Vài ngày trước nmvn có đăng bài vể Thư Pháp của Trương Tấn Sang. TTS có tặng đại học Quốc Gia thành phố HCM một thư pháp của mình, với chữ "Trí", không những sai cách đánh dấu "sắc", mà còn nguyệch ngoạc như là bức vẽ của trẻ con. TTS mà vào thi làm "ông đồ" thì sẽ bị xổ toẹt.
Những người (ông đồ) muôn năm trước
Hồn vất vưởng không yên.
(xin mạn phép nhái lại 2 câu thơ cuối trong bài Ông Đồ Già của thi sĩ Vũ Đình Liên, 1936)
nmvn
Mới đây, trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức sát hạch những “ông đồ” sẽ được vào cho chữ thiên hạ tại hồ Văn (nằm trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám) nhân dịp xuân Ất Mùi.
Và kết quả do tiến sỹ Phạm Văn Ánh, nhà nghiên cứu văn học Hán Nôm (thuộc Viện Văn học), thành viên ban giám khảo, phụ trách chấm thi mảng chữ Hán, đưa ra vào ngày 1/2/2015, đã khiến thiên hạ giật mình: Cuộc sát hạch có 2 phần, phần chữ Hán và phần quốc ngữ, thì 70% số “ông đồ” viết sai chữ quốc ngữ, còn phần sát hạch chữ Hán, chỉ có 11% đạt chuẩn, đủ điều kiện vào hồ Văn để cho chữ thiên hạ.
Mà phần thi chữ Hán rất dễ, mỗi “ông đồ” chỉ phải viết 4 chữ, với những yêu cầu tối thiểu. Thế mà có ông viết sai đến 3 chữ, viết không khác nào dùng mực bôi bẩn lên giấy, có ông thậm chí còn không biết cách cầm bút. Trong số 31 “ông đồ” dự sát hạch, chỉ có 3 người đỗ, 1 người đỗ vớt.
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Ánh, thì người dự sát hạch, ngoài những người ở Hà Nội, còn có cả những người ở các tỉnh và thành phố khu vực phía Bắc.
Kết quả chấm thi được công bố trước đông đảo các “ông đồ”. Ban giám khảo đã chỉ rõ từng bài thi, với những thông tin đúng, sai rành mạch. Phần lớn các “ông đồ” đều không có phản hồi, mà chỉ nhận là mình viết chưa chuẩn.
“Qua thực tế, chúng tôi rất thất vọng về những cây bút tham gia dự thi, bởi trình độ Hán Nôm và thư pháp đều rất tệ hại. Nhưng trong một cuộc thi, chẳng nhẽ không ai đỗ”, các báo dẫn lời tiến sỹ Nguyễn Văn Ánh.
Các “ông đồ” vào hồ Văn trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám mỗi dịp Tết Nguyên đán là để cho chữ thiên hạ. Nói “cho” là nói cho oai, cho sang vậy thôi, kỳ thực là các ông vào đó bán chữ.
Chữ cỡ nào, viết trên loại giấy nào, viết thường hay viết thư pháp, đều có giá đó cả. Người Việt có truyền thống yêu chữ, trọng chữ. Nên đầu xuân, ai cũng muốn “thỉnh” được một vài chữ ưng ý mang về, treo ở những chỗ trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình.
Đó là một nét văn hóa, một sinh hoạt văn hóa đẹp, và đó cũng chính là nguyên nhân hình thành “phố ông đồ” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dấu tích của trường đại học đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Với người Việt, thì chữ Hán, dù đã qua thời hoàng kim (nếu tính từ khoa thi chữ Hán cuối cùng do triều Nguyễn tổ chức vào năm 1918, dưới triều vua Thành Thái) được gần 100 năm, nhưng vẫn được coi là một thứ chữ sang trọng.
Thế nên đa số người đến “phố ông đồ” để “thỉnh” chữ đầu xuân, đều “thỉnh” chữ Hán. Và vì đa số người đến “thỉnh” chữ Hán đều không biết chữ Hán, nên cứ thấy những “ông đồ” đầu râu tóc bạc, khăn xếp áo the, với cái nghiên cái bút, là tin ngay rằng đó là những người học vấn cao siêu, bụng dạ đầy chữ nghĩa…
Họ có biết đâu rằng chỉ qua một cuộc sát hạch, đã lòi ra con số 89% số “ông đồ” mà họ vẫn kính trọng, vẫn hai tay nâng tờ giấy có chữ vừa được ông cho đó, lâu nay, đã viết sai chữ. Hóa ra từ trước đến giờ, những con chữ bị viết sai đó vẫn ngự trên những chỗ trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình.
Con số 89% số “ông đồ” giả đó, đã góp phần làm phong phú thêm cho những cái giả khác đang hiện hữu trên đất nước này. Đó là tiến sỹ giả, thạc sỹ giả, cử nhân giả, bác sỹ giả.
Theo Vũ Hữu Sự
Nông nghiệp Việt Nam
ĐỒ ƠI LÀ " ĐỒ "...
ReplyDeleteĐầu Xuân đến Phố Ông Đồ
Mua dăm ba chữ về đồ lại chơi
Phải nào Thư Pháp khơi khơi
Nho thâm Háng rộng chữ bơi trong "đồ"
Trách Ban Dám Khảo hồ đồ
Vạch ngang sổ dọc cứ vồ đại thôi
Ông đồ ta khóc ỉ ôi
Ba mươi mốt cụ mình tôi đỗ đầu !
Còn hai đồ nữa hạng sau
Một đổ đậu vớt càu nhàu nỉ non
Trách người nay khéo ví von
Mực Tàu giấy Chệt bôi son vào "đồ"
Nữ nhi ai chẳng có đồ
Việt Nam Xã Nghĩa... ông Đồ dẹp đi
Lọ là bôi bác mà chi
Đuổi Viện Khổng Tử cút đi về Tàu !!!
Hăm ba Tết chớ càu nhàu
Cầu xin QuốcTổ nhiệm màu độ cho
Tòan dân no ấm tự do
Blogger thóat nạn Dân Oan an bình
Đã nghe pháo nổ xập xình
Vang câu chúc TẾT quê mình thịnh an
Đồ Tây, Đồ Mỹ, Đồ Ta
Thảo câu thư pháp ngợi ca " đồ " nhà ...
Bác ONG hôm nay khéo ỡm ờ
ReplyDeleteMượn ông đồ cũ thả câu thơ
Chắc say hay lẫn ONG nhầm lẫn
Văn vẻ ONG văng đủ thứ đồ