6/02/2015
Biển Đông Sôi Sục
Tình hình có thể dẫn tới chiến tranh? Không ai dám khẳng định, vì bất kỳ một sơ xuất nào cũng có thê dẫn tới ngộ nhận, và rồi phản ứng khó lường.
Bản tin BizLIVE hôm 1-6-2015 kể chuyện Cảnh sát Biển yêu cầu tàu cá nước ngoài rời vùng biển Việt Nam.
Bản tin này viết:
“Tính riêng trong vòng từ đầu tháng 5/2015 đến nay, hai tàu CSB 2007 và CSB 2006 đã phát hiện, tiến hành làm công tác tuyên truyền và yêu cầu 42 tàu cá nước ngoài rời khỏi vùng biển chủ quyền nước ta...
...Theo lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1, từ đầu năm 2014 đến nay, phần lớn các tàu cá nước ngoài, trong đó có rất nhiều tàu vỏ sắt đã sử dụng chiêu thức mới để xâm nhập đánh bắt trộm hải sản trong vùng biển của ta đó là họ đã xóa hết số hiệu tàu nhằm mục đích gây khó khăn cho lực lượng của ta trong việc ghi chép, lập biên bản hoặc chụp ảnh, ghi hình tàu vi phạm...
Bên cạnh việc khai thác trái phép, họ còn lợi dụng để trinh sát nắm tình hình và tạo khu vực đánh cá truyền thống, thuận lợi cho ý đồ của họ sau này.”(ngưng trích)
Như thế, là có tàu gián điệp giả làm tàu cá vào biển VN để chụp hình, đo lường các tuyến thủy triều để sau này đổ bộ?
Trong khi đó, báo Pháp Luật ghi rằng TQ đã ngang ngược cảnh cáo Ấn Độ 'không tìm dầu ở biển Đông'.
Bản tin PL viết:
“Mặc dù đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý, Trung Quốc vẫn ngang ngược cảnh báo Ấn Độ không được phép thăm dò dầu khí ở khu vực khi “không có sự cho phép của Bắc Kinh”.
Tập đoàn ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ là bên tham gia vào dự án thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Mọi hành động thăm dò dầu và khí đốt đều phải được Trung Quốc cho phép trước tiên.” Lời tuyên bố này được đưa ra trong bên lề một cuộc họp do Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) tổ chức mới đây, với sự góp mặt của nhiều hãng tin quốc tế...”(ngưng trích)
Mặt khác, bản tin đài RFI từ Paris cho biết:
“Bốn tàu chiến của Ấn Độ tiến hành tập trận với 5 nước Đông Nam Á xung quanh các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trước khi tới Úc.
Báo điện tử Ấn Độ Deccan Herald, ngày hôm nay 01/06/2015 cho biết, khu trục hạm tàng hình INS Satpura và tàu hộ tống chống tàu ngầm INS Kamorta đã tham gia cuộc tập trận Simbex-2015 với Hải quân Singapore, từ ngày 23 đến 26/05.
Trong khi đó, hai tàu khác là khu trục hạm có trang bị tên lửa INS Ranvir và tàu tiếp tế nhiên liệu INS Shakt tới Jarkarta từ hôm qua, 31/05, để tham gia cuộc tập trận với Hải quân Indonesia trong vòng bốn ngày.
Kết thúc cuộc tập trận với Indonesia, các tàu chiến của Ấn Độ sẽ tới các cảng Kuantan, Malaysia, cảng Sattahip tại Thái Lan và cảng Sinanoukville ở Cam Bốt để tập trận với hải quân các nước này. Sau đó, các tàu chiến Ấn Độ, thuộc hạm đội phương Đông sẽ tới cảng Freemantle, Úc.”(ngưng trích)
Trong khi đó, bản tin VOA từ Hoa Kỳ cho biết Mỹ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 18 triệu đôla mua tàu tuần tra.
Bản tin này viết:
“Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam ký một Tuyên bố về Tầm Nhìn Chung để hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong tương lai.
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói với báo chí khi ông đến thăm Cảng Hải Phòng rằng: “Chúng ta phải hiện đại hoá quan hệ đối tác song phương. Sau 20 năm bình thường hoá bang giao, có rất nhiều điều mà hai nước có thể hợp tác để làm việc với nhau.”
Hãng tin tường thuật rằng trong khuôn khổ các nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa hai nước cựu thù, ông Ashton Carter loan báo Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam thành lập một tung tâm huấn luyện binh sĩ để tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Washington sẽ phái một chuyên gia Mỹ về công tác gìn giữ hoà bình tới làm việc ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội...
...Hôm qua, Chủ nhật 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tới thăm Bộ Tư Lệnh Hải quân và Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Ông Carter cam kết sẽ cung cấp 18 triệu đô la để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra của Mỹ, và cải thiện khả năng phòng vệ biển của Hà Nội.”(ngưng trích)
Một bản tin khác của VOA ghi lời chính phủ VN rằng đừng nên liên kết lệnh cấm vũ khí sát thương với vấn đề nhân quyền.
Bản tin này viết:
“'Các vấn đề về nhân quyền không nên được liên kết với quyết định của Hoa Kỳ về việc hoàn toàn tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam'. Đó là quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sau khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm nay.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi liệu vấn đề nhân quyền có nên đóng một vai trò trong quan hệ quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chỉ nói rằng các giới chức Mỹ thường xuyên có những cuộc thảo luận rất thẳng thắn về các vấn đề chính trị và có tính cách nội bộ với giới lãnh đạo Việt Nam, và ông nói rằng các vấn đề đó chồng chéo với các vấn đề về an ninh.
Các quốc gia Tây phương và các tổ chức bênh vực nhân quyền đã nhiều lần nêu lên quan ngại về các vụ vi phạm nhân quyền bởi chính quyền Việt Nam. Hội Ân xá Quốc tế nói rằng hàng chục người vẫn đang bị cầm tù chỉ vì đã hành xử quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà.
Lên tiếng tại một cuộc họp báo sau cuộc hội kiến giữa hai vị bộ trưởng quốc phòng, ông Phùng Quang Thanh nói rằng việc tháo bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ phù hợp với các lợi ích của cả hai nước. Ông lặp lại rằng ông tin rằng không nên gắn kết vấn đề nhân quyền với quyết định ấy.
Ông Thanh bênh vực chính sách của Hà Nội, nói rằng nhà nước tôn trọng các quyền và tự do của dân chúng.”(ngưng trích)
Dĩ nhiên, giới hoạt động nhân quyền lên tiếng. Bản tin RFA từ th3u đô Hoa Kỳ ghi nhận:
“Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội không đồng ý với ông Phùng Quang Thanh rằng Việt Nam đang đảm bảo rất tốt vấn đề nhân quyền.
“Tôi đánh giá rằng tình trạng nhân quyền trong những năm vừa qua không có được cải thiện một cách đáng kể, ngoài việc chính quyền có giảm việc bắt giữ những người đấu tranh dân chủ và hoạt động nhân quyền trong nước. Nhưng thay vào đó họ tiến hành những chiến dịch bạo lực tấn công vào những người hoạt động nhân quyền.”..
...Luật sư Nguyễn Văn Đài đề nghị rằng Hoa Kỳ nên đưa ra cho Việt Nam một lộ trình cải thiện nhân quyền chứ không nên chỉ thảo luận với Việt Nam mà không đưa ra một kết quả nào cả.”(ngưng trích)
Khó vậy, khó vậy...
Trần Khải
dv
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment