Thiết kế bên trong toa xe tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên để người dân cho ý kiến.
Việt Hùng
04/06/15
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có Tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông sẽ tiến hành mua sắm 13 đoàn tàu, loại tàu B1 của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ.
Theo nội dung tờ trình, nhà sản xuất đoàn tàu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh (Beijing Rolling Stock Equipment Co., Ltd). Đoàn tàu hoạt động trên tuyến đường sắt này với tốc độ không cao, không đòi hỏi thiết kế khí động học nhưng vẫn cần dáng vẻ hiện đại, năng động với màu sắc, họa tiết trang trí trẻ trung, đậm đà bản sắc văn hóa thủ đô văn hiến nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Theo đó, Tổng thầu Trung Quốc đã trình nộp 6 phương án thiết kế ngoại thất gồm: phương án 1, 2 và 3 đều có hình dáng đầu tàu hình tròn tù, gần với hình dạng đầu tàu cổ điển, tuy có trang trí hiện đại hơn ở kính, đèn pha, gạt nước, cản trước... chỉ khác nhau ở phần trang trí đường nét màu sắc bên ngoài đoàn tàu.
Phương án 4 và 5 chỉ khác 3 phương án trên ở phần cản trước chống xô dưới đầu tàu có bo tròn về phía sau.
Phương án 6 đầu tàu có hình vát nhọn, gần với hình dạng khí động học, hiện đại, năng động thường thấy ở các đoàn tàu tốc độ cao, kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn, tạo dáng vẻ hiện đại, nhanh nhẹn nhưng vẫn sang trọng, thích hợp với phong cách, bản sắc văn hóa của thủ đô văn hiến.
Ngoài ra, Tổng thầu cũng đưa ra 4 phương án thiết kế nội thất cho đoàn tàu.
Cụ thể, phương án 1 bố trí hai hàng cột cong về phía cửa sổ, đem lại không gian rộng rãi, người đi tàu thuận tiện hơn khi ngồi nắm tay vào cột, hàng cột giữa dọc theo lối đi giữa toa cho phép hành khách đứng bám ổn định khi đông khách trên toa. Thiết kế này cũng làm tăng không gian cho hành khách khi phải đứng trên tàu.
Phương án 2 thiết kế lấy ý tưởng từ hình ảnh lá sen, loài hoa mang đậm bản sắc dân tộc Việt, thiết kế tấm ốp đầu hai phía đầu ghế tựa hình lá sen và cũng bố trí hai hàng cột giồng như phương án 1.
Phương án 3 và 4 thiết kế hai hàng cột cong vươn ra giữa toa đem lại cảm giác cởi mở hơn. Tuy nhiên, lại giảm không gian cho hành khách khi phải đứng trên tàu.
Trên cơ sở nghiên cứu phương án thiết kế do Tổng thầu trình nộp và mô hình tàu mẫu tuyến Metro số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với việc lựa chọn các phương án thiết kế ngoại thất, nội thất phù hợp với nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt đề xuất lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất với đầu tàu theo phương án 6.
Bên cạnh đó, họa tiết trang trí lựa chọn biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu, tại vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh-Hà Đông thể hiện điểm đầu-điểm cuối của tuyến đường sắt đô thị thể hiện trên nền sơn phủ kín đầu trước tạo vẻ trang nghiêm và không đánh số tuyến để tránh phức tạp trong việc quy hoạch các tuyến khác của Hà Nội.
Sơn trang trí đoàn tàu sử dụng chất liệu vỏ thép không gỉ với bề mặt được đánh xước mờ, sạch sẽ mà không quá bóng bẩy. Chỉ trang trí họa tiết đầu tàu và dải mầu chỉ thị của tuyến đường sắt đô thị. Màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây tạo cảm giác trẻ trung, năng động nhưng thân thiện môi trường thiên nhiên. Đèn pha đầu tàu lựa chọn loại đèn pha 3 kép (đèn chiếu gần, chiếu xa, đèn đỏ khi ở đuôi tàu).
Đối với thiết kế nội thấy, mẫu tàu này sẽ có kết cấu tay vịn, cột lựa chọn phương án bố trí hai hàng cột cong về phía cửa sổ, đem lại cảm giác không gian rộng rãi, thuận tiện khi ngồi nắm tay vào cột, tấm ốp đầu ghế ngồi tạo hình lá hoa sen. Ghế ngồi bố trí dãy ghế dài dọc vách toa dưới cửa sổ; giữa toa là lối đi hoặc chỗ đứng cho hành khách ngồi khi tàu tăng tốc hoặc hãm dừng. Tại đầu toa có bố trí hai dãy ghế dành riêng cho người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
Bảng thông tin hiển thị lựa chọn màn hình bố trí phía trên các cửa lên xuống, có kích thước lớn, rõ ràng, hiện đại thể hiện các thông tin thuận tiện cho hành khách đi tàu (ga đến, ga đang dừng, bản đồ tuyến, thời gian, phía cửa mở...).
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, phương án thiết kế nội, ngoại thất đoàn tàu sau khi được thống nhất, chấp thuận của cấp thẩm quyền sẽ là cơ sở để đàm phán và yêu cầu Tổng thầu thực hiện xây dựng bản vẽ chế tạo đoàn tàu song song với các công tác sản xuất mô hình đầu tàu mẫu để tiết kiệm thời gian.
Ban Quản lý dự án đường sắt đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, bố trí cuộc họp để Ban trình bày có sự tham gia của các đơn vị và đại diện thành phố Hà Nội làm cơ sở chấp thuận lựa chọn phương án thiết kế nội ngoại thất chỉ đạo Tổng thầu sản xuất mô hình đầu tàu mẫu đưa sang Việt Nam để xin ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan một cách trực quan nhất./.
Trước đó, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) đã có báo cáo kết quả thẩm định phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, trong đó chi phí mua đoàn tàu lên tới hơn 63,2 triệu USD dựa trên Chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC.
Không biết nhưng kẻ thường ngày vẫn leo lẻo 16+4 có dám đi thường xuyên trên chuyến tàu này không
Không biết, nhưng chúng ăn % là cái chắc!
Từ cái Bâu xit Tây Nguyên
cái Vinashin, cái Vinalins
đến cái môi trường đô thị Thủ đô huỷ diệt cây xanh,
việc to bằng giời
thì chẳng thèm hỏi ý kiến nhân dân.
Đằng này nội thất với chả ngoại thất cái xe điện thôi
mà bày đặt.
Thối thật.
1/ Chỉ riêng việc chọn mua của giặc Trung cộng đã biết Ban Quản lý dự án đường sắt là những kẻ ăn cướp rồi. Tại sao các thiết bị của TC chất lượng kém, giá cao (lúc đầu rẻ, nhưng sau đó thì bao giờ cũng cộng thêm đủ thứ và rồi trở thành giá cao) mà ban quản lý dự án đường sắt vẫn chọn mua? Chẳng qua là chúng tạo điều kiện cho các ngài ăn bẩn mà thôi.
2/ Con số "Chi phí mua đoàn tàu lên tới hơn 63,2 triệu USD" (khoảng 1.200 tỷ đồng) là con thể hiện các ngài khinh thường dân trí thấp, bởi đoàn tàu thực ra là một cái đầu máy có hình thù của vỏ nhọn hay tù, còn các toa xe thì nó y như cái xe buyt không có máy, thế mà các ngài đưa lên tới con số 63,2 triệu USD? Nói thật tôi tuy dân trí thấp nhưng thấy kinh tởm các ngài.
3/ Cái toa xe được thiết kế y như cái xe buyt thời bao cấp, chứng tỏ người thiết kế và người chọn mua bị bệnh thiểu năng trí tuệ, bởi chỉ cần qua pháp, úc, Mỹ ... và đừng nhắm mắt thì sẽ biết thiết kế như thế nào cho đẹp, hợp lý.
4/ Đường sắt trên cao là một mô hình giao thông lạc hậu, những kẻ đi trước thì không nói làm gì, còn những kẻ đi sau mà làm thì giống như giậm phải cứt của người đi trước, bởi nó không an toàn, tốn đất, ồn ào, chi phí cao, lợi ích của nó hầu như chỉ có giảm được cầu vượt.
5/ Một thành phố giã man, với vô bất cập, vô số ngóc ngách, hẻm cụt, đường cùng, nhiều chỗ phát triển tự phát không có dấu ấn của cái đầu quy hoạch và đặc biệt nhiều đường không có vỉa hè, hoặc vỉa hè quá hẹp, lại bị chiếm dụng thì dẫu có làm hàng trăm tuyến Metro thì cũng chỉ thêm nặng túi các quan chứ không giải quyết được vần đề giao thông đô thị.
Và đương nhiên là cả nhà tôi sẽ không bao giờ đặt chân lên con tàu nguy hiểm ấy của Tàu.
Xem phim thấy các toa tàu của tư bản mới sang trọng, và họ dành cho người dâ sự sang trọng đó.
Cho nên, như bao người dân khác, tôi không quan tâm đến cái "hoành tráng hiện đại"lừa mắt ấy, không muốn có cái thứ ấy để tôi, con cháu tôi thêm nợ nần và bị tước đi cơ hội sống bình đẳng về sau.
Có những thứ "hoành tráng và hiện đại văn minh " ấy trong một xã hội mà bản chất nó là bất công thì chỉ là vô nghĩa đối vơí người lương thiện mà thôi.