2/14/2015

Việt Nam: Trẻ sơ sinh thiểu số luôn chịu thiệt thòi   





Dựa trên những số liệu thu thập từ 87 quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp trên thế giới, Cứu Trợ Trẻ Em cho biết ở một phần tư trong số các nước đó tình trạng bất bình đẳng về tỷ lệ sống còn nơi trẻ em càng ngày càng xấu đi. Đó cũng là nguyên nhân sự thiệt thòi và tụt hậu ở các nhóm trẻ em dân tộc so với các nhóm trẻ em thành thị.
Mặc dù Việt Nam đạt tiến bộ vượt bậc trong việc giảm tỷ lệ tử vong nơi trẻ dưới 5 tuổi trong vòng hai mươi năm qua, hãy còn rất nhiều trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn tại vùng sâu vùng xa đã bị bỏ lại đằng sau.
 

Đây là báo cáo mới nhất có tên Canh Bạc Của Sự Sống (Lottery Of Birth) của Save The Children, Cứu Trợ Trẻ Em, hôm 5 tháng Hai. Dựa trên những số liệu thu thập từ 87 quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp trên thế giới, Cứu Trợ Trẻ Em cho biết một phần tư (1/4) trong số các nước đó tình trạng bất bình đẳng về tỷ lệ sống còn ở trẻ em càng ngày càng xấu đi. Đó cũng là nguyên nhân sự thiệt thòi và tụt hậu ở các nhóm trẻ em dân tộc so với các nhóm trẻ em thành thị.
Cô Ngô Thị Thúy Quỳnh, phụ trách truyền thông và báo chí cho Save The Children ở Việt Nam, cho biết:
 

Báo cáo này đã nêu lên được khoảng cách, sự bất bình đẳng trong mức sống giữa trẻ em thành thị cũng như nông thôn và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tử vong này biểu hiện cho một trong số những thiệt thòi mà trẻ em những vùng sâu vùng xa đang phải gánh chịu.
-Cô Ngô Thị Thúy Quỳnh
" Báo cáo thu thập ở Việt Nam, những con số ở Việt Nam, là dựa trên những báo cáo hai năm một lần của UNICEF với Cục Thống Kê, bao gồm tỷ lệ tử vong, sức khỏe, giáo dục, bảo vệ trẻ em cũng như gia đình và dân số.
 

Báo cáo này đã nêu lên được khoảng cách, sự bất bình đẳng trong mức sống giữa trẻ em thành thị cũng như nông thôn và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tử vong này biểu hiện cho một trong số những thiệt thòi mà trẻ em những vùng sâu vùng xa đang phải gánh chịu."
Tại Việt Nam, đa phần bố mẹ người dân tộc không biết đến các chương trình y tế của chính phủ, không thực sự tiếp cận thông tin về điều kiện và các phương thức điều trị mà cứ bám theo những thói quen cũ trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.
 

Vẫn lời cô Thúy Quỳnh của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em:
"Bởi vì ở những vùng dâu vùng xa việc đi lại vá cách tiếp cận với các dịch vụ y tế về săn sóc trẻ em còn rất khó khăn. Đường xá xa xôi, cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn. Chính phủ vẫn có những hỗ trợ y tế miễn phí cho trẻ vùng nghèo, nhưng vấn đề thực tế là tại những vùng sâu người dân tộc cũng không nghe đến các chương trình của chính phủ, và đi đến những trạm y tế thì mất nhiều thời gian cho nên không được hưởng những hỗ trợ kịp thời."
Đó là nguyên nhân dẫn đến tử vong nơi trẻ dưới 5 tuổi, trong lúc tỷ lệ tử vong nơi trẻ trong giai đoạn mới sinh chiếm 54% tổng số trẻ tử vong ở Việt Nam.



Bác sĩ Quyền Kiều thuộc Project Vietnam, Dự Án Việt Nam, từ 1996 cứ mỗi năm hai lần về những vùng sâu vùng xa để thực hiện chương trình sản phụ khoa và đào tạo cấp cứu hồi sức sơ sinh, nói rằng bà đồng ý với số liệu cùng sự khẳng định trẻ thiệt thòi chạy đua với sự sống mà tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em đưa ra trong báo cáo mới đầu tháng này:
 

"Tôi hoàn toàn đồng ý, tuy tử vong sơ sinh Việt Nam đã thuyên giảm chỉ còn phân nửa từ thập niên 1990 cho đến 2011 là lúc cuối cùng thống kê, nhưng sự thuyên giảm đó chủ yếu ở thành thị hay những vùng không phải là hẻo lánh sâu xa. Nếu đi kiếm những nơi nào thực sự có nhu cầu về giảm tử vong sơ sinh thì đó là những vùng sâu, vùng xa và vùng cao.
Thực sự tử vong sơ sinh chủ yếu khoảng hai phần ba là trong tháng sau khi các em sanh ra hay là ngay lúc sanh. Muốn cứu một trẻ em sơ sinh thì nó đòi hỏi sự hiểu biết của gia đình và của y tế địa phương. Trẻ sơ sinh rất dễ chết và mình không thể có thời gian đợi vài tiếng đồng hồ để chuyển em đi chỗ khác. Nó chỉ trong giây phút đầu tiên và trong giờ đầu tiên mà người ta kêu là cái giờ vàng đó là có thể cứu trẻ em được."
 

Nếu sống được qua giai đoạn sơ sinh thì trẻ vùng xa lại gặp vấn đề về bệnh tiêu chảy, bệnh hô hấp hay những bệnh truyền nhiễm khác, bác sĩ Quỳnh Kiều nói tiếp, mà hậu quả là mức tử vong có thể cao gấp ba gấp bốn lần trẻ em ở thành thị:
"Đấy là mình chưa thống kê được tại vì ở những vùng đó nhân viên y tế cho biết chuyện xảy ra nhiều là nếu một em chết ở nhà thì họ không muốn báo cáo. Nếu tính những con số đó thì nó rất là cao, cao hơn mình tưởng tượng nữa.
 

Project Vietnam biết điều đó và năm 2013 đã bắt đầu cố gắng giúp trẻ sơ sinh thở bằng chương trình của Viện Hàn Lâm Y Khoa Hoa Kỳ. Tháng Ba năm 2013, khi Project Vietnam khởi sự chương trình đó ở Việt Nam thì Hàn Lâm Viện Y Khoa Hoa Kỳ vừa mới thống kê xong và biết là chương trình đó hiệu quả ở Pakistan và hai nước Phi Châu, thành ra chúng tôi lấy được bản quyền và đưa về Việt Nam, tập trung cho những vùng núi ở miền Bắc và vùng Tây Nguyên ở miền Trung."
Trong báo cáo mang tên Canh Bạc Của Sự Sống, tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em nhấn mạnh là nếu không có hành động cụ thể và thực sự nhằm thay đổi thì không phải ngay bây giờ mà cả thế hệ sau cũng chẳng thể nào đạt tới mục tiêu chấm dứt tử vong trẻ em tại các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp.
 

Theo cô Ngô Thị Thúy Quỳnh, phụ trách truyền thông và báo chí của Save The Children, giáo dục để nạng cao nhận thức cho các cộng đồng dân tộc miền núi là điều vô cùng quan trọng:
Cùng nhau gieo hạt, Hoàng Su Phì, Việt Nam - Courtesy of ilovevietnam.blogspot

"Hiện tại ở Việt Nam khoảng cách giàu nghèo rất rõ ràng, nên trong thời gian tới thì Cứu Trợ Trẻ Em cũng vận động thêm một số chương trình hỗ trợ cho những nhóm đối tượng bị thiệt thòi cả vùng thành thị và cả vùng nông thôn. Tất thảy những hoạt động của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em tập trung vào trẻ thiệt thòi, trẻ nghèo ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số. Ví dụ hỗ trợ giáo dục và hỗ trợ y tế là hai lãnh vực rất quan trọng. Hiện tại tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em còn có chương trình là giáo viên phải nói được tiếng dân tộc."
 

Được biết Save The Children Cứu Trợ Trẻ Em đang kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt tình trạng tử vong trẻ em do những nguyên nhân có thể can thiệp được vào năm 2030.
Bên cạnh đó, tháng Chín 2015 này, hiệp định khung về phát triển thay thế bản Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ trước đây, sẽ được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Trong hiệp định khung phát triển này, việc bảo vệ sự sống bà mẹ trẻ em và việc cam kết hành động hướng tới kế hoạch toàn cầu là hai mục tiêu chính yếu được nói tới.
http://www.rfa.org/…/urban-kids-in-vi…/thanhtruc02132015.mp3

Thanh Trúc, phóng viên RFA2015-02-13


sl

.

No comments:

Post a Comment