nmvn
Bốn nguyên tắc hòa bình và an ninh tại biển Đông
Nhóm cố vấn Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) mới đây đã đề xuất các giải pháp then chốt đối với hòa bình và an ninh trong khu vực Thái Bình Dương.
Trong báo cáo mới đây, các cố vấn của BGF, trong đó có cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ Michael S. Dukakis và ‘cha đẻ thuyết quyền lực mềm’ Joseph Nye, nhận định rằng hải quân Trung Quốc đã có sự chuyển hướng từ tiềm lực phòng thủ ven biển sang hoạt động tại các vùng biển lớn.
Việc Trung Quốc tăng cường hiện diện và tiềm lực quân sự tại các vùng biển Đông và Hoa Đông nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền của nước này, đã khiến cho khu vực Đông Á có nguy cơ rơi vào chạy đua và xung đột vũ trang.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng, cán cân sức mạnh trên biển tại Thái Bình Dương lúc này đang nghiêng về phía Mỹ, nhưng vũ lực không thể được coi là phương tiện trước hết để giải quyết xung đột.
Theo đề xuất của BGF, trước tiên, xung đột cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Thứ hai, các quốc gia có liên quan cần có sự tôn trọng chung khi ngồi tại bàn đàm phán.
Nguyên tắc thứ ba là các bên cần tìm cách thúc đẩy sự tương thuộc trong khu vực vì các quốc gia có quan hệ đầu tư và thương mại mạnh mẽ ít khi phải viện tới vũ khí để giải quyết xung đột.
Nguyên tắc thứ tư là việc đa phương, đa dạng hóa. Theo đó, việc đàm phán cần có sự hiện diện của tất cả các bên chịu tác động bởi vấn đề hòa bình và an ninh tại Thái Bình Dương không thể thực thi được chỉ bởi một hay một vài quốc gia đơn lẻ.
Ngoài các đề xuất về nguyên tắc này, BGF cũng có những gợi ý về chính sách cụ thể thúc đẩy hòa bình và an ninh tại Thái Bình Dương.
Lê Thu
Trong báo cáo mới đây, các cố vấn của BGF, trong đó có cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ Michael S. Dukakis và ‘cha đẻ thuyết quyền lực mềm’ Joseph Nye, nhận định rằng hải quân Trung Quốc đã có sự chuyển hướng từ tiềm lực phòng thủ ven biển sang hoạt động tại các vùng biển lớn.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng, cán cân sức mạnh trên biển tại Thái Bình Dương lúc này đang nghiêng về phía Mỹ, nhưng vũ lực không thể được coi là phương tiện trước hết để giải quyết xung đột.
Nguyên tắc thứ ba là các bên cần tìm cách thúc đẩy sự tương thuộc trong khu vực vì các quốc gia có quan hệ đầu tư và thương mại mạnh mẽ ít khi phải viện tới vũ khí để giải quyết xung đột.
Nguyên tắc thứ tư là việc đa phương, đa dạng hóa. Theo đó, việc đàm phán cần có sự hiện diện của tất cả các bên chịu tác động bởi vấn đề hòa bình và an ninh tại Thái Bình Dương không thể thực thi được chỉ bởi một hay một vài quốc gia đơn lẻ.
Ngoài các đề xuất về nguyên tắc này, BGF cũng có những gợi ý về chính sách cụ thể thúc đẩy hòa bình và an ninh tại Thái Bình Dương.
Lê Thu
No comments:
Post a Comment