6/04/2015

'Trường đại học Mỹ nghiện sinh viên Trung Quốc' - Điều này bỗng dưng trở thành vấn đề khi sv Trung cộng không chịu học đàng hoàng


Matt Schiavenza
Athena chuyển ngữ
Theo Business Insider




Lễ tốt nghiệp tại trường đại học Harvard.

Báo động về số lượng sinh viên Trung Quốc bị đuổi học ở các trường đại học Hoa Kỳ

Theo dữ liệu từ sách trắng được phát hành bởi WholeRen, một công ty tư vấn có trụ sở tại Pittsburgh, ước tính có khoảng 8.000 sinh viên Trung Quốc bị đuổi học tại các trường đại học Mỹ trong giai đoạn 2013 – 2014. Khoảng 80% số sinh viên này bị đuổi học vì lý do gian lận trong học tập và thi trượt quá nhiều.

Chừng nào các trường đại học còn tồn tại thì chừng đó vẫn có các sinh viên bị đuổi học. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên Trung Quốc bị buộc thôi học thực sự là một hồi chuông báo động đối với những nhà quản lý giáo dục đại học Mỹ.

Theo số liệu từ Viện Giáo dục Quốc tế, trong giai đoạn 2013 – 2014, có đến 274.439 sinh viên Trung Quốc nhập học tại Mỹ, tăng 16% so với năm ngoái. Sinh viên Trung Quốc hiện chiếm 31% tổng số sinh viên quốc tế tại ở Mỹ và đóng góp khoảng 22 tỉ USD cho nền kinh tế nước này vào năm 2014.

Trước đây, các sinh viên Trung Quốc tại Mỹ chủ yếu là những người học hệ cử nhân và sinh hoạt bằng chi phí eo hẹp. Còn hiện tại, rất nhiều sinh viên Trung Quốc xuất thân trong những nhà đình giàu có và quyền lực – ví dụ như con gái của chủ tịch Tập Cận Bình, hiện đang theo học tại Harvard dưới tên giả.

Sự hiện diện của giới sinh viên Trung Quốc giàu có tại các đại học Mỹ đã thu hút sự chú ý của các thương hiệu xa xỉ. Thương hiệu Bergdorf Goodman đã tài trợ buổi tiệc mừng năm mới cho các sinh viên Trung Quốc tại trường đại học New York và Columbia, trong khi thương hiệu Bloomingdales tổ chức hẳn một buổi trình diễn thời trang phục vụ các sinh viên Trung Quốc tại trung tâm mua sắm ở Chicago.

Sinh viên Trung Quốc đang trở thành miếng mồi béo bở tại Mỹ - và chẳng ai có thể hiểu chuyện này hơn chính các trường đại học. Hơn 60% sinh viên Trung Quốc đủ để trang trải toàn bộ chi phí của một trường đại học Hoa Kỳ, và như thế giúp giảm gánh nặng học phí cho các học sinh Hoa Kỳ có thu nhập thấp hơn. Một số trường như đại học Purdue ở bang Indiana – đã trục lợi thêm bằng cách thu các khoản phụ phí từ sinh viên quốc tế.

Tuy nhiên, mối quan hệ cộng sinh giữa sinh viên Trung Quốc và các trường đại học Mỹ đang-thiếu-tiền không phải không có vấn đề. Nhu cầu học tập tại nước ngoài đã khiến hình thành một ngành chuyên giúp đỡ các sinh viên nước này chuẩn bị hồ sơ du học. Thậm chí ngành này còn không được kiểm soát chặt chẽ nên xảy ra tình trạng gian lận rất nhiều.

Theo một công ty tư vấn giáo dục có tên Zinch China, có đến 90% hồ sơ xin học của các ứng viên Trung Quốc đã làm giả thư giới thiệu, 70% nhờ người khác viết hộ bài luận, 50% làm giả học bạ và 10% khai khống các giải thưởng trong học tập. Vì vậy, khi các sinh viên này đến Mỹ thì họ nhận ra rằng trình độ tiếng Anh của họ không đủ để có thể nghe giảng và viết luận.

Cho đến gần đây, các trường học tại Mỹ vẫn ngoảnh mặt làm ngơ trước thực trạng này.

“Các trường đại học Mỹ đang nghiện sinh viên Trung Quốc,” Parke Muth, một nhà tư vấn giáo dục tại Virginia với nhiều kinh nghiệm về Trung Quốc, nói với tôi hồi năm ngoái. “Những sinh viên ấy là những chuyên gia làm bài kiểm tra. Họ không thích gây rối hay tiệc tùng này nọ. Còn các trường học thì đang có quá nhiều tiền, và phải nói thẳng ra là họ chẳng làm gì nhiều về vấn đề định hướng.”

Liệu mối quan hệ giữa các trường đại học ở Trung Quốc và Mỹ có bền vững được hay không? Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD nhằm phát triển hệ thống giáo dục với mong muốn thuyết phục được các sinh viên ở lại nước.

“Trung Quốc đang tăng cường hệ thống phòng thí nghiệm và nghiên cứu, trong khi ở Mỹ lại đang cắt giảm,” Muth cho biết. “Các sinh viên theo học hệ đại học đã quyết định ở lại Trung Quốc vì hiện tại, họ hoàn toàn có khả năng cạnh tranh.”

Đối với các trường đại học Mỹ, việc đuổi học các sinh viên Trung Quốc này chỉ là khúc dạo đầu của một vấn đề khủng khiếp hơn – đó là sinh viên Trung Quốc không thèm sang Mỹ học nữa.

No comments:

Post a Comment