6/25/2015
40 ngày nhìn lại 40 năm (phần 1)
Phạm Đình Nhiên
23-06-2015
30 tháng 4 đã 40 lần qua đi nhưng đất nước và dân tộc còn rất nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết.
Tôi để ra 40 ngày cho cái khí thế bừng bừng chiến thắng với súng ống ngợp trời ngày diễn binh mừng quân đội miền Bắc đánh bại quân đội miền Nam lắng xuống và lòng người cũng lắng xuống mới bắt đầu viết bài này.
Đảng CSVN rất tự hào qua lời phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ngày 30.4.2015: “Cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của quân và dân ta, tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, nó mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta – kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Nhưng nhiều người không nghĩ như Tổng Bí Thư đảng CSVN, kể cả những người đã có mặt và đóng góp mồ hôi nước mắt hay xương máu trong cuộc chiến mà đảng CSVN rất tự hào.
Vì vậy, trong khi đảng CS chuẩn bị tổ chức long trọng kỷ niệm ngày 30-4 thì cũng là lúc phát khởi rất nhiều ý kiến về ngày 30-4, từ những vị trí thức khoa bảng, những sĩ quan cao cấp quân đôi miền Bắc, văn nghệ sĩ lớn tuổi, cho đến lớp trẻ lớn lên, đươc nuôi dưỡng, giáo dục hoàn toàn trong lòng chế độ Cộng Sản và cả người Việt ở nước ngoài từ trí thức tới những người đã tham dự cuộc chiến (quân đội miền Nam), những thanh niên sinh ra trên đất nước người nhưng quan tâm tới sự hưng vong của nòi giống Việt Nam.
Về phía Đảng CSVN chính thức lên tiếng gồm Nguyễn minh Triết, cựu chủ tịch nước, bà Nguyễn thị Bình, cựu ngoại trưởng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Nguyễn thiện Nhân Ủy Viên Bộ Chính Trị được đảng cử giữ chức vụ chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc hiện thời…
Những ý kiến này liên quan đến ba vấn đề chính: một, nguyên nhân cuộc chiến Nam – Bắc Phân Tranh; hai, đất nước dưới sự cai trị của đảng CSVN; ba, vấn đề hoà hợp hoà giải. Chúng tôi chỉ mạn phép đề cập đến vấn đề một và hai. Vấn đề hoà hợp hoà giải đã được nói đến từ lâu.
Ý Nghĩa và Nguyên Nhân Của Cuộc Chiến Nam – Bắc Phân Tranh:
Đảng CSVN luôn đề cao ngày 30-4-1975 như là cái công thống nhất đất nước, vì đất nước mà chiến đấu, hy sinh xương máu nhưng những người từng là đảng viên Cộng Sản có trên 40, 50 tuổi đảng như Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang, Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên Tư Vấn cho các Thủ Tướng Võ văn Kiệt, Phan văn Khải; cựu Đại Tá Bùi Tín, Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, 1 trong những người có mặt đầu tiên tại dinh Độc Lập ngày 30-4-1975; nữ Nhgệ Sĩ Ưu Tú Kim Chi theo chân bộ đội trên dãy Trường Sơn… đều cho rằng cuộc chiến tàn ác do đảng CSVN chủ trương gây ra – khi xua quân xâm chiếm miền Nam – giết chết gần 10 triệu người ở cả 2 miền Nam, Bắc là 1 cuộc chiến phi dân tộc, cuộc chiến đánh thuê.
Giáo sư Tương Lai trong cuộc phỏng vấn của đài VOA ngày 29-4-2015 phát biểu như sau: “Việt Nam biết quá rõ vì Việt Nam từng là con tốt trên bàn cờ của các nước lớn”.
Cựu Đại Tá Phạm Đình Trọng, gần 40 tuổi đảng: “Ngày 30-4-1975 là ngày chiến thắng vĩ đại của những người Cộng Sản chỉ biết có giai cấp, không biết đến dân tộc nhưng là ngày thua đau của cả dân tộc Việt Nam”. Năm 2014, gần đến ngày 30-4 ông viết: “… đảng CSVN đã buộc dân tộc Vìệt Nam Văn Hiến phải trở thành tên lính xung kích trong cuộc chiến tranh ý thức hệ thế giới ngập máu và nước mắt, buộc dân tộc Việt Nam nhỏ bé hiền lành phải trở thành tên lính đánh thuê không công cho sự sống còn của chủ nghĩa Cộng Sản thế giới”.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, lúc còn niên thiếu đã đi kháng chiến từ những ngày đâu tiên cho rằng đảng CSVN đã đẩy người Việt Nam vào cuộc chém giết đẫm máu vừa qua: “Không ai thấy người dân miền Nam đánh ra miền Bắc, cũng không thấy người dân miền Bắc đánh vào miền Nam, ngoại trừ những người bị Cộng Sản xúi giục, cưỡng bức”.
Nữ Nghệ Sĩ Ưu Tú Kim Chi, người đã từng lặn lội trên dãy Trương Sơn với bộ đội Nam tiến cũng phát biểu tương tự: “Ngày 30-4-1975 là ngày chiến thắng của đảng CSVN nhưng là ngày thảm bại cho cả một dân tộc mà trong đó tất cả mọi thành phần đều phải gánh chịu một phần trách nhiệm”, và: “Bây giờ mỗi lần 30-4, tâm trạng của tôi rất đau đớn … Nỗi đau buồn không thể diễn tả bằng lời được”.
Đó là những lời tiêu biểu được nói lên từ những đảng viên lão thành của đảng CSVN.
Với lớp trẻ, được sinh ra hoặc lớn lên sau 30-4-1075, được giáo dục, nuôi dạy trong môi trường XHCN như bạn Nam Phong ở Huế:
– Tôi khóc thương cho số phận dân tộc Việt, thương cho hàng triệu người Việt ở cả hai phía đã ngã xuống cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn …. Người Việt trở thành sĩ tốt xung phong. Việt Nam thành bàn cờ nhưng người chơi là người Nga, người Trung Quốc và người Mỹ, không phải người Việt.
Nhà văn Trần quốc Quân hiện ở Ba Lan:
– Với một người bố Bắc, mẹ Nam như tôi, ngày 30-4-1975 thật đặc biệt, thật ý nghĩa. Đó là ngày kết thúc một cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử dân tộc. Từ đây những người ruột thịt của tôi không còn phải chĩa súng vào nhau bắn giết nữa.
Bạn Hải Long ở Hà Nội (cha là đảng viên đảng CSVN và có mặt trong đoàn quân Nam tiến, sau 30-4-1975 bị cử coi tù cải tạo miền Nam) viết:
– Hãy gọi ngày 30-4 là ngày phán xét. Ngày phán xét những kẻ đã đẩy dân tộc vào cuộc chiến huyết nhục tương tàn. Ngày phán xét những lãnh đạo miền Bắc thời điểm đó, những kẻ đã trực tiếp đẩy hàng triệu thanh niềm Bắc lên dàn hoả thiêu vì một lý thuyết không tưởng, mơ hồ… Nói cho cùng chúng ta tất cả là người thua cuộc.
Sự thật của cuộc chiến thảm sát với núi xương sông máu của gần 10 triệu người Việt ở cả hai miền hiện đã được xác quyết, nhất là bằng chứng do chính Lê Duẫn, Tổng Bí Thư đảng CS, nhân vật nắm giữ mọi quyền hành, người chủ trương xua quân chiếm miền Nam, đưa ra :
“Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”.
Đảng Cộng Sản Việt Nam không thể chối tội trước lịch sử dân tộc vì đã theo lệnh Nga, Tàu gây ra thảm cảnh cốt nhục tương tàn vừa qua.
GHI CHÚ :
Sau đây là cái nhìn của 1 người Mỹ và của 2 nhân vật trong quân đội miền Nam:
– Trong cuộc phỏng vấn của Nguyễn Hùng, phóng viên đài BBC ngày 7-5-2015, một chính trị gia Mỹ, bà Dân Biểu Loretta Sanchez (tất nhiên có cái nhìn từ phía người Mỹ) nhận xét về cuộc chiến VN : “Ở góc độ nào đó, nó là cuộc chiến ủy nhiệm và vì tất cả những lý do đó, nó là cuộc chiến đáng buồn. Nó đáng buồn vì nó là cuộc chiến ủy nhiệm”.
– Cựu Thiếu Tướng Lê minh Đảo đang sống ở Mỹ: “Tất cả nhân dân hai miền Nam Bắc chúng ta đều thua cả. Thắng chăng, Tàu cộng nó thắng”.
– Ông Phạm Hoà, cựu Biệt Kích, hiện đang sống tại Mỹ: “Người miền Nam, miền Bắc đều trả giá và trả giá rất đắt. Thành thử đó là đau thương cho cả đất nước Việt Nam”.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment