, “Phải hiểu cuộc sống của chúng tôi anh mới thông cảm được việc tôi làm.” Việc Rodriguez làm là hai lần phá thai.
Nắm tay người tình -anh Padilla- cô cười, ý chứng tỏ với Ahmed là chính Padilla cũng đồng ý với việc cô làm, rồi nói tiếp, “Nuôi một đứa con không phải là chuyện dễ.”
Cô Claudia Rodrigue và anh Padilla
Phóng viên Azam Ahmed
Đa số phụ nữ trang lứa với cô, dù họ là người Nhật, người Mỹ hoặc người thuộc bất cứ quốc tịch nào cũng đều đồng ý với cô về điểm thứ nhì và không đồng ý với cô về điểm thứ nhất.
Không phụ nữ nào phủ nhận việc nuôi nấng và giáo dục một đứa con là kỳ công dài 20 năm, đòi hỏi nhiều yêu thương vô điều kiện, và một tận tụy không giới hạn của cả vợ lẫn chồng. Thiếu một trong những yếu tố đó, đứa bé sẽ lớn lên với một cố tật, như thân cây không thẳng vì thiếu chăm sóc lúc cây còn nhỏ.
Ai cũng đồng ý với Rodriguez, “Nuôi một đứa con không phải là chuyện dễ,” nhưng không mấy người chấp nhận việc hai lần đậu thai, hai lần phá thai của cô.
Luật pháp Cuba cho phép phá thai; không những cho phép, mà tại nhiều bệnh viện công, do nhân viên chính phủ điều hành, việc phá thai còn được thực hiện miễn phí.
Dân số Cuba gồm 11,210,064 người; trong thời kỳ 10 năm từ 2002 đến 2012 con số này không những không tăng, mà còn giảm 0.1%; mức độ sinh sản của phụ nữ Cuba là 0.99% -trong 1,000 phụ nữ không có đến 10 sản phụ.
So sánh với mức sinh sản của phụ nữ thế giới, phụ nữ Cuba sinh con ít nhất; ít hơn phụ nữ Trung Hoa (1.6%), phụ nữ Nhật (1.4%), phụ nữ Mỹ (2.1%)
Tỉ lệ sinh nở của phụ nữ thế giới
Cặp Rodriguez, Padilla dấm dẳng trả lời những câu phỏng vấn của anh phóng viên Ahmed:
"Chúng tôi rất muốn cùng nhau lập gia đình."
"Còn chờ gì nữa? Chờ bao lâu nữa?"
"Chờ đến ngày có khả năng mướn riêng một căn phòng; ở chung với năm bảy người như thế này thì làm sao nuôi con?"
" ..."
"Và chờ đến ngày có khả năng mua sữa cho con mà bố mẹ không cần nhịn miệng."
Hai vợ chồng bảo anh phóng viên họ ý thức được việc dân Cuba đang già đi, già nhất châu Mỹ, và chỉ hai thế hệ nữa dân số sẽ chỉ còn dưới 8 triệu người, trong số đó có 3 triệu lão ông, lão nương tuổi trên 60.
"Chúng tôi làm gì được!"
Một viên chức của Ngân Hàng Thế Giới -ông Hazel Denton- nhận xét về việc Cuba trở lại với cộng đồng thế giới tự do, “Ai cũng nói đến cơ hội đầu tư vào Cuba, ai cũng nói đến cơ hội du lịch Cuba; không ai để ý đến góc cạnh mòn mỏi, tàn tạ của cả một dân tộc.”
Tre cứ tàn với tốc độ đào thải bình thường, nhưng măng không mọc. Thế hệ trẻ Cuba hiện tại vẫn làm lụng và đóng thuế như công dân trẻ mọi quốc gia khác, nhưng vì số người trẻ quá ít, thuế họ đóng không đủ để duy trì một hệ thống y tế đủ khả năng chăm sóc cho thế hệ trước.
Ấy là chưa nói đến một số khá đông đã bỏ xứ ra đi, và hiện đang sống ở hải ngoại, không muốn trở về quê hương, vì sinh hoạt kinh tế khó khăn, và chính sách cộng sản mà họ chống đối.
Người Cuba lưu vong hiện đang sống trên khoảng 20 quốc gia, đông nhất là tại Hoa Kỳ, Spain, và Canada. Thống kê dân số năm ngoái cho thấy đang có 1,172,899 người Cubans sống tại Hoa Kỳ.
Đang làm việc tại đây với mức lương trên dưới $20 mỗi giờ, họ nói họ không trở về Cuba làm việc với mức lương $20 mỗi tháng.
Cô sinh viên kiến trúc Laura Rivera Gonzalez, đang sống với chồng tại Havana, cũng xác nhận là vợ chồng cô không đủ khả năng có con và nuôi con.
“Tốt nghiệp đại học, ra trường với cấp bằng kiến trúc sư, chưa có nghĩa là sẽ có việc làm; và có việc làm cũng chưa có nghĩa là đủ dư dả để có con, nuôi con,” cô bảo anh phóng viên Ahmed.
Tiến sĩ Denton, giáo sư tại Georgetown University, nhận định, “Phụ nữ có trình độ đại học không thích lấy chồng sớm, và dù có chồng cũng không muốn có con sớm.”
Tại Cuba ngừa thai là chuyện phổ thông, và phá thai không chỉ hợp pháp thôi, mà còn rất tiện nghi, và được coi như một biện pháp giải quyết kinh tế gia đình. Tỉ lệ phá thai lên đến 3% trong lúc tỉ lệ sinh sản không tới 1%.
Phụ nữ Cuba nói bản thân họ không muốn phá thai, nhưng nghèo khó bắt buộc họ phải làm như vậy.
Phụ nữ Cuba không muốn có con vì không có chỗ nuôi con.
Những người có lợi tức cao hơn cũng không muốn có con, như trường hợp cô Elisabeth Dominguez và ông chồng Eddy Marrero. Nhập chung lại họ lãnh mỗi tháng 70 Mỹ kim tiền lương.
Cô Dominguez, 29 tuổi, một chuyên viên tâm lý học, nói, “70 mỹ kim nghe thì nhiều nhưng cũng chỉ vừa đủ nuôi sống hai vợ chồng. Có con? tiền đâu nuôi nó." Chồng cô là một y tá.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề dân số tiêu mòn, chính phủ Cuba giải quyết bằng những giải pháp Cộng Sản: tuyên truyền khuyến khích người trẻ đừng trốn tránh bổn phận làm cha, làm mẹ. Họ in và phát ra hàng chục triệu truyền đơn, và tổ chức học tập về vai trò cao đẹp của cha mẹ.
Chính phủ cũng kêu gọi những người Cuba đang sống ở hải ngoại trở về xây dựng lại quê hương; ngoài ra công an nhân dân cũng khuyến cáo các tiệm buôn đừng bán thuốc ngừa thai và condom nữa. Nói cách khác, họ sơn lá cây mầu xanh, chứ không vun gốc, tưới bón cây sinh tồn.
Nhưng thuốc tuyên truyền cũng đã lờn sau 50 năm sử dụng; người trẻ Cuba nghe tuyên truyền như vịt nghe sấm, và mặc loa tuyên truyền nói gì thì nói, họ vẫn không dám có con, trong lúc người già vẫn làm đuôi chờ khám bệnh tại nhà thương thí, và khách bộ hành, không ai thấy những vị anh hùng trong chiến tranh giải phóng vẫn cứ ngồi ngoài đường, bị bỏ quên trong cái thiên đường lạnh buốt họ tạo ra.
Những vị anh hùng trong chiến tranh giải phóng vẫn cứ ngồi ngoài đường.
Thiên đường cộng sản Việt Nam không lạnh, không thiếu trẻ nít, nhưng lại thiếu giáo dục, và thiếu kỹ nghệ.
Sau 40 năm độc lập và đập lột, Việt Cộng vẫn nhập cảng từ cái đinh, đến cái xe đạp; tiến bộ duy nhất là Đảng dạy trẻ con biết gian xảo hơn, thủ đoạn hơn để sống còn trong thế giới gian xảo và thủ đoạn.
Thiên đường cộng sản Việt Nam không lạnh buốt, không vắng tanh như thiên đường Cuba, nó chỉ hỗn loạn hơn, buồn thảm hơn.
(nđt)
Trong số báo phát hành ngày thứ Ba 10/27, tờ The New York Times đăng bài phóng sự Yêu Nhau Thật Nhiều, Nhưng Đừng Có Con của phóng viên Azam Ahmed, ngòi bút vừa viếng thăm Cuba sau khi Mỹ hủy bỏ cấm vận và tái lập bang giao với Cuba.
Anh kể lại chuyện cô Claudia Rodriguez, 24 tuổi, người Cuba, nói với anh, “Phải hiểu cuộc sống của chúng tôi anh mới thông cảm được việc tôi làm.” Việc Rodriguez làm là hai lần phá thai.
Nắm tay người tình -anh Padilla- cô cười, ý chứng tỏ với Ahmed là chính Padilla cũng đồng ý với việc cô làm, rồi nói tiếp, “Nuôi một đứa con không phải là chuyện dễ.”
Cô Claudia Rodrigue và anh Padilla
Phóng viên Azam Ahmed
Đa số phụ nữ trang lứa với cô, dù họ là người Nhật, người Mỹ hoặc người thuộc bất cứ quốc tịch nào cũng đều đồng ý với cô về điểm thứ nhì và không đồng ý với cô về điểm thứ nhất.
Không phụ nữ nào phủ nhận việc nuôi nấng và giáo dục một đứa con là kỳ công dài 20 năm, đòi hỏi nhiều yêu thương vô điều kiện, và một tận tụy không giới hạn của cả vợ lẫn chồng. Thiếu một trong những yếu tố đó, đứa bé sẽ lớn lên với một cố tật, như thân cây không thẳng vì thiếu chăm sóc lúc cây còn nhỏ.
Ai cũng đồng ý với Rodriguez, “Nuôi một đứa con không phải là chuyện dễ,” nhưng không mấy người chấp nhận việc hai lần đậu thai, hai lần phá thai của cô.
Luật pháp Cuba cho phép phá thai; không những cho phép, mà tại nhiều bệnh viện công, do nhân viên chính phủ điều hành, việc phá thai còn được thực hiện miễn phí.
Dân số Cuba gồm 11,210,064 người; trong thời kỳ 10 năm từ 2002 đến 2012 con số này không những không tăng, mà còn giảm 0.1%; mức độ sinh sản của phụ nữ Cuba là 0.99% -trong 1,000 phụ nữ không có đến 10 sản phụ.
So sánh với mức sinh sản của phụ nữ thế giới, phụ nữ Cuba sinh con ít nhất; ít hơn phụ nữ Trung Hoa (1.6%), phụ nữ Nhật (1.4%), phụ nữ Mỹ (2.1%)
Tỉ lệ sinh nở của phụ nữ thế giới
Cặp Rodriguez, Padilla dấm dẳng trả lời những câu phỏng vấn của anh phóng viên Ahmed:
"Chúng tôi rất muốn cùng nhau lập gia đình."
"Còn chờ gì nữa? Chờ bao lâu nữa?"
"Chờ đến ngày có khả năng mướn riêng một căn phòng; ở chung với năm bảy người như thế này thì làm sao nuôi con?"
" ..."
"Và chờ đến ngày có khả năng mua sữa cho con mà bố mẹ không cần nhịn miệng."
Hai vợ chồng bảo anh phóng viên họ ý thức được việc dân Cuba đang già đi, già nhất châu Mỹ, và chỉ hai thế hệ nữa dân số sẽ chỉ còn dưới 8 triệu người, trong số đó có 3 triệu lão ông, lão nương tuổi trên 60.
"Chúng tôi làm gì được!"
Một viên chức của Ngân Hàng Thế Giới -ông Hazel Denton- nhận xét về việc Cuba trở lại với cộng đồng thế giới tự do, “Ai cũng nói đến cơ hội đầu tư vào Cuba, ai cũng nói đến cơ hội du lịch Cuba; không ai để ý đến góc cạnh mòn mỏi, tàn tạ của cả một dân tộc.”
Tre cứ tàn với tốc độ đào thải bình thường, nhưng măng không mọc. Thế hệ trẻ Cuba hiện tại vẫn làm lụng và đóng thuế như công dân trẻ mọi quốc gia khác, nhưng vì số người trẻ quá ít, thuế họ đóng không đủ để duy trì một hệ thống y tế đủ khả năng chăm sóc cho thế hệ trước.
Ấy là chưa nói đến một số khá đông đã bỏ xứ ra đi, và hiện đang sống ở hải ngoại, không muốn trở về quê hương, vì sinh hoạt kinh tế khó khăn, và chính sách cộng sản mà họ chống đối.
Người Cuba lưu vong hiện đang sống trên khoảng 20 quốc gia, đông nhất là tại Hoa Kỳ, Spain, và Canada. Thống kê dân số năm ngoái cho thấy đang có 1,172,899 người Cubans sống tại Hoa Kỳ.
Đang làm việc tại đây với mức lương trên dưới $20 mỗi giờ, họ nói họ không trở về Cuba làm việc với mức lương $20 mỗi tháng.
Cô sinh viên kiến trúc Laura Rivera Gonzalez, đang sống với chồng tại Havana, cũng xác nhận là vợ chồng cô không đủ khả năng có con và nuôi con.
“Tốt nghiệp đại học, ra trường với cấp bằng kiến trúc sư, chưa có nghĩa là sẽ có việc làm; và có việc làm cũng chưa có nghĩa là đủ dư dả để có con, nuôi con,” cô bảo anh phóng viên Ahmed.
Tiến sĩ Denton, giáo sư tại Georgetown University, nhận định, “Phụ nữ có trình độ đại học không thích lấy chồng sớm, và dù có chồng cũng không muốn có con sớm.”
Tại Cuba ngừa thai là chuyện phổ thông, và phá thai không chỉ hợp pháp thôi, mà còn rất tiện nghi, và được coi như một biện pháp giải quyết kinh tế gia đình. Tỉ lệ phá thai lên đến 3% trong lúc tỉ lệ sinh sản không tới 1%.
Phụ nữ Cuba nói bản thân họ không muốn phá thai, nhưng nghèo khó bắt buộc họ phải làm như vậy.
Phụ nữ Cuba không muốn có con vì không có chỗ nuôi con.
Những người có lợi tức cao hơn cũng không muốn có con, như trường hợp cô Elisabeth Dominguez và ông chồng Eddy Marrero. Nhập chung lại họ lãnh mỗi tháng 70 Mỹ kim tiền lương.
Cô Dominguez, 29 tuổi, một chuyên viên tâm lý học, nói, “70 mỹ kim nghe thì nhiều nhưng cũng chỉ vừa đủ nuôi sống hai vợ chồng. Có con? tiền đâu nuôi nó." Chồng cô là một y tá.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề dân số tiêu mòn, chính phủ Cuba giải quyết bằng những giải pháp Cộng Sản: tuyên truyền khuyến khích người trẻ đừng trốn tránh bổn phận làm cha, làm mẹ. Họ in và phát ra hàng chục triệu truyền đơn, và tổ chức học tập về vai trò cao đẹp của cha mẹ.
Chính phủ cũng kêu gọi những người Cuba đang sống ở hải ngoại trở về xây dựng lại quê hương; ngoài ra công an nhân dân cũng khuyến cáo các tiệm buôn đừng bán thuốc ngừa thai và condom nữa. Nói cách khác, họ sơn lá cây mầu xanh, chứ không vun gốc, tưới bón cây sinh tồn.
Nhưng thuốc tuyên truyền cũng đã lờn sau 50 năm sử dụng; người trẻ Cuba nghe tuyên truyền như vịt nghe sấm, và mặc loa tuyên truyền nói gì thì nói, họ vẫn không dám có con, trong lúc người già vẫn làm đuôi chờ khám bệnh tại nhà thương thí, và khách bộ hành, không ai thấy những vị anh hùng trong chiến tranh giải phóng vẫn cứ ngồi ngoài đường, bị bỏ quên trong cái thiên đường lạnh buốt họ tạo ra.
Những vị anh hùng trong chiến tranh giải phóng vẫn cứ ngồi ngoài đường.
Thiên đường cộng sản Việt Nam không lạnh, không thiếu trẻ nít, nhưng lại thiếu giáo dục, và thiếu kỹ nghệ.
Sau 40 năm độc lập và đập lột, Việt Cộng vẫn nhập cảng từ cái đinh, đến cái xe đạp; tiến bộ duy nhất là Đảng dạy trẻ con biết gian xảo hơn, thủ đoạn hơn để sống còn trong thế giới gian xảo và thủ đoạn.
Thiên đường cộng sản Việt Nam không lạnh buốt, không vắng tanh như thiên đường Cuba, nó chỉ hỗn loạn hơn, buồn thảm hơn.
(nđt)
No comments:
Post a Comment