6/30/2015

Sau khi Phùng Quang Thanh chết và xác vẫn đang được quàn ở Bạch Mai, cuộc cờ CSVN đã ngã ngũ: "Tà tà bóng ngả về Tây"

 
Bùi Hồng Lĩnh
30/6/2015

 
 
Cái bắt tay "hợp tác muôn đời" giữa PQT và Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng
ngày 15/5/2015 trên Hồ Kiều là cái bắt tay đưa Phùng Quang Thanh vào chỗ chết



Nhớ lại Truyện Kiều có câu "Tà tà bóng ngả về Tây", viết về lúc 3 chị em Kiều trên đường về sau khi đi tảo mộ vào tiết tháng Ba. Tây là hướng Tây, đang lúc hoàng hôn xuống. Không hiểu sao, chúng tôi lại liên tưởng câu này đến tình trạng CSVN hiện nay, chắc tại vì đến lúc này CSVN không còn con đường nào khác ngoài sự chọn lựa là ngả về những nước "phương Tây", hay những nước trong khối "tự do", đối nghịch với những nước trong khối cộng sản, mà lúc này chỉ còn Trung cộng là còn sáng giá. Tuy sáng giá nhưng lại chỉ muốn thôn tính thêm đàn em CSVN. Những sự kiện đã và sẽ xấy ra trong hai tuần nay chứng minh thêm điều nhận xét ấy.

"Cố hay Cựu" Bộ trưởng Quốc phòng CSVN đã trở thành một người không còn quyền hành từ ngày 26/6/2015 khi bị ám sát ở Paris Pháp và được âm thầm và bí mật mang lên máy bay trở thẳng về Việt Nam, quàn tại Bạch Mai, mặc dù nhà cầm quyền CSVN không có một lời tuyên bố nào cả trước những luồng sóng muốn tìm hiểu sự thật dấy lên khắp nơi. Sự bị thương hay bị chết rồi lên máy bay về thẳng cố quốc đã một lần xẩy ra trong lịch sử Việt Nam hồi tháng 8 năm 1951, khi tướng Jean de Lattre de Tassigny, chỉ huy lực lượng Pháp, bị bắn bể bọng đái trên chiến trường Hòa Bình và đã được âm thầm cho lên máy bay về Pháp. Lúc đó cũng không ai biết vì đã được dấu kín.

Tại sao chúng tôi lại "khẳng định" là Phùng Quang Thanh đã bị loại khỏi vòng chiến tranh chấp quyền lực trước đại hội đảng thứ 12. Có vài lý do để giải thích sự "khẳng định" này:

Thứ nhất, tin này được ký giả Hạnh Dương đưa ra đầu tiên trên mạng VietpressUsa, mà Hạnh Dương lại là Cố Vấn Danh Dự củaTổng Thống Mỹ Obama Về Vấn Đề Á Châu trong "Kitchen Cabinet" của Tổng thống Mỹ cho nên ký giả này có thể hoặc được biết, hoặc được cho phép tiết lộ cái tin này trước tiên, trên toàn thế giới. (chức cố vấn danh dự này chỉ là một hình thức công nhận sự đóng góp của ký giả Hạnh Dương cho đảng Dân Chủ và những vận động tranh cử của đảng Dân chủ)

Thứ hai, Phùng Quang Thanh và phái đoàn đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Ấn Độ nguyên tắc là sẽ xấy ra ngay sau khi rời Pháp ngày 26/6/2015; mà bỏ ngang một chuyến công du chính thức như vậy thi phải có một biến cố gì đặc biệt.

Thứ ba là Phùng Quang Thanh đã vắng mặt trong buổi họp Nội các của Nguyễn Tấn Dũng; bảng tên Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có đó mà người ngồi sau lại là một tướng khác của CSVN, không phải PQT, và một đài TV CSVN đã trình chiếu rất lâu có cả hình ảnh người ngồi vào chỗ của Phùng Quang Thanh.

Thứ tư là cả hai trang điện tử của Văn phòng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ Quốc phòng phungquangthanh.net đều nói đến cuộc họp hàng tháng, tháng 6 ngày 29 nhưng hình ảnh mang lên về buổi họp lại là hình ảnh của cuộc họp tháng 2, 2015. Sư dấu diếm và cùng mang một hình ảnh xẩy ra 4 tháng trước thay vì hình ảnh cuộc họp mới nhất, đã nói lên một sự lủng củng nội bộ liên quan đến Phùng Quang Thanh.

Lý do thứ năm là thành phần đảng viên Trung ương đảng CSVN thân Mỹ đang thắng thế, thì việc loại trừ một thành viên thân Trung cộng trước khi Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ (chì 11 ngày sau đó) để ký những văn kiện quan trọng qua những hiệp ước thương mại cũng như quân sự để buộc hai quốc gia này vào với nhau, là một sự dằn mặt quan trọng cho những ai còn muốn thân Trung cộng.

Thứ sáu là Nguyễn Chí Vịnh, Phó bộ trưởng Quốc phòng, một nhân vật thân Mỹ, người đã qua Mỹ nhiều lẩn mà lần cuối cùng là sau tết Ất Dậu để chuẩn bị cho việc mua vũ khí (lần sau cùng này Nguyễn Chí Vịnh cùng Phạm Bình Minh đã ở California đến vài tuần lễ), sẽ là một nhân vật lên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Chủ tịch Quân Ủy, thì Phùng Quang Thanh sẽ phải ra đi. Và cách ra đi dễ nhất là bị giết, không biết từ nhóm nào chủ mưu.

Nhưng lý do quan trọng nhất và chắc chắn nhất là tin từ những nhân vật cao cấp của bộ Công An CSVN, đã tiết lộ là Phùng Quang Thanh bị bắn chết tại Paris, xác đưọc bó bao nynon chở thẳng về VN qua Hãng Hàng Không Việt Nam. Chúng ta nên nhớ là bộ Công An mang nhiệm vụ bảo vệ các nhân vật chủ yếu khi ra nước ngoài làm việc.

Tuy nhiên Mỹ không dại gì một mình "sponsor" CSVN trong việc chống lại Trung cộng. Mỹ đã qua cái thời "đứng mũi chịu sào" cho bất cứ một nước nào trên thế giới. Sau khi đã cô lập Trung cộng với hầu hết các nước chung quanh, Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục nhóm kinh tế của 7 cường quốc G7 lên án Trung cộng đã vi phạm luật quốc tế khi lấp đất xây cất những phi trường trên những biển đảo thuộc chủ quyền VN, hay đang trong vòng tranh chấp.

Tính đến hôm nay, thấy rằng Trung cộng chưa tìm được một đồng minh quan trọng nào đứng về phía Trung cộng trong vấn đề chủ quyền biển Đông cũng như thấy được sự quyết tâm của Mỹ cùng hầu hết các nước trong vùng trong việc bảo vệ con đường hàng hải qua biển Đông, CSVN đã. biết mình phải ... ngả về Tây. Tháng 5 vừa qua, Phùng Quang Thanh khi qua thăm Trung cộng, đã không dấu được vẻ hớn hở khi bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng, cùng chúc mừng nhau về cuộc hợp tác lâu dài Việt Trung. Sự lộ diện thân Trung cộng và lộ cái vai trò thân Trung này trong vi trí tương lai trong đảng đã là một cản trở quan trọng cho sự thân Tây phương của CSVN, cho nên PQT phải bị loại trừ. Ai loại trừ Phùng Quang Thanh?

Cái chết của Phùng Quang Thanh có thể còn do một lý do khác nữa hay không? Chúng ta chưa quên được cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải đã âm mưu dựa vào những Công văn liên quan đến Bắc Ninh (Công văn số 2398 của TTg) để khai thác phi trường ....Nha Trang (với vốn đầu tư hàng chục tỉ dollars), qua mặt cả Nguyễn Tấn Dũng. Tương lai gần đây có lẽ chúng ta sẽ biết một phần nào cái tin tức vẫn còn đang trong vòng bí mật của CSVN này.

Biù Hồng Lĩnh



Tham vọng của hai cựu cường quốc Cộng sản Nga-Trung gặp nhau?

 

 Thiện Ý

29.06.2015


Trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg vào trung tuần tháng 6-2015 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những tuyên bố bên lề lĩnh vực kinh tế và thể hiện nhiều hơn lập trường ngoại giao của Nga. Ông khẳng định Nga "không liên minh với Trung Quốc", "Nga không theo đuổi địa vị bá chủ hay siêu cường thế giới, mà chỉ mong xây dựng quan hệ bình đẳng với Mỹ cùng các quốc gia Âu-Á...".

Có thật vậy không?

Theo chúng tôi, không hẳn là như vậy. Những tuyên bố của ông Putin, người từng đứng đầu cơ quan mật vụ KGB của Liên Xô, chỉ có ý nghĩa như lời cảnh cáo Hoa Kỳ nói riêng và các cường quốc G7 nói chung là đừng ép Nga quá đáng đến độ buộc Nga phải liên minh quân sự với Trung Quốc.

Vì cũng trong bài phát biểu này, Tổng thống Putin khẳng định “Nga từng nhiều lần đề nghị hợp tác, song vẫn bị dồn ép tới giới hạn không thể nhượng bộ.", cho dù ông nhấn mạnh "Trong bối cảnh NATO liên tục bành trướng, Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào". Một số học giả Trung Quốc cho những lời tuyên bố của Tổng Thống Putin thể hiện thái độ "nhượng bộ" của Moscow với Mỹ và đồng minh liên quan tới vấn đề Biển Đông; nhà bình luận thời sự Trung Quốc Tăng Kim Nhuận cho rằng, cả bài phát biểu "rào trước đón sau" của ông Putin chỉ nhằm "làm đệm" cho tuyên bố "không liên minh với Trung Quốc".

Thực ra, hai cựu cường quốc cộng sản hàng đầu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh này, dường như từ lâu đã và đang có nỗ lực tiến tới, không chỉ là liên minh quân sự, mà là sự liên kết toàn diện để cùng thực hiện một tham vọng chung.

I/- Tham vọng đó là gì?

Một cách tổng quát, Nga và Trung Quốc có chung ý đồ liên kết tạo thế lực mới (G2 chẳng hạn) nhằm đối trọng và cạnh tranh với thế lực cũ (G7) nhằm thực hiện tham vọng tạo lập uy thế trong nền trật tự quốc tế mới, tức Chiến lược Toàn cầu mới của các cường quốc hiện nay (dân chủ hóa toàn cầu về chính trị và thị trường tự do hóa toàn cầu về kinh tế), với uy thế không hơn thì ít ra cũng phải bằng uy thế như trong nền trật tự quốc tế cũ. Trong chiến lược quốc tế cũ này Nga (Liên Xô cũ) đã đóng vai trò cường quốc số một và Trung Quốc là cường quốc số hai, với uy thế tuyệt đối trên khối các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa và vị thế đối trọng với các cường quốc trong phe tư bản chủ nghĩa (G7). Uy thế và vị thế này đều đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ kéo theo sự tan rã của toàn hệ thống cộng sản quốc tế, dẫn đến sự cáo chung của nền trật tự quốc tế cũ, hình thành nền trật tự quốc tế mới (Chiến lược toàn cầu: chính trị dân chủ hóa, kinh tế thị trường tự do hóa trong một thế giới độc cực đa đầu G7 + Nga= G8).

II/- Nga-Trung đã thực hiện tham vọng chung như thế nào?

Sau khi cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản kết thúc vào đầu thập niên 1990, cả hai cựu cường quốc cộng sản hàng đầu Nga - Trung cảm thấy như bị thất thế trong nền trật tự quốc tế mới hay chiến lược toàn cầu mới và bị coi thường.

Trong nền trật tự quốc tế cũ, Nga được coi là một siêu cường đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) và được các nước trong phe XHCN tôn vinh là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, ngang hàng với siêu cường Mỹ đứng đầu “phe tư bản chủ nghĩa” và được thế giới vị nể. Trong nền trật tự quốc tế mới, Nga mất vị thế siêu cường và bị thất thế so với các cường quốc tư bản phát triển hàng đầu trong nhóm G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canda và Nhật), mặc dầu Nga cũng đã được kết nạp vào nhóm G7 để có được vị thế ngang hàng khi trở thành G8 (dù nước Nga chưa đạt trình độ một nước phát triển kinh tế hàng đầu, chỉ mạnh về quân sự). Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Nga dường như vẫn cảm thấy uẩn ức vì bị nhóm G7 đối xử như một đối tượng vẫn cần phải đề phòng và đương đầu dù đã là thành viên của nhóm G8. Họ còn bất bình khi thấy các hành động tế có tính kỳ thị, bao vây, tranh giành ảnh hưởng, giành giật thị trường với nước Nga mới (khủng hoảng Ukraine là một điển hình…) khi vẫn duy trì và tăng cường các hoạt động phòng bị của các tổ chức quân sự phòng thủ có từ thời Chiến tranh lạnh (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương- NATO) như có ý nhằm vào nước Nga và tìm cách lôi kéo các nước cựu XHCN Đông Âu tham gia liên minh quân sự này, cũng như gia nhập tổ chức liên kết kinh tế vùng Châu Âu (Liên Hiệp Châu Âu). Trong khi các tổ chức liên minh quân sự và kinh tế tương tự trong vùng do Liên Xô cầm đầu trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh nay đã giải tán hoàn toàn (như Khối Warsaw, Hội đồng Tương trợ Kinh tế…).

Chính cách cư xử này của các cường quốc Phương Tây đã thúc đẩy Nga đi đến tham vọng tạo lập một uy thế riêng trong vùng, liên kết với cựu cường quốc Cộng sản Trung Hoa để đương đầu, tranh giành ảnh hưởng với nhóm G7. Tham vọng này đã manh nha từ lâu, cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ là một cơ hội thuân lợi giúp cho Nga thực hiện tham vọng nên không dễ dàng từ bỏ cơ hội này. Chính vì vậy mà hội nghị bốn bên Ukraine, EU, Mỹ và Nga tại Genève hôm 17-4-2014 dù đã đạt được sự đồng thuận về một giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine song cho đến nay vẫn không thực thi được. Trên thực tế tình hình Ukraine ngày càng nghiêm trọng, mọi biện pháp chế tài Nga của G7 vẫn không buộc được Tổng thống Putin nhượng bộ. Sau khi sát nhập được Crimea, Nga vẫn tiếp tục hổ trợ cho các cuộc nổi dậy ở các vùng phía Đông có đông người Ukraine gốc Nga, để nếu không sát nhập được bằng các cuộc trưng cầu dân ý, thì cũng biến thành các khu độc lập tự trị lệ thuộc Nga, chứ không để Liên Hiệp Châu Âu độc chiếm Ukraine.

Thành ra, quyết định tiếp tục và đẩy mạnh biện pháp cấm vận Nga của G7 mới đây, cũng như việc tăng cường trang bị xe tăng, khí tài quân sự phòng thủ tại một số nước cựu Cộng sản ở Đông Âu hay một số nước thuộc Liên Xô trước đây, sẽ có tác dụng làm gia tốc nỗ lực của Nga nhằm thành đạt tham vọng chung với Trung Quốc.

Bước qua nền trật tự quốc tế mới, lúc đầu do trình độ phát triển về kinh tế chưa đạt tiêu chuẩn mà lại vẫn duy trì chế độ độc đảng, độc tài toàn trị nên Trung Quốc đã không được kết nạp vào nhóm G7 như Nga. Nhưng trong vòng hai thập niên qua Trung Quốc đã cố gắng vươn lên bằng chính sách “Mở cửa” làm ăn theo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mặc dù vẫn không chuyển đổi qua chế độ đa đảng dân chủ pháp trị. Nhờ chính sách Trung Quốc đã đạt được một trình độ phát triển cao, có sức cạnh tranh ngang ngửa với các cường quốc tư bản hàng đầu (G.7).

Thế nhưng sự cố gắng của một nước Trung Hoa vươn lên trong nền trật tự quốc tế mới để bước vào hàng ngũ các nước phát triển hàng đầu không phải để được kết nạp vào G8 thành G9 như một thế lực duy nhất trên thế giới để cùng thực hiện chiến lược toàn cầu. Các thế hệ lãnh đạo Bắc Kinh từ Đặng Tiểu Bình cho đến sau này đã tiếp nối thực hiện tham vọng bá quyền.

Vì tham vọng này, nên Trung Quốc đã không chấp nhận đứng dưới trướng nước Nga trong nền trật tự quốc tế cũ và nay cũng không chịu đứng chung hàng ngũ với các nước G7 trong nền trật tự quốc tế mới. Tham vọng này của Bắc Kinh còn bị thúc đẩy phải thực hiện bởi “chính sách xoay trục về Châu Á” của Hoa Kỳ vì coi đó như là sự thách thức tranh giành ảnh hưởng nơi các nước trong vùng, bao vây nước Tầu, mặc dù Hoa Kỳ đã khẳng định nhiều lần không có ý định đó.

Điển hình rõ nét là chuyến đi Châu Á của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào cuối tháng 4 năm 2014 đến Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines để tái khẳng định trách nhiệm của Hoa Kỳ trong các hiệp ước an ninh song phương với các nước đang bị Trung Quốc đe dọa. Tổng thống Obama cho rằng sự cam kết bảo vệ các nước này chỉ là “một vấn đề lịch sử” chứ không phải nhằm gây hấn với Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi muốn khuyến khích Trung Quốc vươn lên một cách hòa bình.”.Thế nhưng các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn hoài nghi và vẫn coi chuyến đi của Tổng Thống Hoa Kỳ như một thách đố.

Phải chăng như một trong những đáp trả ngay sau chuyến đi Châu Á của Tổng Thống Mỹ Obama, nên Bắc Kinh đã hành động ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam? Đây là hành động xâm lăng mới nhất nhưng chưa phải là hành động xâm lăng cuối cùng của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong vùng nằm trong tham vọng xâm lấn của Bắc Kinh nói chung. Hành động xâm lược trắng trợn này là hành động tiếp theo nhiều hành động xâm lược trắng trợn trước đó của Trung Quốc, từ xâm lăng các nước láng giềng bằng bản đồ tự vẽ đến hành động xâm chiếm thực địa. Họ đã từng bước xâm chiếm vùng biên giới phía Bắc Việt Nam sau trận chiến biên giới 1979, xâm chiếm Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988), và âm mưu xâm lược tiềm ẩn bằng chính sách di dân tập trung vào một số tỉnh thành Việt Nam (Bình Dương, Cao nguyên Trung phần, vùng biên giới phía Bắc Việt Nam…).

Trắng trợn hơn nữa là mới đây Trung Quốc đã ngang nhiên bồi đắp và xây dựng sân bay, cơ sở vật chất, căn cứ quân sự trên một số hải đảo trong các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Việc làm này đã khiến hầu hết các nước trên thế giới bất bình, trong đó Hoa Kỳ đã công khai lên tiếng đòi Bắc Kinh phải ngưng ngay các hành động trái phép với ý đồ độc chiếm và khống chế vùng biển giao lưu quôc tế quan trọng ở Biển Đông. Đồng thời, để thể hiện lập trường và thái độ kiên quyết trước việc làm ngang ngược của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã điều động đa số lực lượng hải quân đến vùng biển Đông

III/- Kết luận

Từ hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine đến hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, phải chăng tham vọng của hai cựu cường quốc cộng sản này đã gặp nhau? Những biện pháp mà Hoa Kỳ và đồng minh thực hiện tại Ukraine và Biển Đông sẽ có tác dụng gia tốc nỗ lực thực hiện tham vọng chung Nga-Trung.

Tham vọng của Nga hhông phải là không liên minh quân sự với Trung Quốc như Tổng thống Putin đã nói. Thực tế còn hơn thế nữa, Nga-Trung sẽ tiến tới liên kết toàn diện tạo thành một cực lưỡng đầu (Nga-Trung), tạm gọi là G2, đối trọng và đối đầu với khối G.7 để cuối cùng sẽ hình thành hai trung tâm quyến lực. Hai trung tầm quyền lực này sẽ cạnh tranh trong hòa bình, nhưng không loại trừ biện pháp quân sự khi cần răn đe, gián chỉ lẫn nhau và để lôi kéo các nước khác đi vào quỹ đạo của mình, một hình thái chạy đua vũ trang tương tự như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Tất nhiên đôi bên vẫn cố tránh đụng độ, nổ ra chiến tranh cục bộ phá vỡ “nhân tố hòa bình cạnh tranh thị trường, các bên đều có lợi” của chiến lược toàn cầu mới; càng không muốn nổ ra một cuộc Thế Chiến III, vì các bên đều ý thức là như thế chỉ có hại chứ không có lợi và cũng chẳng bên nào tồn tại để là kẻ chiến thắng, nếu xung đột mở rộng thành chiến tranh hạt nhân toàn cầu, trừ khi có những nguyên nhân đưa đến chiến tranh bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát hay do qyết định của những cái đầu lãnh đạo điên loạn.

6/29/2015

Liên mạng "Lề dân" và Facebook đã thật sự làm ĐCSVN hoảng sợ





Nguyên Thạch (Danlambao)

(Bài viết phản hồi Bộ trưởng TT/TT Nguyễn Bắc Son "Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cần phải bị nghiêm trị")


Như lời tựa, tự nó đã nói lên rất nhiều. Điều mà tôi muốn nêu thêm ở đây là chúng ta (cư dân mạng) cùng những tác giả những bài viết lẫn "còm sĩ" cần luôn nhắc nhở lẫn nhau, bổ sung và quan trọng nhất là hãy bảo vệ cho nhau, đoàn kết hợp quần, tạo thành một quần thể trên không gian mạng tuy có vẻ là "ẢO" nhưng trên thực tế, quần thể này là những con người bằng da, bằng thịt, bằng suy nghĩ và hành động THẬT.

Thời đại tin học hôm nay đã cho phép con người ta xích lại gần nhau hơn, thông tin cho nhau nhanh chóng kịp thời hơn, từ những ưu điểm này, chúng cũng có thể là những sợi dây vô hình đã kết buộc nhiều người lại với nhau cùng chung một nếp suy nghĩ khi một vài sự kiện nào đó xảy ra. Điều ấy vô hình chung, chúng ta đã có được một tập hợp với sức mạnh của quần thể mà không phải tụ tập lại với nhau trong một khoảng không gian nhất định và cũng không cần phải trải qua những thao dợt về thể lực cùng sự hiện diện của mỗi cá nhân để có được những đoàn quân vững mạnh như những thời kỳ trong lịch sử cổ điển đã qua.

Theo chiều hướng văn minh của nhân loại đã hỗ trợ khá mạnh và rất rõ nét về ý niệm "Ý Dân là Ý Trời" trong sự biểu hiện mang tính tự nhiên của "Trưng Cầu Dân Ý" qua liên mạng toàn cầu. Một tổ chức chính trị, một guồng máy cầm quyền hay một cá nhân lãnh đạo nào đó sẽ nhận biết được phản ứng của quần chúng qua liên mạng như Facebook, Twitter hay Google về sự đồng thuận hoặc bất đồng thuận của tập thể cư dân mạng mà bất cứ cá nhân nào và ở bất cứ nơi đâu, bất luận là thượng vàng hay hạ cám đều cũng có thể tham gia, từ đó những tổ chức hay cá nhân trên sẽ có thái độ hoặc phản ứng phù hợp (accordingly) theo lô-gic. Sức mạnh này còn được gọi là "Sức mạnh quần chúng" trong phạm vi một quốc gia hay "Tầm nhìn thế giới" trong phạm vi toàn nhân loại.




Thời đại mà chúng ta đang sống hôm nay, những cá nhân bất chánh, những thể chế độc tài rất sợ sự liên hợp đồng nhất này bởi đây là một lực mạnh thật sự cho dẫu nó được hình thành trên một không gian dường như bị xem là "ảo". Vì thế các quốc gia cực đoan, bảo thủ và toàn trị như Bắc Hàn, Trung Cộng, Iran, Việt Nam...họ bằng mọi cách phải bưng bít để che dấu sự thật hầu duy trì sự cai trị và dĩ nhiên là sự cai trị trên cơ cấu phi chính nghĩa. Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó, sự cấm cản, hung bạo, độc tài, bưng bít và mụ mị... sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước mà nghèo nàn, tụt hậu, dân trí thấp kém, bạc nhược... là những hệ quả tất nhiên.

Chỉ có những đảng phái chính trị yếu đuối, nông cạn, nếu không muốn nói là đần độn mới sợ hãi sự cạnh tranh về mọi mặt, trong đó có ý thức hệ về chủ nghĩa, nhận thức và quan điểm về đường lối, chủ trương, tôn chỉ, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng... là những thứ mà đảng phái chính trị yếu kém, nhà cầm quyền với cơ chế toàn trị phi nhân bản mới ra sức cố tình cản ngăn để rồi phải đối mặt với sự thua sút, nghèo hèn đói khổ... đồng thời nhận lãnh luôn cả sự khinh bỉ của nhân loại văn minh tiến bộ.


29/06/2015

Ngồi họp sau bảng tên Phùng Quang Thanh hôm 29/6/2015 là người khác

 
 
 


 










Hiện Tượng Phùng Quang Thanh (chết? sống? bị câu lưu? bị cắt chức? đi nghỉ mát?)

Lê Minh Nguyên
28-06-2015



Trong vài ngày qua (từ 27/6/2015) hiện tượng Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN được đồn đãi là bị ám sát và có thể đã chết, lan truyền khá nhanh và khá mạnh trên mạng Internet.Tin đồn này nói sự việc xảy ra ở Paris, Pháp Quốc. Nó chứa nhiều sự kiện không được hợp lý, như thể là Pháp không có khả năng bảo vệ viên chức cấp cao của các quốc gia bạn khi đến viếng (thì làm sao bảo vệ được du khách, là con gà đẻ trứng vàng cho Paris?), việc ám sát bị Pháp giấu kín (để làm gì và báo chí Pháp đều đã đi nghỉ hè hết cả?), việc thực hiện các thủ tục cho nạn nhân sau khi bị bắn (không vào nhà thương Pháp)…

Cá nhân người viết có nói trên đài radio Đáp Lời Sông Núi, phát thanh lúc 9:30PM tối thứ Bảy 27/6, giờ VN, rằng việc ông PQ Thanh không xuất hiện ngoài quần chúng từ ngày 19/6, tức đã một tuần, là một hiện tượng bất thường và chỉ nói có thế, vì đó là những gì có thể quan sát được. Một giờ sau, người viết thấy tin ông PQ Thanh bị ám sát rộ lên trên Facebook.

Việc ông PQ Thanh vắng bóng, đúng là một điều bất thường, chiếu theo những logics sau đây của người viết.

1. Theo dõi trang phungquangthanh.net và trang Quân Đội Nhân Dân, tức hai trang luôn tường trình về ông Thanh, thì họ không hề nói đến sinh hoạt của ông Phùng Quang Thanh sau ngày 19/6, tức ngày gặp ông Jean-Yves Le Drian, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tại trụ sở Bộ Quốc phòng Pháp ở Paris. Bình thường là có tin hầu như hằng ngày, tương tự như BT Công An Trần Đại Quang.

2. Sau ngày 19/6 và sau chuyến công du Âu Châu, đáng lý ra phải có tổng kết chuyến đi và những thành quả đạt được như thông thường trong quá khứ, nhưng sau khi ghé Pháp xong thì ông mất tiêu tăm tích và không một báo lề phải nào thông tin về thành quả chung của chuyến đi thăm nhiều nước này.

3. Hiện có một sự tái cơ cấu để việc điều động sức mạnh cơ bắp của quốc phòng không nằm trong tay bộ trưởng mà nằm trong tay một hội đồng bên phía Chính Phủ, điều này có nghĩa là quyền hạn của bộ trưởng bị giảm và nguời viết không biết là ông Thanh có chống lại hay không.

4. Đang có sự đấm đá dữ dội trong nội bộ giữa 2 khuynh hướng kiên trì dựa vào TQ và khuynh hướng muốn thoát Trung, có thể đây là cao điểm để phân thắng bại trong việc cắt cử nhân sự cho Đại Hội 12 dự trù vào khoảng tháng Giêng 2016, và hạn chót để chốt lại việc cơ cấu nhân sự sẽ vào khoảng tháng Mười Một, trong Hội Nghị Trung Ương 12. Theo tin tức hành lang về việc cơ cấu tứ trụ thì ông PQ Thanh sẽ là Chủ Tịch Nước, trong khi có khuynh hướng khác là muốn ông Trương Tấn Sang ở lại trong giai đoạn chuyển tiếp.

Kết: Việc ông PQ Thanh hoàn toàn biến mất 10 ngày qua là một hiện tượng bất thường, nó nói lên một sự cố nào đó đã xảy ra. Nếu ông Thanh bệnh thì có thể có hình ảnh hay âm thanh, nhưng cả hai yếu tố này đều không có. Nó nhắc cho ta nhớ đến một nhân vật khác là Nguyễn Bá Thanh mà cách đây không lâu (tháng 2, 2015) cũng rơi vào trường hợp không hình ảnh không âm thanh tương tự. Nhưng nó cũng nhắc ta trường hợp ông TT Putin ở Nga mất tích 10 ngày hôm tháng Ba 2015 và sau đó xuất hiện lại.

Xét trong bối cảnh hiện tại thì việc ông PQ Thanh sẽ được Đảng công bố là do bị bệnh tim mạch và đã bất thình lình qua đời là có xác suất cao nhất, và việc ông xuất hiện trở lại có xác suất cao thứ nhì.

Dù thế nào, thì đây là một sự thăm dò dư luận phi truyền thống nhưng khá chính xác, không thua gì Pew khi thăm dò lòng dân VN đối với nuớc Mỹ.

Chửi thề nói tục, mặt trái của văn hóa Hà Nội

Mặc Lâm
RFA


Người dân uống bia tại một Lễ hội bia ở Hà Nội trước đây.
AFP

Có không ít du khách quốc tế khi đi ngang những tiệm nhậu lộ thiên của Việt Nam đã tự hỏi không biết họ nói gì mà vui thế! Cứ như hát với nhau và trong từng cử chỉ vui vẻ ấy người nước ngoài khó mà biết rằng 20 phần trăm những điều được cho là vui đùa ấy là những tiếng “F” theo tiếng Anh và nói theo tiếng Việt là “chửi thề” nói tục hoặc chí ít là những câu chuyện tiếu lâm hài hước trên cái nền của sinh hoạt tình dục.

Chửi thề đôi khi có tính phản xạ

Bàn nhậu mà không chửi thề nói tục có lẽ sẽ buồn tẻ và nhàm chán đến chừng nào. Chuyện chửi thề đã có từ hàng ngàn năm nay trên bất cứ đất nước nào kể cả đất nước có những giáo phái cấm kỵ chuyện này thì người ta vẫn chửi thề, nói tục một cách thầm kín. Nó như một căn tính của con người mà nếu bị buộc phải nhìn nhận chửi thể nói tục là một thói xấu thì con người cần phải có một bản lĩnh từ bỏ thói quen ấy như bỏ hút thuốc, bỏ rượu hay bỏ cờ bạc.

Nó là cái văn hóa nông dân ở miền đồng ruộng chân lấm tay bùn. Quần áo thì lúc lao động thì trễ tràng hở hang ra do đó rất quen trong việc mô tả những bộ phận thầm kín đến lúc ấy thì lại phô phang ra nó thành một nếp ngôn ngữ.
-Giáo sư Lê Văn Lan

Chửi thề nói tục theo các nhà tâm lý học là biểu hiện của sự phản kháng một cách tiêu cực trước các vấn đề bất công xã hội. Người ta chửi thề sau khi bị đánh, bị một thế lực mạnh mẽ và quyền lực ức hiếp hay thậm chí bị người khác coi thường, xua đuổi. Chửi thề nói tục là phản ứng cấp thời đôi khi có tính phản xạ mà bản thân người ấy không hề muốn.

Trong tình trạng người chửi thề ý thức được sự chửi ấy có khả năng giảm stress hay tiêu tán bớt những bực bội trong lòng, thì tiếng chửi thề hay nói tục nhắm vào đối tượng nhất định nào đó hoàn toàn là cách ăn miếng trả miếng và chấp nhận mọi hậu quả do tiếng chửi thề gây ra.

Thế nhưng không phải lúc nào tiếng chửi thề cũng nhằm thỏa mãn uẩn ức hay bị đè nén. Trong xã hội hôm nay, người ta có xu hướng chia sẻ với nhau giữa một cộng đồng hay hội nhóm bất cứ điều gì có thể. Trong lúc giao tiếp như thế tiếng chửi thề hay nói tục hoàn toàn chỉ là tiếng đệm vô nghĩa theo thói quen và không ai để ý tới những tiếng đệm đầy hồn nhiên như thế.

Ngay trong các bàn café người ta cũng thoải mái chửi thề. Trong lĩnh vực chính trị, chửi khi thấy một khuôn mặt tham nhũng bẩn thỉu xuất hiện, chửi khi đất nước bị đục đẽo hay nhắm mắt giao cho ngoại bang thống trị lãnh thổ một cách lộ liễu trước mắt dư luận. Tiếng chửi thề trong trường hợp này được đồng tình từ nhiều người ngồi chung bàn và dĩ nhiên nó lan rộng nếu chủ đề thích hợp cho những tiếng chửi thề tập thể. Chửi thề như vậy hầu như xảy ra hàng ngày khi xã hội có quá nhiều bất mãn từ hệ thống lãnh đạo, nhất là hiện nay tình hình Biển Đông mỗi lúc mỗi rối ren thêm.

Chửi thề suy cho cùng chỉ là con dao gỗ, dùng để sắn trái chuối chín trên bàn và chưa bao giờ làm cho một đối tượng phải từ bỏ công việc mà nó đang theo đuổi.

Nhưng nếu xét trên bình diện văn hóa, khi một quốc gia có quá nhiều tiếng chửi thề trong cộng đồng hay xã hội thì nét văn hóa của nước ấy sẽ mất đi tính chất trang nghiêm hay mỹ quan cần có. Nó cũng phản ảnh sự bức xúc xã hội đã trở nên nguy hiểm và tương quan nguyên nhân - hậu quả cần phải được xem xét cẩn thận trước khi có bất cứ một biện pháp nào nhằm kéo cỗ xe văn hóa ứng xử trở về con đường bằng phẳng trước khi nó tụt sâu xuống con vực tha hóa.
Cốt lõi nào phát sinh ra tệ nạn này?

Việt Nam trong khi vẫn tự hào có hàng ngàn năm văn hiến nhưng người dân nói tục và chửi thề nhiều và đa dạng nhất lại nằm ngay trong lòng thủ đô Hà Nội khiến không ít nhà hoạt động văn hóa trăn trở tìm hiểu cái cốt lõi nào phát sinh ra tệ nạn này và từ đó có thể tìm ra biện pháp giảm thiểu chứ chưa thể nói là triệt tiêu một cách tích cực.


Người dân uống bia tại một Lễ hội bia ở Hà Nội trước đây. AFP PHOTO.
Giáo sư Lê Văn Lan, một nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội cho rằng cái nền nã của Thủ đô sở dĩ bị dẫm đạp lên do người từ nông thôn mang vào và cùng với bước chân còn đầy vết tích sình lầy ấy họ mang theo về Hà Nội tiếng nói tục, chửi thề một cách vô tư:

“Nó là cái văn hóa nông dân ở miền đồng ruộng chân lấm tay bùn. Quần áo thì lúc lao động thì trễ tràng hở hang ra do đó rất quen trong việc mô tả những bộ phận thầm kín đến lúc ấy thì lại phô phang ra nó thành một nếp ngôn ngữ và ngôn ngữ ấy lại thể hiện lối sống của những người nông dân làm ruộng trũng, ruộng ướt. Bây giờ nó úp cái đấy vào đô thị Hà Nội phù hợp với tình thế mà Hà Nội tuy tiếng là đô thị nhưng suốt từ nhiều nghìn năm nay nó bị giằng xé bởi xu hướng cố gằng đô thị hóa nông thôn nhưng bên cạnh đó xu hướng nông thôn hóa đô thị thì lại ngày càng thắng thế mạnh mẽ và trong suốt cả nghìn năm là như thế. Bây giờ đến lúc mở rộng Hà Nội thả cửa ra cho xu hướng nông thôn hóa đô thị ngày càng lấn lướt và như thế thì tất nhiên nó sẽ dẫn tới chuyện nói tục chửi bậy của cái văn hóa nông thôn. Nó sẽ theo cái đà lấn lướt thắng lợi ấy của cái việc nông thôn hóa đô thị mà trở thành đại trà, trở thành phổ biến.”

Giới tinh hoa Hà Nội bây giờ ra sao mà không níu giữ chút truyền thống Tràng An như người Hà Nội xưa vẫn tự hào, lại để cho 36 phố phường đầy những tiếng chửi thề từ các chợ búa đầu mối tràn về? Giáo sư Lê Văn Lan lý giải:

“Nó giống như cái tình hình nước Nga cộng sản chuyển sang Xô viết có cái thời ông nhà văn nổi tiếng là Ilya Erenbua có một lần từ Nga Xô viết sang Paris và ông gặp được ở đấy những quý tộc Nga phải lưu vong vì không hợp tác được với cách mạng công nông nên họ phải sang Paris và ở đấy. Ông Erenbua lại gặp được tất cả các tinh hoa các linh hồn của văn hóa của ngôn ngữ Nga chính thống cổ truyền bây giờ bỏ nước Nga và sang Paris. Hà Nội bây giờ cũng thế những thành phần tinh hoa, tinh kết thì họ đi mất rồi. Cái lớp ấy đã đi ra khỏi Hà Nội đã vào Sài Gòn đã sang phương Tây.”

Gần đây nhất ông Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ra văn bản giao cho các đơn vị dưới quyền việc kiềm tra, ngăn chặn hay đôn đốc chấn chỉnh tình trạng nói tục chửi thề tràn lan tại thành phố Hà Nội. Văn bản này đề nghị bắt đầu từ nhà trường nơi có số học sinh chửi thề nói tục cần phải được kiểm soát trước khi tiến hành trên toàn xã hội.

Giáo sư Văn Như Cương hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh chia sẻ ý nghĩ của ông trước việc ông Lê Hồng Sơn nhắm tới học sinh trước tiên, ông nói:

Nguyên nhân mà thanh niên nói tục chửi bậy là từ gia đình. Gia đình người lao động đôi lúc trong bữa ăn bố mẹ nói tục với nhau. Đón con đi học về muộn hay con bị điểm kém ngoài đánh con ra lại còn văng tục này khác các thứ là chuyện thường xuyên.
-Giáo sư Văn Như Cương

“Trong hàng ngũ học sinh từ tiểu học cho đến phổ thông trung học thì vấn đề nói tục chửi bậy tôi cho là rất ít không phải là nhiều. Việc các em nói tục chửi bậy trong nhà trường đều bị nghiêm cấm và có những nhắc nhở, phê bình cần thiết do đó các em chấp hành khá là nghiêm chỉnh. Tuy nhiên có thể lúc đi học về hay vào chỗ khác không có trong nhà trường thì có lúc xảy ra chuyện nói tục chửi bậy.

Cái số đông hơn tôi nghĩ là trong hàng ngũ sinh viên, họ có vẻ tự do hơn họ đàn đúm với nhau nhiều hơn. Ngồi ở quán nước hay quán bia, quá cà phê chính những lúc ấy họ thường có những chuyện gì ấm ức thì họ văng tục ra. Ngoài ra số thanh niên tụ tập không công ăn việc làm tụ tập chỗ này chỗ kia thì thành phần ấy mới nhiều nơi chỗ buôn bán hay chợ búa cho nên chúng ta cần nhận định điều ấy cho rõ. Chẳng hạn như các em học sinh trường tôi tuyệt đối khôn bao giờ có chuyện nói những lời xấu xí như thế.”

Nhà thơ Trần Đăng Khoa hiện phụ trách trang văn hóa cho Đài Tiếng Nói Việt Nam cũng đồng tình với giáo sư Văn Như Cương, ông nói:

“Điều đó tôi nghĩ rằng không phải chỉ có trong đội ngũ của học sinh sinh viên đâu, mà chắc có lẽ người ta muốn bắt đầu từ học sinh sinh viên. Bây giờ mình chỉ cần liếc qua các quán nhậu thôi, nghe những ngôn ngữ ở đây phải nói rằng nó không thể gọi đấy là ngôn ngữ văn hóa được. Tôi nghĩ bắt đầu từ đấy cũng là điều cần thiết và hơn nữa tôi vẫn mong là Hà Nội phải là nơi gương mẫu nhất trong cả nước cho nên đó cũng là điều cần thiết thôi.”

Kinh nghiệm về nhà nước nhúng tay vào các vấn đề văn hóa một cách nóng vội chưa bao giờ đem về kết quả của giáo sư Lê Văn Lan cho hay:

“Những người lãnh đạo Hà Nội mà tôi biết như ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành ủy ngay cái khóa đầu tiên nhận công tác ông cũng đã phát biểu chương trình công tác của ông ấy rồi. Ông ấy muốn làm thế nào mà trong một nhiệm kỳ công tác của ông ấy thì ông ấy phá được nạn nói tục chửi bậy. Đấy là tuyên ngôn của lãnh đạo Hà Nội hẳn hoi nhưng bất lực không thực hiện được. Ông ấy đã làm đến khóa thứ hai rồi mà càng ngày thì tình thế lại càng nghiêm trọng hơn.”

Theo GS Văn Như Cương, việc nói tục chửi bậy phát suất từ gia đình, chính nó như một tấm gương mà trẻ con soi vào để ứng xử như những gì chúng thấy từ mái nhà nhỏ bé của chúng:

“Nguyên nhân mà thanh niên nói tục chửi bậy là từ gia đình. Gia đình người lao động đôi lúc trong bữa ăn bố mẹ nói tục với nhau. Đón con đi học về muộn hay con bị điểm kém ngoài đánh con ra lại còn văng tục này khác các thứ là chuyện thường xuyên. Trẻ con chứng kiến việc bố mẹ chửi bới như thế nên con chị nói với con em thỉnh thoảng cũng văn tục chửi bậy nhưng đến trường thì nó lại không. Do đó sự giáo dục của nhà trường là hết sức quan trọng và sự giáo dục trong gia đình cũng quan trọng lắm.

Để những người 4-50 tuổi bỏ tính nói tục chửi bậy thì rất khó. Theo tôi vấn đề giáo dục và lên án chuyện ấy là cần thiết và phải làm thường xuyên. Ví dụ nơi bán hàng hay chợ búa nên có những câu tuyên truyền như “không nên nói tục” hay các lời hay ý đẹp thì chúng ta sẽ dần dần giảm đi được việc chửi bậy nói tục chứ còn nói phạt người người nói tục thì khó lắm bởi vì cơ chế nào, ai làm nhiệm vụ ấy, cái đội nào thì được phạt?”

Thật khó mà tưởng tượng ra người thi hành lệnh phạt về chửi tục nói bậy sẽ thực hiện ra sao khi mà anh ta không chắc rằng trong khi viết giấy phạt, lại nóng giận vì bị chọc tức có buộc miệng chửi thề do phản xạ hay không.

Kịch bản người săn tìm kẻ chửi thề nói tục để ghi giấy phạt là một tấn bi hài kịch. Không giống như công an giao thông đứng chờ người vi phạm trên đường phố để ghi giấy phạt, người ta chửi thề bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào, vậy thì đội quân rình mò ghi giấy phạt không lẽ rình rập trên cả nước nơi có con người xuất hiện hay sao?

Một mệnh lệnh hành chánh cần phải khả thi và khi ban ra phải được xã hội đồng thuận. Ngồi trong văn phòng ban lệnh mà không tham chiếu sự thật diễn ra hàng ngày bên ngoài là cung cách quan liêu của thời kỳ văn bản được lập ra bằng những chiếc máy đánh chữ. Thời đại computer đã thay đổi toàn bộ đời sống con người cho nên mọi áp đặt do duy ý chí sẽ trở thành lố bịch và khó được công luận chia sẻ.

Vấn đề chửi thề nói tục tiềm ẩn trong tất cả ngóc ngách xã hội và vì vậy biện pháp để giảm thiếu nó chỉ có thể bằng bài học vỡ lòng cho trẻ con ngay từ ngày đầu đi học. Bài học ấy phải được người lớn thực hành hàng ngày từ lòng thương yêu con cái mong muốn chúng được nên người qua cung cách ứng xử của cha mẹ trong gia đình.

Một chỗ khác quan trọng không kém là nơi tụ tập sinh hoạt đường phố, nơi mà chửi thề nói tục trở thành chăn chiếu của người cùng khổ, vô gia cư. Chính quyền có bổn phận giúp đỡ họ nhận ra giá trị bản thân hơn là xua đuổi bắt bớ giam cầm. An sinh xã hội phải đi đôi với nhân ái và điều này đã được minh chứng rất rõ trong các hội từ thiện quốc tế.

Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!

VietTuSaiGon

24/6/2015


Từ những ngày đầu năm (Tết Nguyên Đán) đến nay, các phương tiện thông tin trong và ngoài nước xuất hiện khá nhiều hình ảnh đời sống xa hoa, vương giả của những quan chức Việt Nam hiện tại cũng như sự giàu có của gia đình, họ hàng của họ. Và đương nhiên bản thân các quan chức và cựu quan chức này đang sống trên đất Hà Nội, dòng họ, bà con của họ thì sống rải rác khắp nơi từ Bắc chí Nam. Nhưng cách Hà Nội không xa, chưa đầy hai trăm cây số đường bộ và năm chục cây số đường chim bay, có những cuộc đời hết sức khủng khiếp, sự nghèo khổ của họ được xếp vào hàng vĩ đại của thế giới.

Từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận… cho đến Tây Nguyên, miền Đông Đất Đỏ, Mũi Cà Mau hay Móng Cái… Đi đâu cũng gặp những cảnh đời nghèo đến mức khó mà tin được!

Đơn cử trong một chuyến đi, tôi đến huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, đây là huyện trước đây ba năm xếp trong nhóm nghèo nhất nước. Sau ba năm, nhờ sự chiếu cố của Đảng, nhà nước, huyện thoát khỏi cảnh nghèo. Phương tiện thông tin trong nước đều nói vậy. Nhưng khi đến đây, tôi hết sức bất ngờ và buồn cười. Bất ngờ ở chỗ nhà tranh mái lá vừa rất thơ mộng, vừa nghèo lại vừa mát mẻ của người đồng bào Mường, Thái, H.Mong không còn nữa. Thay vào đó là những ngôi nhà xây lúp xúp, lợp tôn, nhìn xa thì giống chuồng heo, lại gần thì giống chuồng lợn.

Hỏi ra mới biết là nhà nước đã hỗ trợ tiền, bắt buộc người nhận hỗ trợ phải xây dựng nhà, xóa bỏ nhà tranh. Như vậy là bút sa gà chết, bà con thi nhau cặm cụi xây nhà. Nhưng vùng này vốn là vùng nghèo thuộc diện chó ăn đá gà ăn muối, cho bao nhiêu thì bà con xây bấy nhiêu, tiền ăn còn không có, lấy đâu mà xây nhà?! Và với khoản tiền mười đến mười lăm triệu cho mỗi mái nhà, khỏi cần tưởng tượng thì cũng biết căn nhà xây lên to cỡ nào rồi.

Nói thì tội, đâm ra xúc phạm đồng bào của mình, nhưng thú thực nếu xây nhà kiểu như vậy, ở nhà tranh tốt hơn nhiều. Bởi vì nhà tranh dù sao cũng mát, không ồn khi mưa rơi và cũng ít lo bị sét đánh. Đằng này, xóa bỏ nhà tranh theo chủ trương của nhà nước (thực chất là để tránh ống kính của những du khách đi qua đường Trường Sơn, bởi trên tuyến đường này, sự phân biệt giàu nghèo nhìn rất rõ, nhà nào xây bề thế, có cổng ngõ, ra dáng biệt thự, dinh thự thì đó là của quan chức, nhà nào xập xệ là của dân), dân phải xây với mức tiền ít ỏi, nhiều người xây dở chừng thì vật liệu xây dựng tăng giá, phải chạy vay chạy mướn trả bằng lúa. Cuối cùng, căn nhà xây xong giống cái chuồng, người thì đeo nợ.

Thử nghĩ, với mức tiền từ mười đến mười lăm triệu đồng (tùy vào số người nhiều hay ít mà dao động từ mười đến mười lăm triệu) để vừa mua gạch, mua ciment, mua tôn để lợp thậm chí phải mua gỗ để làm đòn tay, kèo chứ rừng đã bị cấm, đến cây tre rừng cũng không được đốn hạ thì lấy đâu ra để làm nhà. Và với ngần đó tiền, cái nhà xây được sẽ bằng một phần ba diện tích căn nhà tranh cũ, lợp tôn, ngột ngạt. Trong điều kiện thời tiết mà mùa Đông thì lạnh cắt da cắt thịt, mùa nắng thì ngộp thở, thêm phần gió Lào thì thà ở nhà tranh còn tốt hơn nhiều. Đó là chưa kể đến việc nhiều nhà lâm vào nợ nần triền miên do vay tiền bù khoản chênh lệch vật liệu xây dựng (gọi là tiền phát sinh).

Ghé thăm một gia đình, thấy ông lão người Mường ngồi tiu ngĩu, mắt kèm nhèm, mặt buồn xo, thi thoảng có con ruồi bay vi vu qua mắt ông. Không biết hỏi câu gì, cũng chẳng biết nên bắt đầu từ câu nào bởi vì ông cũng không buồn chào khách, thậm chí có ánh nhìn không mấy thiện cảm. Tôi buột miệng hỏi một câu cho có hỏi: “Cụ ơi, cụ ăn uống gì chưa?”. Vì lúc này đang là 12h trưa nên tôi hy vọng câu hỏi này tạo được gần gũi với ông cụ. Ông ngồi nhìn tôi một hồi rồi trả lời bâng quơ: “Cán bộ hả? Hỏi hay nhỉ! Gạo sạch trong đít nồi, lấy cái cục cứt gì mà ăn!”. Câu nói vừa có chút nóng giận, lại vừa tục tằn một cách rất hồn nhiên của ông khiến tôi thấy thương ông lạ lùng và cũng không tránh khỏi bật cười.

Tôi hỏi tiếp: “Ủa, sao lại… Nhà mình đi đâu hết rồi cụ?”. Ông nhìn lại tôi một lúc, ra chiều thiện cảm: “Đi mót củi rừng cả rồi. Mấy đứa lớn vào Nam làm thuê”. Hỏi chuyện một lúc nữa, tôi được biết ông cụ năm nay chỉ mới 60 tuổi, nhìn bề ngoài thì có vẻ như trên 90. Ông vốn là thợ rừng, giờ thất nghiệp, con cái bỏ đi làm thuê ở miền Nam, ông sống với hai đứa cháu nhỏ. Hiện tại, ông chẳng còn gì để ăn. Hai đứa nhỏ đang đi hái măng rừng và mót củi rừng (chứ không chặt như trước đây vì rửng cũng đã trơ trụi) để bán dưới chợ. Ông bị bệnh mấy tuần rồi nên chỉ ngồi nhà chờ cháu mua gạo về nấu cháo cho ăn, từ sáng tới giờ ông chưa có gì bỏ vào bụng, tối bữa trước thì ăn cháo với măng rừng.

Nghe đến đây, tôi chẳng biết nói gì hơn, lục túi, biếu ông hai trăm ngàn đồng, ông cầm hai trăm ngàn đồng mà giống như người dưới xuôi đang cầm hai trăm triệu vậy, thật khó tả. Tôi đi được một đoạn, nghĩ lại, quyết định giảm bớt cà phê và ăn kiêng một chút, quay lại biếu ông thêm ba trăm ngàn nữa. Ông nhìn tôi tròn xoe mắt và hết cả kèm nhèm. Khi tôi đi ra, ông chắp tay vái lên trời, nói to: “Cầu Trời Phật phù hộ cho cậu, cậu đi đường bình an, mạnh khỏe!”. Lời nguyện cầu cùng âm sắc hết sức lạ lẫm của ông khiến tôi cứ ám ảnh trên đường đi, mà mỗi khi nhớ lại hình ảnh ông chắp tay cầu nguyện cho tôi thì tôi lại ứa nước mắt…

Tôi cũng chẳng thể bàn luận gì thêm về chính sách của nhà nước cũng như đời sống của những người nghèo nữa. Tôi chỉ nghĩ rằng: Với lời cầu nguyện đầy tâm huyết của người đàn ông Mường này, tôi sẽ được bình an. Và nếu thực dụng một chút, những người có nhiều tiền mà sợ nhiều thứ, tốt nhất nên mang tiền đến tặng những người nghèo như ông cụ vừa nói. Sự biết ơn và lời cầu nguyện của họ hướng về người đã giúp họ có khi còn tốt hơn cả triệu lần việc xây chùa, cúng dường, bày trò công đức, đốt vàng mã… Bởi vì nếu lời cầu nguyện của họ không thành sự thật, vô nghĩa chăng nữa thì ít nhất cái công đức cứu đói, giúp nghèo hiện ra kết quả rất rõ, ngay trước mắt, chẳng phải siêu hình và tù mù.

Vì hiện tại, có rất nhiều người nghèo, đồng bào thiểu số miền núi đã đến mùa giáp hạt, họ chẳng có cái cục c. gì để mà ăn đâu! Thưa các quan, các ông các bà, các ngài đạo đức đang ngồi trên ngai vàng, đang sống như các hoàng đế thế kỉ 21 trong bộ vó thanh liêm và mẫu mực ạ!
 

VietTuSaiGon's blog

Nước ngập và lòng người cũng ngập

Cao Huy Huấn
28.06.2015


Mấy hôm nay, chỉ sau vài cơn mưa không quá hãi hùng nhưng lòng người đã trở nên hoang mang thấy rõ vì những dòng nước xoáy cứ xuất hiện như thể chuyện thường tình. Nhiều tuyến đường trọng điểm và khu dân cư thường xuyên ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương đối mặt với nguy cơ ngập lụt do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa đã làm thu hẹp, ảnh hưởng nhiều dòng chảy thoát nước tự nhiên.

Nhấn chìm miền Trung, ngập tràn miền Nam

Chuyện mưa ngập đường, ngập sá vốn chẳng còn là câu chuyện nóng hổi được đưa lên trang bìa chính của những tờ nhật báo. Tuy nhiên, cảnh người dân rơi nước mắt, đổ mồ hôi, và sôi cái đầu vì những dòng nước đục ngầu không khỏi khiến mọi người cũng nao lòng. Theo thông tin từ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước, từ đầu năm 2015 đến nay, khu vực trung tâm TP được xác định còn 68 điểm ngập, so với năm 2011 số điểm ngập trên nhiều hơn 10 điểm. Công tác chống ngập thời gian qua cứ loay hoay với câu chuyện xóa, giảm điểm ngập này lại phát sinh điểm ngập khác, thời gian qua tại TP đã phát sinh tới 29 điểm ngập. Năm ngoái miền Trung ruột thịt khóc than vì trận lụt lịch sử do quá trình quy hoạch và tổ chức thủy điện chứa đựng quá nhiều rủi ro không được lường trước. Để rồi đêm đêm, trong giấc ngủ ai nấy cũng chập chờn chờ chạy lũ vốn có thể ập đến bất kể lúc nào, nhất là khi báo chí thường xuyên đưa nghi án nhà đầu tư “lén xả lũ thủy điện vào ban đêm”, càng khiến lòng dân hoang mang cực độ, chẳng biết những cột nước hung thần sẽ tìm đến gia đình, vườn tược, hoa màu của mình khi nào.

Và rồi năm nay, những tuyến đường khắp các tỉnh Nam bộ bắt đầu trở thành nạn nhân kế tiếp của hai chữ “quy hoach” thị thành. Người dân chẳng biết nói gì. Họ chỉ biết khóc, chỉ biết cùng nhau chung tay chống đỡ trước dòng nước ngày một cao, rượt đuổi việc họ nâng nhà, có khi lên đến cả mét vẫn còn rượt đuổi. Dường như tất cả sự giận giữ từ những dòng nước “không chỗ thoát” đã đổ hết lên đầu người dân, lên cả cái số phận vốn đang mệt nhoài của họ vì chuyện áo cơm, chuyện mưu sinh trong một xã hội vốn muốn sống tốt cũng không phải dễ dàng, nếu không muốn nói là khắc nghiệt.

Ai chịu trách nhiệm?

Theo đánh giá của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương, nguyên nhân ngập quốc lộ 13 một phần do việc thi công hệ thống cống băng ngang quốc lộ làm dòng chảy bị thu hẹp tạm thời, nhưng cũng có nguyên nhân do đây là điểm ngập có sẵn từ nhiều năm trước. Nhưng cho đến nay, cũng như thường ngày, chẳng một ai lên tiếng xác định trách nhiệm, hoặc tuyên bố sẽ tìm hiểu về những dòng nước vốn chẳng hề bình thường, đúng hơn không phải “tự dưng mà có” khiến dân chúng lao đao.

Nhưng nếu có ai lên tiếng hoặc buộc phải lên tiếng, có lẽ câu chuyện sẽ không thể nào đi xa hơn việc diễn giải, biện hộ, hay bao biện theo hướng “chúng tôi đã làm đúng quy trình”. Không tin xin hãy nhìn về những chuyện cũ nhưng chỉ mới “hôm qua”. Chuyện thủy điện xả lũ đúng quy trình bất chấp dân hạ nguồn lãnh đủ. Chuyện quan chức quản lý thủy điện vẫn ung dung trên chiếc xe hơi cao cấp đi thị sát dân tình, tỏ lòng thông cảm rồi quay đi; để lại phía sau một mớ hỗn độn, mọi thứ lộn xộn, và lòng người cũng rối như tơ vò.

Có người trong cơn khó bất giác than thở vài câu để lòng được nhẹ. Nhưng rồi lời than của họ cũng như những câu chửi cha, chửi mẹ, chửi ông trời của thằng Chí phèo ở cái lò gạch cũ. Chẳng ai nghe, chẳng ai lên tiếng, chẳng ai chịu trách nhiệm. Lời than trách cứ thế theo gió lốc, theo nước xoáy bay đi rồi tan biến nhẹ nhàng đến tàn nhẫn, xót xa hết cả cõi lòng. Ở kiếp nhà mình, mấy vị quan nào dám chịu trách nhiệm “nhân tai”, trong khi đó “thiên tai” thì đầy rẫy. Họ cứ bảo thiên tai, đến nỗi có khi trời giận quá, trời càng trút thiên tai xuống thật. Thủy điện, đường sá, lô cốt, đô thị,… nếu biết nói, chắc cũng ngán ngẫm lắc đầu vì “ai đặt đâu, chúng tôi nằm đấy”. Có tội là tội cho dân, vì người ta đặt để không đúng chỗ, bao nhiêu vấn nạn nước ngập, kẹt đường, sụp lún,…dân mình lãnh hết.

Có người vẫn trông chờ vào những hành động đẹp, như kiểu quan chức từ chức vì nông nghiệp mất mùa hay không được giá; hay như ông kỹ sư tự sát để giữ lòng tự trọng sau vụ sập cầu dù không người nào bỏ mạng; hay hàng loạt vụ “trả mũ từ quan” của những người ở bên Tây – điều mà dân nhà mình gọi là văn hóa từ quan khi để dân tình chịu cảnh lầm than khổ cực. Anh làm “quan phụ mẫu”, dân chúng khổ thì anh phải gánh phần, phải sẻ chia trách nhiệm ngay cả khi thiên tai bất khả kháng. Ở Tây, quy hoạch đô thị mà để ngập úng, không kể vì bất kỳ lý do nào (mưa lũ hay thiên tai đổ xuống), quan chức không trả mũ thì lòng chẳng an; thậm chí có khi dân còn nổi lên mà đòi lại mũ quan vốn được họ bỏ tiền thuế ra để mua sắm và nuôi sống.

Rượt đuổi phận người

Ông bà nhà mình hay nói “trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”. Cứ tưởng câu ca dao ám chỉ đúng vào những ngày mông muội, khi người nông dân chỉ có đôi tay cần lao và khối óc cần cù. Chẳng ai ngờ trong cái xã hội đang mạnh dạn lên tiếng “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” suốt bao năm qua, dường như cũng đang phải bám víu theo câu ca dao có từ trăm năm trước.

Bất kể những tòa cao ốc đua nhau mọc lên mà không theo một bản đồ quy hoạch tổng thể nào từ khi đặt móng những viên gạch, viên đá đầu tiên; bất kể những hệ thống cống rảnh tốn tiền tỷ; bất kể những xa lộ rộng lớn khiến ai nấy cũng mơ về một cuộc sống phồn thịnh… hàng triệu người vẫn đang vật lộn với sự thiếu an ninh ngay tại đất Sài Gòn vốn được xem là điểm hẹn của nhiều nhà đầu tư công nghiệp, dịch vụ. Và giờ đây, “giấc mơ Sài Gòn” càng trở thành ác mộng vào những ngày mưa, ngày gió.

Ai cũng sợ con đường tan ca chiều trở nên chật chội hơn bao giờ hết. Ai cũng lo cảnh phải dắt chiếc xe máy nặng trịch, ì ạch lội nước cao tới bẹn ngay giữa phố Sài Gòn. Ai cũng hoảng hốt khi một mình trơ trọi chống chọi với dòng nước vốn chẳng hề biết ai là kẻ ác, ai là người ngay. Cái cảm giác lọt thỏm giữa Sài Gòn và bất lực trước chiếc xe đạp hoài không thể nổ, còn dòng nước cứ chảy xiết vô tình chỉ khiến người ta muốn hét lên thật lớn và vỡ òa giữa chốn đông người nhưng lạnh lẽo đến lạ lùng.

Thế mới nói người dân thời hiện đại mà vẫn phải trông vào trời đất, thần linh để mưu sinh, để sống còn. Nghe nói ở Biên Hòa, Bình Dương hay nơi nào đó ở Sài Gòn, cột nước vẫn đang rượt đuổi người dân. Nhưng nước ơi, nước còn rượt đuổi số phận vốn đã đen đủi của họ cho đến bao giờ?

6/28/2015

Hỡi những ký giả Việt Nam

Kantcer

Bạn có thấy báo chí Việt Nam hiện nay như đống giấy lộn? Tất cả đều không có một chút gì ý nghĩa. Nếu so sánh báo chí Việt Nam là một biển thông tin thì những thứ vô bổ trôi dạt lên, những thứ có ý nghĩa vì nhiều lý do bị chìm xuống.

Trên các trang tin trực tuyến, những cái tít luôn luôn nổi bật là cướp giật, hiếp dâm, lộ hàng, ngắm vòng 1 siêu khủng… Có bao giờ bạn tự hỏi: “Sao những chuyện như vầy mà cũng viết được thành bài báo?” Ví dụ như bản tin về một người đẹp đang xách chiếc túi trị giá vài ngàn USD, nội dung dài nhưng chỉ xoay quanh chuyện chiếc túi thì đắt tiền và người đẹp sang trọng bỏ tiền ra mua nó. Rồi chuyện gần đây một thiếu gia Trung Quốc xấu xí tên Trần Sơn với nhiều trò ngu cũng được nhiều tờ báo thèm thuồng khai thác, tung hô. Thế mới biết, có tiền, nhiều kẻ vô danh được tung hô một cách kệch cỡm.

Lại nói thêm về cách sử dụng từ ngữ. Những kiểu chữ nghĩa câu khách rẻ tiền như “Đắng lòng” “Lặng người” “Chết lặng”… nhà báo Việt Nam bây giờ lấy ở đâu ra? Ở Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền dạy họ ư? Vậy mà cũng nhiều người, nếu không nói là hầu hết, chủ yếu là giới trẻ thích thú khen hay, like, và áp dụng luôn vào cuộc sống hằng ngày như một cái mốt thời thượng.

Ngập trong đống thông tin vô nghĩa, thật tội cho những người độc giả chân chính, họ phải lọc bỏ hàng đống tạp chất mới tìm thấy cái họ cần. Trong những bài viết có ý nghĩa hiếm hoi, họ đăng lên ý kiến, giải pháp của mình, hy vọng là những người có trách nhiệm trong vấn đề đó sẽ lưu ý, nhưng tiếc là chẳng ai thèm quan tâm tới ý kiến của họ. Giáo sư Ngô Bảo Châu đưa ý kiến nhiều lần mà chính phủ còn không thèm đếm xỉa thì nói chi dân đen.

Toàn những chuyện lá cải tầm phào đầy rẫy trên các trang tin tức. Có những chuyện cần chia sẻ, cần phẫn nộ thì bị chìm ngập và lãng quên trong cái thế giới báo chí bẩn thỉu này. Như vụ Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên (2014) bị 5 công an viên bức cung, nhục hình, giết chết bất chấp nạn nhân kêu oan. Những đứa trẻ đeo khăn tang, người vợ mang bức hình thi thể dập nát của chồng mình kêu oan trước những ánh mắt nhân viên an ninh trừng trừng vô hồn đe dọa.

Những tin như vầy thì báo chí không dám đưa, nếu có thì cũng sẽ dùng từ ngữ ma mị bao che cho tội ác của công an viên. Những bản tin một chiều, bị kiểm duyệt, thậm chí bị bóp méo một cách trắng trợn vì nhắm “đụng chạm” tới chính quyền. Chính quyền là luôn đúng mà. Báo chí phải là một kênh tuyên truyền của Đảng.

Nói đến báo chí Việt Nam hiện nay là nói lên tính cách người Việt và mối quan tâm của họ ở thế kỷ 21 này. Xã hội Việt Nam hôm nay chỉ toàn là những người vô cảm, họ thấy nỗi đau của đồng loại mình trước mắt mà không mảy may động lòng. Ngay cả khi đó là đồng bào của mình. Thậm chí có người biểu tình chống chặt cây xanh bị côn đồ – nhân viên an ninh chìm kiếm chuyện đánh đập phải nhập viện có những đứa trẻ trâu hay già trâu vào bình luận như thế này: “Lấy máu lợn thoa lên giả tạo à. Thù oán ai bị chúng đánh rồi đổ lỗi cho công an tụi tao hả. Những thằng như mày không tử hình là may rồi đấy.”

Cả một thế hệ bị tẩy não chỉ biết nghe theo lời nhà nước với chiêu bài chụp mũ tất cả những ai đụng chạm tới quyền lực của họ là “phản động”, là sản phẩm của thế lực thù địch, bị xúi giục, được trả tiền để gây mất ổn định cho đời sống bình yên tại quê hương.

Nhưng nói vậy không có nghĩa là không có những nhà báo có lương tâm. Chỉ là vì họ luôn bị áp lực, sách nhiễu, trấn áp. Những tấm gương như Kim Quốc Hoa hay Tạ Phong Tần là quá đủ cho họ sợ hãi.

Kim Quốc Hoa – Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi bị khởi tố, vì cho đăng bài động tới ông thanh tra gì gì đấy, cậu công tử ra Hoàng Sa gì gì đấy mà tôi cũng sợ nên không dám nêu tên ra ở đây. Sự thật là tôi cũng sợ sẽ đi tù như ông Kim Quốc Hoa khi đụng tới mấy người này.

Tạ Phong Tần từng là một nhà báo, một chiến sĩ công an, nhưng vì viết những bài viết chống tham nhũng trên blog mà bị cho thôi việc, bị bắt tù đày. Những người ra lệnh bắt cô ở Bạc Liêu là ai? Chính là những kẻ mà cô cáo buộc tham nhũng.

“Viết Công Lý – Sự Thật
Tù mười năm khổ sai
Viết “thư” dâng biển đảo
Tù ấy mấy vạn ngày?” (- Phạm Văn Đồng, 1958)

Hỡi những nhà báo chân chính, đừng sợ hãi nữa, hãy liên minh lại với nhau. Chúng tôi, những độc giả luôn trung thành, ủng hộ các bạn muốn thấy có một ngày “Ký giả đi ăn mày II” trên quê hương này.

CSVN sợ một cách công khai một cái áo của cựu lính VNCH, nhưng lại dấu diếm đấu thầu với Bộ Quốc phòng Mỹ để nhận may đến 2 tỉ dollars quần áo cho lính Mỹ.


Chúng ta chắc còn nhớ khoảng hai tháng trước một thanh niên Hà Nội đã ngang nhiên mặc một chiếc áo giống kiểu áo của một ngành của quân lực VNCH cộng với phù hiệu giống phù hiệu được QLVNCH đeo lên áo đi trên đường phố. CSVN đã bắt giam, tra tấn thanh niên đó và cho đến hôm nay, thanh niên này vẫn còn bị giam cầm vì cái tội....(tội gì nhỉ?).



Anh Nguyễn viết Dũng mặc áo giống quân phục của quân nhân VNCH trước 1975



Áo mà Nguyễn Viết dũng mặc trông giống quân phục của quân nhân Mỹ (ở dưới) mà CSVN đáng lẽ đã may cho lính Mỹ

Vậy mà bây giờ chúng ta lại biết CSVN đang muốn may cả hàng triệu bộ áo quần cũng tương tự như vậy cho "Đế quốc Mỹ", thì không biết người dân phải nghĩ gì? Nghĩ gì thì nghĩ nhưng không thể không xem thường nhóm lãnh đạo CSVN, luôn luôn căm thù và sợ những người VNCH và bắt đầu hèn nhát khi bắt đầu có những liên hệ với Mỹ.

Lạ thật, VNCH gửi về hàng chục tỉ dollars mỗi năm cho CSVN vẫn không được một tiếng cám ơn từ CSVN, mà lại lẻn lút nhận thầu may quân phục cho "giặc Mỹ" để kiếm vài chục triệu.

Thật khó có thể đo được cái hèn của CSVN!


Đây là một trong những quân phục mà CSVN sẽ may cho lính của "đế quốc Mỹ"


NMVN



Sau đây nmvn đăng lại một bài báo của báo Người Lao động của CSVN về vấn đề này:

Luật pháp CSVN 
làm mất hợp đồng 2 tỉ Mỹ kim!

23.06.2015


Vuột mất đơn hàng 2 tỉ USD rất vô lý! (Báo CSVN than trời)

Doanh nghiệp Việt mất hợp đồng 2 tỉ USD may quân trang cho quân đội Mỹ. Hay tin này ai cũng thấy tiếc đứt ruột, 2 tỉ USD quá lớn, nhưng lại để vuột mất.

Nhiều người cứ tưởng như DN may Việt Nam yếu kém, không đáp ứng yêu cầu chất lượng của đối tác nên hỏng ăn. Ai ngờ, chuyện hỏng ăn lại không vì doanh nghiệp bất tài, mà vì bất lực trước cơ chế.

Hiểu ra chuyện càng thấy đứt ruột, mà còn tức anh ách nữa, bởi vì một số DN dệt may trong nước được chào hàng gồm quần áo, cờ, giày dép, quân trang cho quân đội Mỹ, đã thỏa thuận xong nhưng hàng mẫu về lại bị ách ở hải quan vì là hàng cấm nhập theo quy định của Bộ Quốc phòng. DN xoay chạy cho xong thủ tục thì đã muộn, đối tác không thể ngồi chờ cơ chế của VN.

Quy định của Bộ Quốc phòng là căn cứ vào Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 9.5.2006, cấm nhập khẩu mặt hàng quân trang, quân dụng. Hàng mẫu của đối tác gửi vào cho các DN sản xuất bị xem là hàng quân trang nhập khẩu, thế là bị ách.

Không hiểu tại sao các cơ quan chức năng lại áp dụng quy định máy móc đến mức vô lý như vậy. Ở đây không phải là nhập khẩu quân trang, quân dụng, mà nhận hàng mẫu để sản xuất theo đơn hàng. Các DN dệt may có quyền tìm kiếm đối tác nước ngoài, đấu thầu gia công hàng hóa. Quân trang, quân dụng của quân đội các nước đặt may cũng giống như các loại sản phẩm may mặc khác, cần linh động để DN làm ăn. Chỉ vì áp dụng quy định máy móc, đã khiến cho một số DN mất cơ hội vàng.

2 tỉ USD hợp đồng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ ngành dệt may, kéo theo các ngành nghề kinh doanh khác như vận tải, sản xuất nguyên phụ liệu. Với đơn hàng “khủng” này, DN có lãi, đóng thuế cho Nhà nước. Nhìn xa hơn, khi DN dệt may VN thực hiện tốt các hợp đồng cho quân đội Mỹ, họ sẽ có uy tín thương hiệu để tiếp tục nhận các hợp đồng may quân trang tiếp theo, không chỉ riêng của Mỹ mà còn nhiều nước khác như Australia, Romania, Italia…

Các hợp đồng may quân trang cho lực lượng vũ trang thường rất lớn, các DN dệt may xem đó là thị trường béo bở cần nỗ lực cạnh tranh. Thế nhưng, họ đã thất bại hoặc mất ưu thế chỉ vì hàng rào do chính nước mình đặt ra.

Chúng ta nói quá nhiều đến việc tạo điều kiện thuận lợi, tháo bỏ các rào cản cho DN phát triển, xây dựng các chính sách thông minh cho DN hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng trên thực tế còn tồn tại quá nhiều những điều ngược lại.

Chuyện các hợp đồng may quân trang cho quân đội Mỹ bị vuột mất chỉ là một ví dụ.


Theo Lê Thanh Phong
Báo Lao động của CSVN

Victoria Australia: Lễ tưởng niệm đồng bào hy sinh trên đường tìm tự do


Hàng năm, trong Tuần Lễ Tỵ Nạn (Refugee Week), CĐNVTD VIC thường tổ chức một buổi lễ tưởng niệm đồng bào hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân (ở Jensen Park, Footscray).

Trước sự tề tựu đông đủ của đồng bào trong tiết trời se lạnh của một sáng mùa đông, khi được mời bày tỏ cảm nghĩ về ngày tưởng niệm những đồng bào kém may mắn, ông Nguyễn Công Minh (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC) đã nhắc nhở chúng ta hãy luôn ghi nhớ những tội ác của CSVN không phải là để khơi dậy hận thù mà chúng ta cần phải biết rõ về quá khứ thì mới đứng vững và tiến bước trên còn đường hướng đến tương lai. Ông Minh nhấn mạnh rằng chúng ta hãy luôn nhớ mình là những người tỵ nạn CS, là công dân của nước VNCH - xin đừng bao giờ quên cái căn cước tỵ nạn của mình. Và sau cùng, trước đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, ông xin nghiêng mình thành kính nhớ đến sự hy sinh của đồng bào đã bỏ mình trong và sau cuộc chiến và xin nguyện tiếp tục trách nhiệm tranh đấu cho tự do, nhân quyền trên quê hương Việt Nam (xin nghe phần thâu âm hoặc đọc trọn bài phát biểu đính kèm bên dưới).

Sau đó, trong một bầu không khí thật trang nghiêm, ông Nguyễn van Bon (Chủ Tịch CĐNVTD VIC) và ông Nguyễn Thế Phong (TTK CĐNVTD VIC) đã chính thức cữ hành lễ cầu nguyện cho những hương linh kém may mắn. Tiếp theo, đồng bào lần lượt bước lên cung kính dâng hương để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến những người không bao giờ đến được bến bờ tự do.

Lúc phát biểu, ông Nguyễn văn Bon đã nhấn mạnh rằng lễ tưởng niệm đồng bào hy sinh trên đường tìm tự do gắng liền với hai chữ Tự Do. Vì hai chữ tự do mà hàng trăm ngàn chiến sĩ QLVNCH đã vị quốc vong thân, vì hai chữ tự do mà hàng trăm ngàn đồng bào đã hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển và đã đánh động đến lương tâm của nhân loại. Cũng nhờ đó mà chúng ta đã được đất nước Úc mở rộng vòng tay đón nhận qua những quyết định và chính sách nhân đạo của Cố Thủ Tướng Malcolm Fraser. Cho nên khi nghĩ đến sự hiện diện của Người Việt tỵ nạn trên đất nước Úc chúng ta phải biết ơn những người đã hy sinh cũng như những người đã cưu mang chúng ta vì chúng ta đã nợ những người này quá nhiều. Tuy nhiên tưởng niệm không cũng chưa đủ mà chúng ta cần phải có những hành động thiết thực để bày tỏ sự đoàn kết và thực lòng của mình đối với những người đã hy sinh để cho chúng ta có được những gì như ngày hôm nay.

Trong lúc đồng bào đang dâng hương và sau lời phát biểu của ông Nguyễn văn Bon, cô Bảo Kim và Đội Hậu Duệ QLVNCH VIC đã cất tiếng ca xót xa, thổn thức, đầy thương cảm qua những bài "Thương Tiếc" (Viễn Trình), "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" (Châu Đình An), "Xin Đời Một Nụ Cười" (Nam Lộc) đã làm nhiều người phải sụt sùi, mắt ươn ướt vì lời ca hay vì khói hương?!

Melbourne
20/06/2013

Một số hình ảnh của buổi lễ



































6/27/2015

Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải ăn cắp tiền qua sự phát triển xây cất ở Nha Trang với một Công văn MA của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Hay những tài liệu Chân Dung Quyền Lực đưa ra là ngụy tạo?

(Tin không chính thức là Phùng Quang Thanh bị ám sát ở Pháp ngày 26/6/2015. Dù tin này có thật hay không, nmvn cho đăng lại bài này, viết về sự làm ăn bất chính, lừa người dân của PQT)

BHL
1/13/2015

Người dân đã/sẽ mất hàng tỉ Us dollars để Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải thực hiện một dự án ở Nha Trang dựa trên một Công Văn SAI NỘI DUNG của văn phòng TT Nguyễn Tấn Dũng. Hay Chân Dung Quyền Lực đã sửa nội dung lá thư và thông báo của PQT và UBND tỉnh Khánh Hòa? Để hiểu thêm bài viết sau, bạn đọc có thể vào blog CDQL, bài về PQT.



Đảng viên Trung Ương đảng CSVN thay phiên nhau dùng mạng để tố cáo lẫn nhau từ mấy năm nay. Gần đây nhất mà chắc người trong nước cũng đã biết, đó là mạng Chân Dung Quyền Lực. Những trang này được cung cấp những tin tức bí mật về tài sản của một số đảng viên hàng đầu của đảng CSVN. Những nhóm này cũng muốn mượn tay những diễn đàn mạng khắp nơi đăng lại những tin tức “bí mật” này. Vô tình, những mạng đó đã giúp một tay vào trận chiến của đảng viên CSVN và quảng bá không công cho họ.

Chúng tôi cũng thế, không thoát khỏi tò mò và vào đọc để tìm hiểu thêm và quan niệm rằng nếu CSVN có giết lẫn nhau thì chẳng thiệt hại gì cho nỗ lực chống CSVN. Đọc những tài liệu được đưa ra, cộng thêm những tiết lộ mới đây của những ngân hàng bên Thụy Sĩ về sự ký thác đến trên 20 tỉ US của 195 đảng viên CS, thì chúng ta cũng không ngạc nhiên là CSVN đã bòn rút tiền bạc của đất nước, của người dân lên đến mức độ không tưởng tượng được. Mới đây nhất là bài đăng trong CDQL, nói về sự làm tiền của TT Quốc Phòng Phùng Quang Thanh cùng con là Phùng Quang Hải. Và bài báo cũng đưa ra một số bằng chứng, nhất là những tài liệu được chụp lại từ những văn bản, thông báo, thư từ qua lại trong những hoạt động tẩu tán tài sản, đất đai của Bộ Quốc Phòng cũng như của người dân, hay của công.

Một trong những dự án rất lớn đang được tập đoàn công ty do Phùng Quang Hải làm chủ tịch, là dự án xây cất nhiều cư xá, khu du lịch, khách sạn do sự cắt đất của phi trường Nha Trang. Chúng tôi đã đọc kỹ vài tài lieu mà Chân Dung Quyền Lực đã trưng lên. Tuy nhiên, cũng từ tài liệu đầu tiên đó, chúng tôi đã tìm thấy một số những văn kiện qua lại giữa Phùng Quang Thanh và Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, nơi mà dự án này đang được thực hiện, là những văn kiện không có trong kho lưu trữ văn kiện của những cơ quan của nhà nước CS. Sau đây là sự tìm hiểu của chúng tôi:

Người Mỹ có nói là, muốn coi tiền bạc đi về đâu, thì cứ theo dõi những dấu vết trên giấy tờ; chúng tôi cũng tò mò tìm hiểu những tài liệu CDQL đưa ra để chứng minh là PQT & PQH đã tìm cách ăn cắp tài sản của đất nước, và nhận thấy một sự “thiếu chính xác, không đúng” trong một số “công văn” được nêu ra, nhất là “công văn” của văn phòng TT Nguyễn Tấn Dũng,  Công Văn mang số 2398 TTG/KTN, ngày 2/12/2009. Sau đây là nguyên lá thư của Phùng Quang Thanh, có nêu lên Công Văn 2398 của văn phòng Thủ tướng:





Sau đây là đoạn có mang ra Công Văn 2398, chụp gần:



Và sau đây là bản chụp lại Thông Báo của UBND tỉnh Khánh Hòa về vệc trưng dụng đất ở phi troùng Nha Trang để làm khu…du lịch, và các mục đích khác, cũng nêu lên Công văn 2398 của văn phòng Thủ tướng



Thông Báo trên được chụp gần, có nhắc lại một lần nữa Công Văn 2398:



Như đã mang ra ở trên, cả 2 ông Phùng Quang Thanh và Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đều trích CV 2398 như là một văn bản pháp luật đầu tiên làm căn bản cho sự trưng dụng đất của phi trường Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, và tất cả những nghị định, quyết định sau đó , trên nguyên tắc, đều dựa theo cái văn bản đầu tiên này.

Sở dĩ chúng tôi cố tìm hiểu cái Công văn số 2398 này, vì chúng tôi nghĩ rằng, để Bộ Quốc phòng hay Phùng Quang Thanh và tập đoàn trưng dụng một số đất rất lớn và quan trọng, thì phải có sự phát xuất hay chỉ thị từ những thẩm quyền cao hơn là Bộ Quốc phòng. Đó là lý do chúng tôi theo vết của Công văn 2398. Cũng theo PQT và Lê Đức Vinh (phó chủ tịch UBND, ký thay cho chủ tịch), nội dung của Công Văn do văn phòng Thủ Tướng NTD ký vào ngày 2/12/2009 là để “CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT SÂN BAY NHA TRANG”. Vậy, đâu là nội dung của công văn 2398? Sau đây là bản copy từ trang mạng của chính phủ CSVN, nguyên văn CV 2398:


Nếu đọc Công văn số 2398 trên, chúng ta thấy rằng, vụ trưng dụng đất này xẩy ra ở tỉnh Bắc Ninh (Bắc phần), và trưng dụng đất trồng lúa của người dân chứ không phải đất phi trường, mà nhất lại không phải phi trường Nha Trang. Nha Trang và Bắc Ninh cách xa nhau cả ngàn cây số thì không thể nào lầm lẫn được. Và Công văn 2398 lại được ký vào ngày 20 tháng 12 năm 2011, chứ không phải là 2/12/2009 như đã viết trong  2 văn kiện của PQT và UBND Khánh Hòa như đã trích ở trên.

Thì chúng ta tạm cho là cả 2 ông này đều….đánh sai số Công văn và sai ngày sai năm. Chúng tôi đi tìm hiểu trong văn khố lưu trữ theo thứ tự ngày tháng, thử xem ngày 2/12/2009, có một Công văn nào của TT NTD hay PTTg ký ban hành hay không? Và đây là sự thât: không có Công văn nào ký ngày 2/12/2009 cả từ văn phòng TT (thủ tướng); QĐ (Quân Đội) thì có. Xem kỹ hơn, thì nội dung của những công văn này không có liên quan gì đến dự án Nha Trang.



Như vậy, ngày 2/12/2009, văn phòng TT NTD không có ra một Công Văn nào liên quan đến vụ đất Nha Trang hay có con số gần giống với 2398. Hơn nữa,năm 2009 thua 2011 tới 24 tháng, công văn tháng 10, 2011 là 2398, thì công văn 2009 phải có số nhỏ hơn nhiều (thí dụ 2015/QĐ-TTG). Một lần nữa, người viết đem ra thêm một cách dưới đây để người đọc có thể tự tìm hiểu thêm về cái NỘI DUNG của CV 2398 mà PQT đưa ra:



Thường thường về thủ tục hành chánh, khi một yêu cầu nào bên trên ra lệnh bên dưới thi hành, thì sau khi thi hành, bên dưới phải báo cáo lên bên trên diễn tiến và kết quả sủa sự thi hành yêu cầu đó. Một câu hỏi nữa được đặt ra, là bản sao những lá thư, thông báo này của Phùng Quang Thanh và UBND tỉnh Khánh Hòa có được chuyển về văn phòng TT NTD để “tường trình về sự thực thi công văn 2398” không?. Sự thật là: không. Vậy thì làm sao mà vp TT NTD biết là lệnh của mình có được thi hành hay không. Sau đây là bản chụp phần cuối của Thông Báo, có ghi những nơi sẽ nhận được thông báo này, không có vp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Hoàng Trung  Hải, người ký thay cho NTD.



 Lá thư của PQT cũng vậy, bản sao không gửi cho vp TT NTD, như đã kèm theo bản chụp ở trên.



Vì hoạt động chuyển nhượng đất này dựa vào một văn kiện không có thật (Công văn 2398 TTg/KTN ngày 2/12/2009) và cũng không phải báo cáo lên cơ quan soạn thảo công văn 2398 (làm gì có Công văn này nên có ai để cáo cáo), chúng ta có thể nghi ngờ về sự chính xác và thành thật của sự chuyển nhượng khối tài sản đất đai trị gíá hàng tỉ dollars này

Những người Việt chống CS không bao giờ tin vào những điều gì CSVN đưa ra, nhất là những tài liệu tuyên truyền hay đánh phá lẫn nhau. Sự mạo nhận và gian dối trong việc, hoặc SỬA tài liệu, hoặc NGỤY TẠO tài liệu đều là những việc mà CSVN rất có khả năng. Cho nên cũng có thể Chân Dung Quyền Lực đã sửa đổi những văn kiện này trước khi tung lên internet, và cũng có thể những bức thư trên không bị cạo sửa. Đằng nào thì cũng đáng để những giới trách nhiệm với tài sản của người dân Việt Nam theo dõi và điều tra cho ra hư thực.

Nếu có sự ngụy tạo hay sửa tài liệu này thì nó có cho chúng ta một tí ánh sáng nào là ai đứng sau lưng Chân Dung Quyền Lực hay không? Họ muốn hại hay bênh Nguyễn Tấn Dũng? Còn nếu không có sự ngụy tạo mà cơ quan chống tham nhũng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn để yên thì thực sự tham nhũng nó đã đến những nhân vật cao nhất của đảng CSVN rồi. NTD có biết về cái sự thực này không? Chúng ta không cần biết. Hãy để cho những đảng viên trung ương của đảng CSVN giết hại lẫn nhau.


BHL
1/13/2015

Chú thích: bài này đã được viết dưới một đề tựa khác (Chân Dung Quyền Lực hay Chân Run Cùng Cực, nay với vài sửa đổi cho rõ nghĩa)

Ngaymaivietnam.blogspot.com

TIN ĐẶC BIỆT (chưa chính thức) : BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PHÁP SÁNG 26-6-2015





Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian (phải) đang đón tiếp Đại Tướng Phùng Quang Thanh,
Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN ngày 23-6-2015 trong chuyến thăm Pháp từ 19-6 đến 26-6-2015.


VietPress USA (27-6-2015): Theo tin đặc biệt từ tổ chức R.H. ở Hoa Kỳ cho hay thì Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN PHÙNG QUANG THANH đã vừa bị ám sát bằng súng hãm thanh vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 trước một ngôi nhà trên đường phố hẽm ở Paris của Pháp.

Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.

Tin cũng nói thêm rằng ngay tức khắc các cận vệ và đám sĩ quan tùy tùng đã đưa Đại Tướng Phùng Quang Thanh trở lại căn nhà vừa mới bước ra và liên lạc với Bộ Quốc Phòng Pháp để đề nghị bảo mật nguồn tin và lập tức đưa Đại Tường Phùng Quang Thanh ra phi trường trở lại Hà Nội khẩn cấp. Hiện tin nầy vẫn chưa nói rõ tình trạng vết thương của Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nặng nhẹ như thế nào.

Chuyến đi của Đại Tướng Phùng Quang Thanh qua Pháp gần như hoàn toàn không loan báo gì trên các mạng báo chí của Nhà nước csVN. Tuy nhiên dưới tựa đề "Vietnam, France step up defense ties" (Việt Nam, Pháp đẩy mạnh quan hệ quốc phòng) được viết bằng tiếng Anh đã loan lúc 02:11PM ngày 23-6-2015 của Bộ Quốc Phòng csVN đăng tải như sau:

"Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn trân trọng quan hệ với Pháp, cũng như nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia đã mang lại những cơ hội mới và tiềm năng hợp tác trong nhiều lãnh vực kể cả quốc phòng.

"Ông đánh giá cao vai trò quan trọng của Pháp ở châu Âu và trên thế giới và bày tỏ cảm ơn nước Pháp đã hỗ trợ Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thủy văn Quốc tế (International Hydrographic Organisation.).

"Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ca ngợi thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam; đồng thời khẳng định rằng các quốc gia Đông Nam Á đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế cũng như trong xây dựng Cộng đồng ASEAN.

"Ông nhấn mạnh ý định của Pháp tăng cường quan hệ với Việt Nam trên các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề quốc phòng.

Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng chia sẻ quan điểm rằng sự hợp tác quốc phòng trong những năm vừa qua đã chứng kiến sự phát triển như đã thấy trong việc trao đổi các phái đoàn, chia sẻ kinh nghiệm trong quân y, đào tạo và thuỷ văn cũng như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Hai bên nhất trí thúc đẩy các hoạt động này trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc phòng Pháp tiến vào thị trường Việt Nam"

Trên đây là bản Tin của Bộ Quốc Phòng Việt Nam mà ít ai biết được. Tin nầy phù hợp với thời gian mà nguồn tin cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng csVN vừa bị ám sát vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 tại Paris.

Tuy nguồn cung cấp tin khẳng định giá trị nguồn tin là 99%; nhưng VietPress USA xin loan tin nầy với mọi sự dè dặt thường lệ. Hiện vẫn chưa biết được ai chủ mưu ám sát Đạt tướng Bộ trưởng Quốc Phòng csVN Phùng Quang Thanh và vì lý do gì? Ông Thanh là nhân vật thân Trung Quốc một cách rõ rệt.

Ông Phùng Quang Thanh sinh ngày 02-2-1949, vào quân đội từ năm 1969 và được phong là Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân từ năm 1971. Ông Phùng Quang Thanh được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Quốc Phòng nước VNcs từ tháng 6 năm 2006 kế nhiệm tướng Phạm Văn Trà. Ông là Uỷ Viên Thường Trực Bộ Chính Tri Trung Ương đảng csVN và được coi là nhân vật quyền lực thứ nhì trong đảng csVN.

Trong thời gian ông Chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đến thăm Hoa Kỳ lần đầu từ ngày 06-7 đến 10-7-2015 để gặp TT Barack Obama; mà lại xảy ra vụ ám sát Đại Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng thân Trung quốc Phùng Quang Thanh, đã làm cho giới phân tích tình hình quốc tế nghi ngờ rằng đây là đòn "thí chốt" để cảnh cáo của Trung Quốc đối với chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ (http://www.vietpressusa.com/2015/06/lich-trinh-chuyen-vieng-tham-hoa-ky-lan.html ). Sau hội nghị Diễn Đàn An Ninh Á Châu Shangri-La tại Singapore từ 29 đến 31-5-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đến Hà Nội hôm 01-6-2015 để cùng ký chung với Đại tướng Phùng Quang Thanh về "Thỏa thuận tầm nhìn Quốc Phòng Việt - Mỹ" 


Trung Quốc đã cảnh cáo và nay chuyến đi khá kín tiếng của Đại tướng Phùng Quang Thanh đến Paris họp riêng với Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian được nguồn tin dấu tên nói là để mua vũ khí thế hệ mới của Pháp nên sợ rằng đó là lý do mà Trung Quốc "thí chốt" để cảnh cáo csVN; nhất là sợ chuyến đi của Chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào tháng 7-2015 sẽ thỏa thuận giao Cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.

Trên mạng xã hội Facebook, một người thường đưa các tin mật và chính xác từ phía nội bộ csVN là cô Thùy Trang Nguyễn cũng vừa loan tin Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát ở Âu Châu ngày 26-6-2015; nhưng không nói rõ nơi nào. Thực hư như thế nào chỉ chờ vài ngày sẽ biết rõ 


HẠNH DƯƠNG.

“Tôi về vẫn phải tiếp tục đấu tranh và không thể chùn bước trước chế độ cộng sản. Tôi muốn gửi đến chính quyền CS này hãy từ bỏ ý định dùng nhà tù, công an, cảnh sát để đàn áp chúng tôi. Bởi tức nước sẽ vỡ bờ. Người nông dân chúng tôi quyết giữ đất để canh tác trồng trọt chúng tôi quyết giữ đất cho đến hơi thở cuối cùng" - ông Khiêm tuyên bố.



Hà Nội (NV) - Sáng ngày 25/6/2015, khoảng 44 người gồm những người thân, dân oan Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội và những người vận động dân chủ đã đi đón tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm ra tù.



Đoàn dân oan đi đón ông Trịnh Bá Khiêm (áo đen) ra tù, bên cạnh con trai Trịnh Bá Tư vừa bị công an đánh trọng thương khi đi đón bố. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Ông Khiêm là dân oan chống cưỡng chế đất bất công bị giam giữ tại Trại giam số 6 – Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. Những người đi đón ông gồm thân nhân và bằng hữu đã bị công an ngăn chặn, thậm chí đánh đập một cách dã man.

Đi đón tù nhân mãn hạn, bị tấn công dã man

TNLT Trịnh Bá Khiêm ra tù sớm hơn một tháng so với bản án mà ông bị áp đặt vì đấu tranh chống lại sự cưỡng chế đất đai của nhà cầm quyền Việt Nam vào năm 2014. Tòa Án Hà Nội đã tuyên bốn nông dân Dương Nội về tội “Gây rối trật tự công cộng” và “Chống người thi hành công vụ” trong đó ông Trịnh Bá Khiêm 15 tháng tù giam, vợ ông là Cấn Thị Thêu 15 tháng tù giam và ông Trần Văn Sang 20 tháng tù giam.

Trại giam số 6 - Thanh Chương, Nghệ An không cho người nhà vào đến Trại giam để đón ông. Với lý do là phải đưa ông về chính quyền địa phương để quản chế. Tuy nhiên dân oan ở Dương Nội đã phản đối việc làm phi nhân đạo này.

Mọi người căng biểu ngữ biểu tình tại chỗ trại giam khoảng một giờ đồng hồ để phản ứng về cách hành xử vô pháp của Công an trại giam số 6, buộc ban quản lý trại giam phải nhường bộ thả ông Trịnh Bá Khiêm, nhưng lại cách xa phía bên ngoài trại cả 1 km.

Phản ứng trước việc này, mọi người tiếp tục tuần hành đến chỗ ông Khiêm đang đợi. Giữa chừng họ bị những người lạ mặt thường phục tấn công khiến anh Trịnh Bá Tư là con của ông Trịnh Bá Khiêm bị chảy máu mắt, nhiều người bị đánh vào đầu như chị Mai Thanh, bị đập nát máy ảnh, điện thoại.


Nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ đại diện cho Hội Bầu Bí Tương Thân trao quà cho ông Khiêm. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Anh Trịnh Bá Phương, con trai ông Khiêm, cho biết: "Chúng tôi những người trong nhóm Nhóm Hiến chương 2015 Hà Nội cực lực lên án hành động dã man trên. Hành động đánh người của công an ở khu vực Trại giam số 6 Nghệ An đã xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948, mà hiện nay Nhà nước VN đã là một thành viên Hội đồng Quốc tế Nhân quyền.”

“Công an trại giam số 6, nhà chức trách địa phương ở Nghệ An, Tổng cục 8 Bộ công an phải chịu trách nhiệm về những tội ác gây ra!" - anh Phương hùng hồn tuyên bố.

Được biết, sau khi sự việc xảy ra, một số người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Tân Kỳ, Nghệ An.

“Tôi không chùn bước trước chế độ cộng sản”

Khoảng 20 giờ tối 25/6/2015, đoàn xe của bà con nông dân Dương Nội đi đón ông Khiêm đã về tới Hà Nội, trong vòng tay chào đón của những người hàng xóm. họ bắt tay, ôm nhau vui mừng trước sự chính kiến của lực lượng an ninh.


Ông Khiêm và con trai Trịnh Bá Phương trả lời PV Người Việt. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Ông Trịnh Bá Khiêm chia sẻ với chúng tôi sau khi được tự do: “Trong hơn một năm lao tù vừa qua, tôi đã phải trải qua bao nhiêu gian nan thử thách. Công an không dám đánh đập tôi nhưng họ đã tìm mọi cách để hành hạ thân xác. Họ chèn ép đủ kiểu trong cuộc sống lao tù. Đối với tù hình sự thì không dám nói nhưng thời gian tới tôi sẽ kể từ từ để mọi người được biết."

Khi được hỏi bác suy nghĩ như thế nào khi vừa được tự do mà nghe tin con trai bị đánh trọng thương thì ông cho biết: “Chế độ cộng sản đang vào lúc suy tàn nên chúng sử dụng côn đồ, đầu gấu và có thể có sử dụng cảnh sát mặc đồ dân sự, dân phòng,… để đàn áp bà con chân tay không. Ngay cả bà già, phụ nữ họ cũng đánh đập thì thật là tàn nhẫn.”

Hiện nay sức khoẻ của ông đang rất yếu, tình trạng phù nề toàn thân. Nhưng ông cho biết: “Tôi về vẫn phải tiếp tục đấu tranh và không thể chùn bước trước chế độ cộng sản. Tôi muốn gửi đến chính quyền CS này hãy từ bỏ ý định dùng nhà tù, công an, cảnh sát để đàn áp chúng tôi. Bởi tức nước sẽ vỡ bờ. Người nông dân chúng tôi quyết giữ đất để canh tác trồng trọt chúng tôi quyết giữ đất cho đến hơi thở cuối cùng" - ông Khiêm tuyên bố.

CỤC TRƯỞNG CỤC BÁO CHÍ HOÀNG HỮU LƯỢNG DỐT ĐẾN THẾ LÀ CÙNG!

(vì thế mới gọi là "CỤC", nếu tiếp tục tuyên bố những câu như vậy thì s được gọi là "HÒN", vì Cục và Hòn..thì cũng gần nhau ở dưới đó cả) - nmvn


Nguyễn Thùy Trang







Trong bài báo đăng trên tờ VietnamNet có tựa "Kinh tế là nỗi lo lớn nhất của báo chí" và ở đoạn cuối ông Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng nói rằng:

"Thế giới có rất nhiều tờ báo bưu điện có tiếng như Washington Post, Bangkok Post. Bộ giữ lại cái tên báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như vậy"!.

Dạ kính thưa ông CỤC TRƯỞNG Hoàng Hữu Lượng, chữ POST đứng phía sau các tờ báo như Washington POST, BangKok POST, Milpitas POST, Huffington POST không có nghĩa là báo BƯU ĐIỆN bác ạ.

Thật là quá tội nghiệp cho trình độ của ông CỤC TRƯỞNG! Trong lịch sử chữ POST phía sau một bản tin đồng nghĩa với "Bố Cáo", "Thông Cáo" hay một bản Bích Chương cáo thị.

Trước đây các tờ POST nầy lúc đầu họ xuất bản chỉ in ra 2 tờ (4 trang) cho các bản tin địa phương, vì không đủ 8 trang để thành một tờ báo (News Paper) cho nên các tờ "Thông Cáo" địa phương nầy mới sử dụng chữ POST để đúng nghĩa của nó, nhưng sau nầy các tờ POST in nhiều trang hơn và trở thành "tờ báo" nổi tiếng, tuy nhiên họ vẫn giữ nguyên cái tên POST nầy.

Trong tiếng Anh (ENGLISH) chữ POST đứng đằng sau bản News có nghĩa là: To display (an announcement) in a place of public view.

Đương nhiên chữ POST cũng có nghĩa là BƯU ĐIỆN, tuy nhiên như trường hợp Washington POST không thể gọi là BÁO BƯU ĐIỆN được vì nó chẳng dính dáng gì tới hệ thống "US Post Office" của chính phủ Mỹ, đồng thời nó sai nghĩa hoàn toàn trong trường hợp nầy.


Nguyễn Thùy Trang