6/15/2015

Sang Đài Loan làm lao công trong nhà riêng - Lại một hậu quả bi đát của CSVN

“Đây là cơ hội tốt cho lao động nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ nghèo các tỉnh miền Tây”. (một công ty tuyển người tuyên bố)

Việc Đài Loan tuyển dụng trở lại lao động giúp việc gia đình Việt Nam sau 10 năm gián đoạn mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người ở thị trường này

Theo quyết định của Bộ Lao động Đài Loan, kể từ ngày 1-7, lao động Việt Nam được cấp visa vào vùng lãnh thổ này làm việc ở lĩnh vực giúp việc gia đình (GVGĐ). Hiện có khá nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động(XKLĐ) khẩn trương tìm đối tác, tuyển chọn lao động sang Đài Loan.

Thu nhập khá, ít rủi ro

Trong 40 thị trường XKLĐ của Việt Nam, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) đánh giá Đài Loan là thị trường mà lao động GVGĐ chuộng sang nhất, nhờ có sự tương đồng về văn hóa, ít rủi ro. Quan trọng hơn, thu nhập của người lao động (NLĐ) tương đối khá, khoảng 13 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.

Nhờ những yếu tố thuận lợi trên, tính đến năm 2004, trong tổng số 32.000 lao động làm việc theo hợp đồng ở Đài Loan, có đến 60% người GVGĐ, số còn lại là lao động công xưởng và thuyền viên. Tuy nhiên, kể từ tháng 1-2005, Đài Loan dừng tiếp nhận lao động GVGĐ Việt Nam do tỉ lệ bỏ trốn quá cao. Lệnh dừng tuyển này khiến lao động nữ ở các vùng nông thôn mất cơ hội sang Đài Loan, buộc phải chuyển hướng sang Malayisa và Ả Rập Saudi, 2 thị trường thu nhập thấp, chỉ vào khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, ở Ả Rập Saudi, NLĐ còn thường xuyên bị nợ lương, phân biệt đối xử.



Với việc nối lại thị trường, sẽ có đông lao động nữ sang Đài Loan làm việc

Theo ông Hoàng Khải Minh, Tổng Giám đốc Công ty Môi giới nhân lực Forward (huyện Đài Trung - Đài Loan), nhu cầu tuyển dụng lao động GVGĐ, bao gồm cả chăm sóc người bệnh, người già tại nhà ở Đài Loan rất lớn. Forward đang xúc tiến các hoạt động hợp tác để tiếp nhận lao động Việt Nam như trước đây.

Khoảng 40 DN XKLĐ đã và đang thương thảo hợp đồng với các công ty môi giới Đài Loan để tuyển chọn lao động, trong đó có một số DN từng cung ứng nhiều lao động GVGĐ như Traenco, Hycolasec, Simco Sông Đà, TTLC, Vinamotor, Sovilaco, Emico… Ông Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Hycolasec, nhận định: “Đây là cơ hội tốt cho lao động nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ nghèo các tỉnh miền Tây”.

Không được thu phí cao

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Dolab, cho rằng nỗ lực đàm phán cùng với việc triển khai đồng bộ các biện pháp chấn chỉnh thị trường, ngăn ngừa lao động bỏ trốn trong nhiều năm qua đã giúp XKLĐ Việt Nam nối lại hợp tác cung ứng lao động GVGĐ với Đài Loan.

Theo hướng dẫn mới đây của Dolab, chỉ những DN tổ chức bộ máy đào tạo chuyên trách, tuân thủ tốt pháp luật về XKLĐ, có cam kết bảo đảm việc làm, thu nhập, thu phí đúng quy định mới được phép làm. NLĐ sang Đài Loan theo hợp đồng 3 năm (được gia hạn thêm 17 tháng). Khi ký hợp đồng, DN phải cam kết bảo đảm mức lương tối thiểu 17.500 TWD/tháng (khoảng 11,6 triệu đồng). NLĐ được chủ sử dụng trả phụ cấp làm thêm, chăm sóc y tếđầy đủ; bố trí nơi ở, ăn miễn phí và mua bảo hiểm rủi ro với mức bồi thường 300.000 TWD (gần 200 triệu đồng).

Theo Dolab, trong giai đoạn thí điểm từ ngày 1-7 đến cuối tháng 12-2015, nếu DN nào không thực hiện đúng cam kết, nhất là trong vấn đề thu phí, sẽ không được phép tham gia nữa. Mức phí theo quy định của Dolab là 2.036 USD/người, chưa kể ký quỹ ràng buộc hợp đồng 800 USD/người. Ông Hồ Trường Sơn, Phó Giám đốc Công ty Trường Giang, đánh giá mức phí không quá cao sẽ tạo thuận lợi cho NLĐ sang Đài Loan. Công ty này dự kiến còn áp dụng chính sách hỗ trợ, cho NLĐ mượn trước trả sau 50% chi phí.

No comments:

Post a Comment